6. Kết cấu của luận văn
3.2. Thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong ngành CNCB, CT ở Việt
3.2.4. FDI vào ngành CNCB, CT theo khu vực
Bảng số liệu dƣới đây thể hiện số dự án và vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các địa phƣơng giai đoạn 2000 – 2013, qua đó cho thấy sự biến động lƣợng vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các địa phƣơng cho biết một phần về năng lực thu hút đầu tƣ của các tỉnh và lý do đầu tƣ của doanh nghiệp nƣớc ngoài. Từ đó, giúp các địa phƣơng khắc phục điểm yếu, thực hiện ƣu đãi để tăng cƣờng thu hút FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Bảng 3.4.FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam theo địa phƣơng giai đoạn 2000 - 2014
STT Địa phƣơng Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (USD) 1. Đồng Nai 1049 15.570.236,168 2. Bình Dƣơng 2059 12.208.719,245 3. Bà Rịa-Vũng Tàu 146 10.667.714,447 4. Hà Tĩnh 16 10.122.079 5. Thanh Hóa 40 9.981.743,144 6. TP Hồ Chí Minh 1536 9.959.963,742 7. Hải Phòng 270 6.347.195,436 8. Hà Nội 663 5.835.117,344 9. Bắc Ninh 353 5.268.535,725
10. Thái Nguyên 42 3.537.201,472 11. Quảng Ngãi 17 3.481.543,894 12. Hải Dƣơng 243 3.479.325,292 13. Phú Yên 34 3.442.503 14. Long An 438 2.640.374,515 15. Vĩnh Phúc 132 2.446.220,907 16. Hƣng Yên 252 2.000.138,214
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 2014
FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện nay đã trải rộng khắp toàn quốc, nhƣng phân bố không đều. Đến cuối năm 2014, trên toàn quốc đã có 61/63 tỉnh thành có vốn đăng ký FDI vào ngành chế biến, chế tạo và có 16 tỉnh thành có tổng số vốn đầu tƣ đăng ký là trên 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 85,63% tổng vốn FDI đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
FDI tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và các vùng phụ cận hai thành phố này. Vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lƣợt ở Vị trí thứ 6 và 8. Các tỉnh phụ cận với Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ Bà Rịa –Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dƣơng chiếm 3 vị trí đầu tiên trong việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tƣơng ứng chiếm trên 28,65% tổng vốn FDI đăng ký vào ngành chế biến, chế tạo. Các tỉnh phụ cận Hà Nội nhƣ Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh cũng chiếm thứ hạng cao trong việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Sự phân bố không đều này chủ yếu do yếu tố địa lý – tự nhiên, đây là nơi có điều kiện về hệ thống giao thông nhƣ cảng biển, cảng hàng không hay hệ thống giao thông đƣờng bộ thuận tiện, trong khi đó các một số tỉnh nhƣ miền núi có giao
thông chia cắt, hệ thống điện nƣớc không đảm bảo cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp do đó tổng vốn đăng ký vào ngành này còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
3.2.5. FDI vào ngành CNCB, CT theo hình thức đầu tƣ
Bảng 3.5.FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam Theo hình thức giai đoạn 2000 -2014
TT Địa phƣơng Số dự án cấp mới
Vốn đăng ký cấp mới (Tỷ USD)
Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (Tỷ USD) 1 100% vốn nƣớc ngoài 7484 100,543 34,94 2 Liên doanh 1037 40,24 12,52 3 Công ty cổ phần 78 1,56 0,48 4 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 78 0,196 0,18 Tổng số 8.677 142,429 48,12
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 2014
Trong thời gian quan dòng vốn FDI di chuyển vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu theo hình thức 100% vốn nƣớc ngoài. Hết năm 2014, theo vốn đăng ký, hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài có 7484 dự án, chiếm 86,25% số dự án và 100,543 tỷ USD vốn đăng ký chiếm 70,59% vốn đăng ký vào ngành chế biến, chế tạo; con số tƣơng ứng của hình thức liên doanh là 14,96% và 28,25%; còn lại là hợp đồng hợp tác kinh doanh và BOT, BT và BTO. Hình thức đầu tƣ 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trở thành hình thức phổ biến vì hoạt động chuyển đổi hình thức đầu tƣ trong những năm gần đây trở nên sôi động và chủ yếu là chuyển đổi từ hình thức liên doanh sang hình thức 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, một phần do bên Việt Nam
thiếu năng lực quản trị kinh doanh, do vậy các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã tìm cách mua lại cổ phần của nhà đầu tƣ Việt Nam để toàn quyền điều hành hoạt động doanh nghiệp, thêm vào đó là các khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt là động lực cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ việc thuê đất là có thể thành lập doanh nghiệp cộng thêm sự đơn giản trong thủ tục đầu tƣ khiến cho hình thức đầu tƣ 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng phổ biến.
