5. Kết cấu của luận văn
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịchvụ chứng
1.1.5.1 Nhân tố thuộc môi trường quốc tế
Xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Dịch vụ chứng thực chữ ký số tuy mới ra đời ở Việt Nam, nhưng trên thế giới thì dịch vụ này đã có từ lâu và rất phát triển. Các chứng thư số do một số nhà cung cấp nổi tiếng trên thế giới như Veri Sign, Global Sign cung cấp có thể được chấp nhận và sử dụng trên nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ gói gọn trong phạm vi quốc gia mình. Ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều doanh nghiệp sử dụng chứng thư số dạng SSL để đảm bảo an toàn, cũng như tính xác thực cho các website của doanh nghiệp mình.
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì các giao dịch điện tử giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài ngày càng nhiều và phát triển nên nhu cầu về sử dụng một dịch vụ chứng thực chữ ký số có thể được tin tưởng giữa hai bên, hai quốc gia là một yếu tố rất quan trọng và tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho sản phẩm
dịch vụ đó. Chính vì thế nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nào mà đảm bảo đủ tiêu chuẩn và được các tổ chức lớn trên thế giới, cá quốc gia khác công nhận sử dụng dịch vụ thì thị trường sẽ rất rộng lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh các tiềm năng về mở rộng thị trường thì các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số trong nước cũng gặp sự cạnh tranh lớn, mạnh mẽ của các nhà cung cấp dịch vụ trên thế giới.
Xu hƣớng phát triển các thiết bị cầm tay nhỏ gọn, thông minh
Hiện nay xu hướng phát triển các thiết bị cầm tay, nhỏ gọn và thông minh ngày càng phổ biến như là các thiết bị: smart phone, máy tính bảng, laptop mini… người dùng có thể dễ dàng sử dụng các thiết bị cầm tay nhỏ gọn này để vào Internet, thực hiện soạn thảo văn bản, gửi thư điện tử, thực hiện các giao dịch điện tử… Các thiết bị công nghệ này được phát triển bởi rất nhiều nhà cung cấp lớn trên thế giới, sử dụng nền tảng kỹ thuật, công nghệ, hệ điều hành khác nhau nên không phải thiết bị nào cũng có khe cắm và hỗ trợ Token. Chính vì thế việc tích hợp lưu trức cặp khóa và chứng thư điện tử một cách linh hoạt, có thể lưu trữ được trong các thiết bị cầm tay nhỏ gọn mà vẫn đảm bảo sự an toàn sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ chứng thực chữ ký số lên rất nhiều.
Tóm lại các yếu tố về toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cũng như xu hướng phát triển các công nghệ mới là những yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số, cũng như ảnh hưởng đến các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ… Và các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hiện nay đang chịu sự cạnh tranh trực tiếp của các nhà cung cấp khác trên thế giới với bề dày kinh nghiệm và hệ thống kỹ thuật tốt hơn, làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Chính vì thế mà các yếu tố thuộc môi trường quốc tế cũng có sự ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ chứng thực chữ ký số trong nước.
1.1.5.2 Nhân tố thuộc môi trường trong nước
Môi trƣờng kinh tế
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều khó khăn khiến cho tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước bị sa sút, và phá sản. Trong năm 2012, Việt Nam có tới 55.000 doanh nghiệp phá sản dẫn tới đã mất đi
một lượng lớn cầu của dịch vụ chứng thực chữ ký số. Các doanh nghiệp không phá sản thì phải tập trung vào việc duy trì các hoạt động để thoát khỏi khủng hoảng hơn là đầu tư phát triển mới, cải tiến các hoạt động quản lý… chính vì thế mà nhu cầu về việc sử dụng chữ ký số của các doanh nghiệp không cao.
Một trong những nơi áp dụng chữ ký số nhiều nhất là lĩnh vực tài chính, chứng khoán, thương mại điện tử. Tuy nhiên, do nền kinh tế khó khăn, số lượng các giao dịch cũng giảm sút nhiều đã khiến cho nhu cầu sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số cũng giảm sút theo. Doanh nghiệp nào mà thật sự cần sử dụng dịch vụ thì cũng tìm đến các nhà cung cấp có giá cả hợp lý vì ngân sách dành cho việc chi tiêu, đầu tư vào nâng cấp ứng dụng là rất eo hẹp.
