Tác động chuyển giao công nghệ và nghiên cứu triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở việt nam (Trang 77 - 79)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Đánh giá tác động của FDI trong ngành CNCB, CT ở Việt Nam

3.3.2.2. Tác động chuyển giao công nghệ và nghiên cứu triển khai

Chuyển giao công nghê đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: hợp đồng chuyển gia công nghệ, thỏa thuận góp vốn bằng công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ qua các kỹ năng tổ chức và quản lý, đào tạo vận hành máy móc thiết bị.

Các công nghệ tiên tiến, hiện đại hiện nay đƣợc chuyển giao bởi các công ty đa quốc gia vì đây là thành phần nắm các công nghệ nguồn và công hiện đại nhất, do họ có năng lực trong vấn đề nghiên cứu và triển khai công nghệ, việc Việt Nam ngày càng thu hút nhiều hoạt động của các công ty xuyên quốc gia đã cho thấy Việt Nam ngày càng chú trọng hơn nữa về công nghệ và việc các công ty xuyên quốc gia ngày càng đầu tƣ vào Việt Nam cũng cho thấy trình độ công nghệ của Việt Nam tăng trƣởng. Khu vực FDI đã chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhƣ cơ khí, hóa chất và điện tử.

Nguồn vốn FDI đã góp phần khuyến khích việc nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp và hầu hết hoạt động này đƣợc thực hiện bởi các công ty đa quốc gia, bằng việc các ngành công nghệ cao khu vực FDI của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chi phí nghiên cứu cho lao động ở mức cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp

chung cả nƣớc và cao hơn các doanh nghiệp FDI trong phân ngành công nghiệp chế biến, chế tạo về sản xuất thực phẩm đồ uống, sơ chế da, sản xuất trang phục, sản xuất giấy, tuy nhiên nếu xét về mặt bằng chung với các doanh nghiệp trong nƣớc thì các doanh nghiệp FDI trong ngành sản xuất thực phẩm đồ uống, sơ chế da, sản xuất trang phục, sản xuất giấy vẫn cao hơn doanh nghiệp trong nƣớc cùng ngành.

Hình 3.4.Thống kê theo loại, cấp độ công nghệ trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Nguồn: Báo cáo đầu tư công nghiệp Việt Nam 2014

Tuy nhiên, chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI thời gian qua vẫn chƣa đạt hiệu quả nhƣ kỳ vọng, chƣa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giá trị gia tăng không cao, lợi nhuận thu về ít. Tính cạnh tranh của sản phẩm trên thƣơng trƣờng quốc tế còn yếu kém do hầu hết các công nghệ sử dụng trong FDI là các công nghệ đã và đang đƣợc sử dụng phổ biến ở nƣớc đầu tƣ. Cá biệt có trƣờng hợp chuyển giao là công nghệ thanh lý ở một số nƣớc đầu tƣ; giá thành thiết bị công nghệ đƣợc định giá quá cao: thông thƣờng gấp từ 1,2 đến 2 lần giá thực tế; những công nghệ đƣợc chuyển giao chƣa tạo ra đƣợc lực đẩy cần thiết, chƣa tự phát

30%

24% 46%

triển nâng cao, đổi mới công nghệ; chuyển giao công nghệ lẻ tẻ, thiếu định hƣớng, thiếu quy hoạch thực hiện pháp luật về chuyển giao công nghệ không đúng hoặc không đầy đủ; anh hƣởng tới môi trƣờng với nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ

Chuyển giao công nghệ hiện đại trong doanh nghiệp FDI vẫn còn nhiều hạn chế theo số liệu 2014 chỉ có 30% doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao trong quá trình sản xuất. Có đến 70% doanh nghiệp có công nghệ trung bình và công nghệ thấp, điều này cho thấy mức độ thâm dụng lao động cao trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, đây sẽ là cản trở cho con đƣờng phát triển của Việt Nam khi mà công nghệ tiên tiến trên thế giới thay đổi từng ngày, điều này cảnh báo đến các cơ quan quản lý về chất lƣợng thu hút FDI của Việt Nam.

Hoạt động chuyển giao công nghệ vẫn còn có một số tồn tại nhƣ: Định hƣớng thu hút công nghệ cao, công nghệ khuyến khích đầu tƣ chƣa đạt mục tiêu đặt ra. Mặc dù các công nghệ chuyển giao vào Việt Nam hầu hết là công nghệ có trình độ bằng hoặc cao hơn công nghệ sẵn có ở Việt Nam, nhƣng mới chỉ đạt mức trung bình hoặc trung bình tiên tiến so với các nƣớc trong khu vực. Những công nghệ đƣợc chuyển giao theo các dự án FDI thƣờng là công nghệ đƣợc đƣa vào theo lợi ích của nhà đầu tƣ, mà thƣờng không phải theo nhu cầu đổi mới công nghệ do phía Việt Nam chủ động đƣa ra. Thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp vẫn còn nặng về thành tích lấp đầy diện tích đất công nghiệp, chƣa chú trọng vào việc thu hút các dự án có công nghệ cao, công nghệ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)