3.3. Đánh giá tác động của FDI trong ngành CNCB, CT ở Việt Nam. 3.3.1. Tác động trực tiếp 3.3.1. Tác động trực tiếp
3.3.1.1. Tác động tới tổng vốn đầu tƣ trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Trong giai đoạn 2000-2014 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động đã ảnh hƣởng tới nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của khu vực FDI trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam vẫn khá ổn định. Năm 2000 giá trị sản xuất của khu vực này là dƣới 50000 tỷ đồng, đến năm 2014 con số này ở mức gần 450000 tỷ đồng, tăng khoảng 9 lần so với năm 2000.
Đơn vị : %
Hình 3.2.Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn FDI ngành chế biến, chế tạo đối với giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2000 – 2014
Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ Công Thương 2014
Qua hình ta thấy khu vực FDI trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn đóng góp trên 30% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Từ năm 2010 cho đến 2014, tỷ trọng này luôn ở mức cao là từ 40% trở lên. Khu vực FDI trở thành khu vực sản xuất dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Hơn nữa, tỷ trọng này có xu thế tăng ổn định trong giai đoạn 2000 - 2014, từ dƣới 25% năm 2000, lần lƣợt tăng qua các năm cho đến năm 2014 tỷ trọng này đã ở mức 44%. Xu thế này đƣợc dự báo là sẽ tiếp tục trong các năm tiếp theo. Tình hình trên khẳng định vai trò của FDI trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nguồn vốn FDI thực sự là nhân tố quan trọng để cải thiện khả năng sản xuất, nâng cao năng suất từ đó thúc đẩy tăng trƣởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong năm 2014, về chỉ số sản xuất công nghiệp cũng tăng dần qua các quý: quý I tăng 4,5%, quý II tăng
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
5,2%, quý III tăng 6%, quý IV tăng 8%. Tính chung cả năm, IIP tăng 5,9% (so tƣơng ứng 5,1% cùng kỳ 2012). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức phục hồi khá hơn mặt bằng chung ở mức 7,4%, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trƣớc.
Vốn FDI liên tục tăng vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo làm gia tăng sản lƣợng của khu vực FDI và từ đó thúc đẩy tăng trƣởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Theo số liệu thống kê trong bảng về tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong khu vực FDI giai đoạn 2005 – 2011 thì các ngành mà Việt Nam tập trung phát triển có trình độ cao đều tăng nhƣ sản xuất thuốc, hóa dƣợc và dƣợc liệu tăng từ 0,56% năm 2005 đến 1,98% năm 2011, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng từ 8,26% năm 2005 đến 9,42% năm 2011. Một số ngành có trình độ công nghệ trung bình hoặc thấp cũng tăng, do đây là các ngành mà Việt Nam có lợi thế về yếu tố tự nhiên về lao động, về đất đai nhƣ sản xuất từ ca su và plastics và ngành sản xuất, chế biến thực phẩm. Điều đó cho thấy năng suất có chiều hƣớng gia tăng theo hƣớng có lợi cho Việt Nam trong các ngành hàng có công nghệ cao và một sô ngành hàng có lợi thế mà Việt Nam vẫn còn có khả năng khai thác và phát triển.
