Số đơn vị phát phiếu khảo sát 120
Tổng số phiếu thu về 107
Tổng số phiếu thu về hợp lệ 98
Phiếu điều tra với các câu hỏi cụ thể trong Phụ lục đã được sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết. Để tăng tỷ lệ hồi đáp, tác giả sử dụng phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp và thu trực tiếp. Tổng số phiếu phát ra là 120 phiếu và thu hồi về 107 phiếu, đạt tỷ lệ 89,17%, trong đó có 98 phiếu hợp lệ, đạt tỷ lệ 81,67%.
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
2.4.1Phương pháp phỏng vấn sâu
Việc thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính thường tập trung vào một số đại diện rất nhỏ của tổng thể nghiên cứu chứ không bao hàm trên một mẫu lớn như trong nghiên cứu định lượng. Do đó đối tượng của nghiên cứu định tính được chọn trong phỏng vấn sâu là ban lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh.
Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên
cứu. Theo Caplow (1970), phỏng vấn là phương pháp được ưa chuộng nhất trong các phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng ở các nước phương Tây.
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với bảng câu hỏi bán cấu trúc.Đây là bảng câu hỏi sơ thảo, chưa hoàn chỉnh (phụ lục 03). Trong quá trình phỏng vấn tùy vào đối tượng được phỏng vấn, trình độ chuyên môn và chức năng quản lý của họ, người phỏng vấn đặt ra các câu hỏi linh hoạt nhằm mục tiêu chỉ ra được những khía cạnh mới trong phạm vi câu hỏi đã chuẩn bị.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực diện mặt đối mặt (face – to – face).Các câu trả lời được người phỏng vấn lĩnh hội và ghi lại thành một bản ghi. Ngoài ra toàn bộ nội dung của cuộc phỏng vấn cũng được ghi âm. Theo L.TH.Baker (1994) thì trong trường hợp này điều tra viên sẽ là yếu tố quyết định đối với tính khách quan và chính xác của thông tin. Do đó điều tra viên cần hiểu rõ cuộc phỏng vấn, cam kết hoàn thành phỏng vấn, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của tính cách, tình cảm cá nhân lên cuộc phỏng vấn.
Địa điểm phỏng vấn: Do tính chất công việc của người được phỏng vấn là ban lãnh đạo Công ty thường bận bịu, vất vả nên địa điểm phỏng vấn được chọn là tại trụ sở Công ty Điện toán và truyền số liệu, tại lô 2A Làng Quốc Tế Thăng Long, Cầu Giấy, Hà Nội.
Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn được thiết kế kéo dài trong khoảng từ 10 đến 15 phút. Tùy vào đối tượng được phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn mà phỏng vấn viên quyết định thời lượng cuộc phỏng vấn phù hợp.
Thời điểm phỏng vấn: phỏng vấn viên sẽ điện thoại liên hệ trước với các đối tượng được phỏng vấn. Sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối tượng phỏng vấn sao cho người được hỏi có một khoảng thời gian thoải mái nhất khi tiếp chuyện phỏng vấn viên.
Một số lưu ý trong quá trình phỏng vấn: Người phỏng vấn cần luôn giữ được tính trung lập trong suốt quá trình phỏng vấn. Trong bất kỳ trường hợp nào phỏng vấn viên cũng không được để lộ quan điểm riêng của mình đối với vấn đề nghiên
cứu. Đặc biệt trong nghiên cứu này phỏng vấn sâu được thực hiện sau khi đã có kết quả của nghiên cứu định lượng (bảng hỏi) do đó phỏng vấn viên càng cần trung lập tránh dẫn dắt cuộc phỏng vấn theo kết quả nghiên cứu định lượng đã có. Nhịp độ cuộc phỏng vấn là vừa phải, với những câu hỏi đòi hỏi người được phỏng vấn cần suy luận thì cần dành một khoảng thời gian nhưng không quá dài. Mọi diễn biến trong cuộc phỏng vấn mặc dù được ghi âm toàn bộ nhưng vẫn cần được phỏng vấn viên ghi chép đầy đủ, trung thực, rõ ràng bằng bút. Ngoài việc ghi chép các câu trả lời của người được phỏng vấn, phỏng vấn viên chú ý ghi chú cả ngữ điệu, hành vi, nét mặt, điệu bộ của người trả lời.