Môi trƣờng chính trị pháp luật
Hiện nay Nhà nước ta đang đẩy mạnh việc từng bước hiện đại hóa khối hành chính công, giao dịch tài chính bằng việc áp dụng công nghệ thông tin. Các hoạt động kê khai thuế, hải quan… trước đây phải thực hiện trên văn bản giấy tờ có chữ ký và đóng dấu thì nay sẽ dần được chuyển sang các văn bản điện tử có thực hiện ký số bằng chữ ký điện tử. Những lĩnh vực kể trên liên quan rất nhiều đến pháp lý nên để có thể thực hiện được điện tử hóa là một sự cố gắng nỗ lực của Nhà nước, các bộ ban ngành đã và đang trong việc hoàn thiện và điều chỉnh các luật, nghị định, hành lang pháp lý đi trước để có cơ sở cho việc áp dụng chữ ký điện tử. Như là:
-Năm 2006, Bộ Thương mại (Nay là Bộ Công thương) ban hành quyết định số 25/2006/QĐ-BTM về quy chế sử dụng chữ ký số. Mọi văn bản điện tử được ký bằng chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy được ký và đóng dấu.
-Ngày 15/02/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 26/2007/NĐ- CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, công nhận chữ ký số có giá trị pháp lý trong giao dịch điện tử, nhằm thúc đẩy sự phát triển của Thương mại điện tử tại Việt Nam.
-Ngày 23/02/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ- CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính yêu cầu đẩy mạnh sử dụng chữ ký số điện tử trong các giao dịch điển tử, thuế điện tử.
-Theo Nghị định số 87/2012/NĐ-CP và Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định mới về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 thì việc áp dụng chữ ký số trong thủ tục Hải quan điện tử là bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào không đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin thì đề nghị thực hiện thông qua đại lý hải quan.
Với một dịch vụ có tính xã hội hóa cao như dịch vụ chứng thực chữ ký số và liên quan rất nhiều đến hành lang pháp lý thì các yếu tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật có ảnh hưởng vô cùng to lớn. Môi trường chính trị, pháp luật có ổn định và thể hiện quyết tâm phát triển của Nhà nước trong các lĩnh vực hành chính, thương mại điện tử thì càng thúc đẩy cho dịch vụ phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ đó để đáp ứng ngày càng cao của người sử dụng, cũng như cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng cung cấp dịch vụ. Còn ngược lại, môi trường, chính trị pháp luật mà chưa hỗ trợ, chưa đóng vai trò làm đòn bảy thì thì sẽ còn rất nhiều vướng mắc trong việc áp dụng chữ ký điện tử và dịch vụ này sẽ phát triển rất chậm.
Môi trƣờng văn hóa xã hội
Ngày nay việc sử dụng Internet, các giao dịch điện tử đang dần trở nên phổ biến trong xã hội nước ta. Tuy nhiên xét về trình độ chuyên sâu về công nghệ thông tin cũng như hiểu biết về pháp luật, nhất là trong các lĩnh vực thương mại điện tử, bảo mật thông tin của người dân ở nước ta vẫn còn nhều hạn chế. Do đó, sự phát triển dịch vụ chữ ký điện tử, một dịch vụ có liên quan rất nhiều về mặt công nghệ, pháp lý gặp rất nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn, đào tạo và nang cao nhận thức của ngừời sử dụng dịch vụ. Ở những công ty, tổ chức có đội ngũ cán bộ có trình độ cao thì việc hướng dẫn phổ cập dịch vụ chứng thực chữ ký số sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với ở những nơi có trình độ thấp, và người sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng khi sử dụng trên mạng Internet để từ đó có mong muốn sử dụng dịch vụ nhiều hơn.
bản, giấy tờ, sổ sách nhiều nên khi chuyển sang quản lý bằng văn bản điện tử sẽ có nhiều sự bỡ ngỡ, có nhiều nghiệp vụ khác biệt làm cho người sử dụng cảm thấy khó khăn, phức tạp khi mới sử dụng. Chính điều này làm cho nhiều người e ngại chưa muốn sử dụng dịch vụ chữ ký điện tử trên các văn bản điện tử.
Môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến sự chấp nhận cũng như triển khai áp dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số điện tử. Ở những nơi có trình độ văn hóa xã hội cao thì nhận thức của người dân về các lợi ích khi sử dụng dịch vụ đa dạng hơn rất nhiều so với những nơi có trình độ thấp, nơi mà họ chỉ tập trung vào sử dụng dịch vụ để khai thuế, hải quan theo yêu cầu bắt buộc của nhà nước, còn các yêu cầu về đa dạng hóa, các tiện ích khác của dịch vụ thì họ chưa quan tâm.