Mặc dù FDI có tác động trực tiếp làm tăng sản lƣợng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhƣng mức tăng này còn thấp. Các liên kết xuôi và liên kết ngƣợc đều có tác động tiêu cực làm giảm sản lƣợng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cả ở ngành trình độ công nghệ thấp. Sự liên kết không góp phần cải thiện năng suất, điều này ảnh hƣởng tới mức độ gia tăng sản lƣợng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
3.3.1.2. Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo hƣớng tích cực cho thấy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam có chất lƣợng
ngày càng nâng cao, gia tăng giá trị các sản phẩm trong ngành, tham gia vào phân công lao động ngày càng sâu sắc trong nội bộ ngành.
Bảng 3.6. Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong khu vực FDI phân theo trình độ trong giai đoạn 2008 – 2014
Đơn vị: %
Trình độ công nghệ
Các ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Cao
In, sao chép bản ghi các loại 0,16 0,16 0,18 0.22 0.3 0,25 Sản xuất và sản phẩm hóa chất 7,4 7,19 6,84 7,19 5,27 4,8 Sản xuất thuốc, hóa dƣợc, dƣợc liệu 0,54 0,48 0,63 1 1,7 1,98 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi
tính và sản phẩm quang học 7,65 8,88 8,98 8,79 9,42 9.5 Sản xuất thiết bị điện 5,52 5,68 5,52 5,02 4,77 4,52 Sản xuất máy móc 0,89 1,31 1,29 1,2 1,13 1,35 Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 4,14 4,49 5,8 5,91 5,69 4,96 Sản xuất phƣơng tiện vận tải khác 8,75 9,75 9,27 9,24 9,09 9,23
Trung bình
Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu thô
tinh chế 0,12 0,06 0,21 0,22 0,2 0,25 Sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic 4,66 4,88 5,16 4,65 4,93 5,07 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi 7,46 6,6 6,07 6,37 5,42 5,01
kim loại
Sản xuất kim loại 3,26 3,1 2,98 2,78 3,65 3,46 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc
sẵn 4,93 5,01 5,75 5,71 5,56 6,14 Thấp Sản xuất, chế biến thực phẩm 14,32 14,27 14,15 15,51 15,12 15,47 Sản xuất đồ uống 3,63 3,27 3,03 2,68 2,89 2,03 Sản xuất sản phẩm thuốc lá 0,06 0,07 0,08 0,07 0,05 0,06 Dệt 4,49 4,14 4 3,58 3,91 4,01 Sản xuất trang phục 4,69 4,85 5,11 5,47 5,28 5,35 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 8,97 7,77 7,8 7,69 8,67 9 Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ,
tre, nứa (trừ giƣờng, tủ, bàn ghế) 1,14 0,87 1 0,66 0,63 0,73 Sản xuất giấy và san phẩm từ giấy 1,21 1,19 1,39 1,47 1,59 1,67 Sản xuất giƣờng, tủ, bàn ghế 3,76 3,39 3,08 2,69 3,16 3,41 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 1,88 1,66 1,74 1,76 1,95 2,05 Sửa chữa, bảo dƣỡng và lắp đặt máy
móc và thiết bị 0,02 0.18 0,19 0,2 0,21 0,24
Nguồn: Niên gián thống kê (2007 – 2014) và tổng hợp của tác giả
Tỷ trọng giá trị sản xuất của từng phân ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong khu vực FDI. Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành chiếm tỷ sản lƣợng cao nhất trong khu vực FDI, giai đoạn đoạn 2008-2014 tỷ trọng này đều ổn định ở mức
cao nhất là trến 14%, nhƣng ngành sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành có trình độ công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động. Xét các ngành có tỷ trọng từ 8% trở lên, các ngành công nghệ cao có 2 ngành, các ngành có trình độ công nghệ thấp có 2 ngành, trong khi đó các ngành có trình độ trung bình thì không có ngành nào. Nhƣ vậy, xét một cách chung nhất thì các ngành có trình độ công nghệ thấp vẫn là ngành có vai trò quan trọng trọng việc sản xuất của khu vực FDI. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu sản xuất cũng bắt đầu diển ra khi mà các ngành công nghệ cao chiếm một tỷ trọng tƣơng đối cao trong khu vực FDI.