2.4.2Tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu phỏng vấn sâu
Dữ liệu được thu thập từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014 thông qua các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc. Để hỗ trợ việc thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng một thời gian biểu thực địa, trình bày chi tiết các thông tin về người tham gia, thời gian tiến hành phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn… Mọi thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn sau khi dỡ băng sẽ được xử lý lôgic bằng cách đưa các phán đoán về bản chất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ lôgic của các sự kiện. Mục đích của xử lý định tính, nói cho cùng là nhận dạng bản chất và mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện.
Kết luận chƣơng 2
Chương 2, tác giả đã giới thiệu nội dung phương pháp và quy trình nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu. Từ đó xác định được vấn đề, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp tối ưu để nâng cao năng lực cạnh tranh cho VDC.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VDC TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM TRONG VIỆC CUNG CẤP DỊCH
VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ VNPT-CA
3.1 Tổng quan về công ty Điện toán và truyền số liệu Việt Nam
3.1.1 Giới thiệu về VDC
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty VDC chính thức được thành lập vào ngày 06/12/1989 theo quyết định số 1216-TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu điện, tiền thân của Công ty là Trạm máy tính Bưu điện được thành lập từ 1974 và sau đó là Trung tâm Thống kê và Tính toán Bưu điện được thành lập năm 1988, trên cơ sở hợp nhất Công ty Điện toán thuộc Bưu điện thành phố Hà nội với bộ phận kế toán nghiệp vụ Bưu chính Viễn thông quốc tế thuộc vụ Tài chính kế toán Thống kê.
Ngày 26 tháng 11 nǎm 1990, thành lập Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực II (VDC2) có trụ sở đặt tại 125 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
Ngày 28 tháng 11 nǎm 1995, thành lập Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I (VDC1) có trụ sở đặt tại 75 Đinh Tiên Hoàng (HN) và Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực III (VDC3) có trụ sở đặt tại 12 Lê Thánh Tông (Đà Nẵng).
Ngày 25 tháng 11 nǎm 1997, thành lập Trung tâm Dịch vụ Gia tǎng Giá trị (VASC) trụ sở tại 258 Bà Triệu, Hà Nội.
Năm 2000, trung tâm VASC tách khỏi Công ty VDC và trở thành Công ty độc lập trực thuộc Tập đoàn BCVT.
Ngày 3/3/2009, VDC thành lập đơn vị thứ 4 là Trung tâm Dịch vụ GTGT (VDC Online) trực thuộc công ty. VDCO thực hiện điều hành, cung cấp các dịch vụ GTGT.
Năm 2010, VDC thành lập đơn vị thứ 5 là Trung tâm Công nghệ thông tin (VDC IT) trực thuộc công ty. VDC IT thực hiện cung cấp các dịch vụ CNTT.
Với phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế, VDC hiện là bộ phận nằm trong chiến lược phát triển toàn ngành của Tập đoàn BCVT Việt Nam (VNPT), là tổ chức
kinh tế, đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc VNPT, theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT được phê chuẩn tại Nghị định 51/CP ngày 1/8/1995 của Chính Phủ.
Trong 25 năm có mặt trên thị trường VT-CNTT tại Việt Nam, VDC đã khẳng định được vị thế của một nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực Truyền số liệu, Internet và CNTT tại Việt Nam bằng các yếu tố chất lượng, giá cả và dịch vụ.
VDC có một hệ thống hạ tầng mạng lớn nhất Việt Nam với tổng dung lượng đi quốc tế năm 2012 đạt 130 Gbps, hệ thống mạng lưới phủ khắp 64 tỉnh, thành và hợp tác với hơn 10 tập đoàn đa quốc gia để cung cấp các dịch vụ trên toàn thế giới với gần 50.000 thuê bao VNN/Internet trực tiếp, gần 7.000 thuê bao dịch vụ truyền số liệu mạng riêng ảo VPN/VNN. Dịch vụ Internet ADSL Mega VNN đạt hơn 3,5 triệu thuê bao chiếm hơn 70% phần băng rộng trên cả nước.