1.1.5.3 Các nhân tố thuộc môi trường cạnh tranh
Theo quan điểm của M.Porter, các nhân tố ảnh hưởng tới sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ có thể tổng hợp thành 5 nhóm nhân tố cơ bản và được coi là 5 sức mạnh tác động lên sức cạnh tranh của hàng hóa nói chung trên thị trường. Cũng thông qua 5 nhóm nhân tố này, ta cũng có thể thấy được một phần các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành (hiện tại)
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại được hiểu là những doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong một ngành nhất định, những doanh nghiệp này đã vượt qua rào cản để xâm nhập vào ngành hoặc những hãng muốn rút lui nhưng chưa có cơ hội. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành quyết định mức độ và tính chất ganh đua nhằm giành giật lợi thế trong ngành, mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần đã có, đảm bảo có thể có được mức lợi nhuận cao nhất. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp qua đối thủ cạnh tranh hiện tại bằng cách so sánh tương quan về thị phần hàng hóa chiếm lĩnh hiện tại, môi trường sản xuất…
Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Cơ cấu ngành: Đó là sự phân bố về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp trong ngành. Cơ cấu ngành có hai loại: ngành phân tán (bao gồm số lượng lớn các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, không có doanh nghiệp nào có vai trò phân phối toàn ngành) và các ngành tập trung (bao gồm số lượng ít các doanh nghiệp có quy mô hoặc trường hợp đặc biệt chỉ có một công ty độc quyền).
Đặc trưng của những ngành phân tán là: các doanh nghiệp trong ngành nhỏ bé, không có sức cạnh tranh chi phối thị trường và thường phải chấp nhận mức giá của thị trường tức là cạnh tranh chủ yếu bằng giá cả.
Đặc trưng của những ngành tập trung là: các doanh nghiệp hoạt động trong ngành phụ thuộc vào nhau. Điều này có nghĩa là hoạt động cạnh tranh của một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp khác đang hoạt động trong ngành. Các doanh nghiệp cố gắng làm giảm hậu quả của sự đe doạ này bằng cách theo sau các mức giá được định sẵn bởi công ty đầu đàn trong ngành. Đây được gọi là hình thức thoả thuận ngầm, bởi vì việc thoả thuận một cách rõ ràng là trái với pháp luật. Do đó, đứng trước nguy cơ về cuộc chiến tranh giá cả, các công ty trong ngành tập trung thường có xu hướng cạnh tranh về chất lượng, dịch vụ và việc né tránh các cuộc chiến tranh về giá cả chính là xu hướng đặc trưng của ngành tập trung.
- Sự tiến bộ của nhu cầu: tình trạng về cầu trong ngành cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự cạnh tranh. Khi nhu cầu sản phẩm của ngành tăng, sức cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ giảm, bởi khi đó doanh nghiệp sẽ tìm cách thoả mãn nhu cầu. Ngược lại, khi nhu cầu có xu hướng giảm, các đối thủ cạnh tranh sẽ tìm cách chống đỡ để bảo vệ thị phần cũng như thu nhập của mình. Do đó, sự cạnh tranh càng quyết liệt hơn.
- Những trở ngại ra khỏi ngành: Các trở ngại ngăn cản doanh nghiệp rút lui ra khỏi ngành - nói một cách khác là chi phí cơ hội cho việc ở lại hay ra đi là lớn hay nhỏ. Những trở ngại ra khỏi ngành đe doạ khi nhu cầu có xu hướng giảm.
Các đối thủ tiềm năng
Khi một ngành có sự gia tăng thêm số lượng đối thủ cạnh tranh mới thì có thể dẫn đến tỷ suất lợi nhuận bị giảm, mức độ cạnh tranh tăng do những đối thủ mới tham gia vào thị trường thường có khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới, vì vậy khi các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn xuất hiện, vị thế của doanh nghiệp sẽ dễ bị thay đổi.
Để đánh giá sức cạnh tranh của một mặt hàng thông qua đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, có thể xem xét trên các khía cạnh như tiềm lực tài chính, công nghệ, sự hiểu biết thị trường, kênh phân phối sản phẩm.Thông thường thì các đổi thủ cạnh tranh tiềm ẩn thường có nhiều tiềm lực về tài chính và công nghệ nhưng sự hiểu biết về thị trường lại chưa sâu, nên sức cạnh tranh của sản phẩm chưa thực sự cao.
Nhà cung ứng
Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước. Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: loại cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, loại cung cấp nhân công, loại cung cấp tiền và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm. Như vậy mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ với nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và
ổn định về giá cả. Mỗi sự sai lệch trong quan hệ với nhà cung cấp đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để giảm tính độc quyền và sức ép từ phía các nhà cung cấp, các doanh nghiệp phải biết tìm đến các nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý với phương châm là đa dạng hoá các nguồn cung cấp, thực hiện nguyên tắc “không bỏ tiền vào một ống”. Mặt khác trong quan hệ này doanh nghiệp nên tìm cho mình một nhà cung cấp chính có đầy đủ sự tin cậy, nhưng phải luôn tránh sự lệ thuộc, cần phải xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình. Như vậy doanh nghiệp cần phải thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp để họ cung cấp đầy đủ về số lượng.
Sản phẩm thay thế
Những sản phẩm thay thế cũng là một trong các lực lượng tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp cùng nghành. Sự ra đời của sản phẩm mới là một tất yếu nhằm đáp ứng biến động của nhu cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dang, phong phú. Chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế. Các sản phẩm thay thế sẽ có ưu thế hơn và sẽ dần thu hẹp thị