Các ngành có trình độ công nghệ thấp, các ngành chiếm tỷ trọng từ 4% trở lên là 4 ngành trên tổng số 11 ngành. Nhƣ vậy, có tới 7 ngành trình độ thấp có tỷ trọng thấp về sản lƣợng trong khu vực FDI, đây là một dấu hiệu tích cực.
Các ngành có trình độ công nghệ trung bình, các ngành chiếm tỷ trọng từ 4% trở lên là 3 ngành trong 5 ngành. Các ngành công nghệ trung bình vẫn duy trì sự ổn định trong tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khu vực FDI.
Các ngành có trình độ cao, các ngành chiếm tỷ trọng từ 4% trở lên là 5 ngành trong tổng số là 8 ngành. Đây là một dấu hiệu tốt, khi mà các ngành công nghệ cao trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm đƣợc vai trò quan trọng trong việc sản xuất, tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp trong khu vực FDI.
Có thể nói rằng, mặc dù một số ngành công nghệ thấp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đã xuất hiện những dấu hiệu chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong khu vực FDI khi mà các ngành công nghệ cao khẳng định đƣợc vai trò là đóng góp lớn vào sự gia tăng giá trị sản xuất.
Chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đƣợc thể hiện trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu đó là theo thống kê của Tổng Cục Thống kê (năm 2013) giai đoạn 2000 – 2012 ngành hàng Hàng thô và mới sơ chế của công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm trên 60%, có giai đoạn cao nhất là 70%, trong khi đó ngành hàng chế biến, chế tạo và đã tinh chế chiếm từ 30% - 40% trong giai đoạn này, tuy nhiên
trong những năm gần đây kể từ năm 2009 đã có sự thay đổi đáng kể giữa hai ngành hàng này, cụ thể Hàng thô và mới sơ chế chiếm còn 39,6% trong năm 2009 và tiếp tục giảm xuống còn 34,8% năm 2011, trong khi đó ngành hàng chế biến, chế tạo và đã chế biến tăng trong khoảng 60% - 65%, điều cho thấy sự thành công trong việc thúc đẩy chuyển dịch ngành hàng theo hƣớng tích cực, có lợi cho hoạt động sản xuất trong thị trƣờng Việt Nam và theo hƣớng gia tăng giá trị trong các ngành hàng đảm bảo hoạt động sản xuất phát triển bền vững, tăng cƣờng vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
3.3.1.3. Tác động tới thúc đẩy xuất khẩu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Hình 3.3.Tỷ trọng xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong khu vực FDI giai đoạn 2000 – 2014
Nguồn: Bộ công thương 2014 và tổng hợp của tác giả
0 20 40 60 80 100 120 % Giày dép Dệt may Đồ gỗ Hàng điện tử Hàng dây và cáp điện
Qua hình chúng ta thấy khu vực FDI có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lƣợng công nghệ thấp nhƣ dệt may, giày dép và đồ gỗ, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trong các ngành này đối với kim ngạch xuất khẩu từng ngành ở mức cao trong khoảng 50%-70%. Tỷ trọng này trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lƣợng công nghệ cao nhƣ hàng điện tử và thiết bị điện còn ở mức rất cao là trên 90%, có những năm là gần 100%. Điều này có thể giải thích bởi các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lƣợng công nghệ cao có các chủ đầu tƣ chủ yếu là các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia. Các