Đối với dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng, VDC là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên của Việt Nam từ năm 2009 và được áp dụng vào các lĩnh vực như: Kê khai thuế qua mạng, khai báo hải quan điện tử, chứng thực web... Dịch vụ VNPT- CA của VDC hiện nay đứng số 1 cả nước về số lượng khách hàng cũng như chất lượng dịch vụ.
Trong lĩnh vực CNTT, VDC đã thực hiện đa dạng hoá các dịch vụ trên nền Điện toán đám mây và hướng tới mục tiêu là nhà cung cấp dịch vụ CNTT số 1 tại Việt Nam đồng thời vươn ra khu vực và thế giới cả về số lượng khách hàng và chất lượng dịch vụ.
Trong 25 năm hoạt động, VDC tự hào luôn là Công ty hàng đầu trong lĩnh vực Internet, truyền số liệu và công nghệ thông tin tại Việt Nam. Hàng năm được tạp chí PC World bình chọn là “Nhà cung cấp dịch vụ Internet được ưa chuộng nhất”. Các giải thưởng gần đây VDC được đón nhận là các giải thưởng của Việt Nam ICT Award& IDG đối với nhà cung cấp dịch vụ Internet tốt nhất. Bên cạnh đó VDC cũng đã giành được nhiều nhất các giải thưởng về tin học như Giải sao vàng đất Việt; Giải thưởng Sao Khuê; Bằng khen của Bộ Khoa học và Môi trường; Quả cầu vàng, Cúp Vàng, Cúp Bạc, Cúp Đồng về các sản phẩm công nghệ, mạng Internet- VNN, và là ISP, ICP, OSP được ưa chuộng nhất trong nhiều năm...
Ghi nhận những nỗ lực đó, VDC đã được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Đây là là phần thưởng hết sức to lớn, là sự ghi nhận, đánh giá của Đảng, Nhà nước, là niềm động viên, khích lệ đối với tập thể cán bộ công nhân viên của VDC qua các thời kỳ.
Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của VDC
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty được phê chuẩn tại Quyết định số 199/HĐQT-TC ngày 20/7/1996 của Hội đồng quản trị Tổng công ty BCVT Việt Nam (nay là Tập đoàn BCVT Việt Nam) và giấy phép đăng ký kinh doanh số 109883 do Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp ngày 20/6/1995, Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC hoạt động trên các lĩnh vực tin học, truyền báo, truyền số liệu và Internet. Công ty VDC có các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Cung cấp các dịch vụ truyền số liệu Vietpac, Frame relay, VPN trên phạm vi toàn quốc và trên 150 quốc gia trên thế giới.
- VNN/Internet và các dịch vụ trên nền tảng giao thức IP với mạng trục quốc gia bao phủ tất cả các tỉnh, thành phố.
- Dịch vụ thoại Gọi 171, Fax qua giao thức Internet VoIP, FoIP. - Dịch vụ thoại qua Internet PC to Phone.
- Các dịch vụ trên nền Web, thuê chỗ đặt máy chủ và thương mại điện tử Ecommerce.
- Các dịch vụ thông tin trực tuyến, danh bạ điện tử,dịch vụ đa phương tiện Multimedia...
- Dịch vụ truyền báo - viễn ấn và chế bản - xuất bản điện tử (E-Publishing). - Các sản phẩm và dịch vụ tin học, giải pháp tích hợp.
- Đào tạo, tư vấn, khảo sát thiết kế, xây lắp, bảo trì chuyên ngành tin học truyền số liệu.
Cơ cấu tổ chức của VDC
Công ty Điện toán và Truyền số liệu là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, được tổ chức bao gồm một Công ty quản lý chung, các Trung tâm được đặt tại ba miền của đất nước, thực hiện quản lý và cung cấp dịch vụ theo vùng lãnh thổ.
Hình 3.1: Sơđồ bộ máy tổ chức công ty Điện toán và truyền số liệu 2014
(Nguồn: Sơđồ bộ máy tổ chức công ty VDC, công bố trên website: http://www.vdc.com.vn)
Công ty VDC hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, đứng đầu là Giám đốc công ty. Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty theo Luật Nhà nước, theo điều lệ của công ty và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty.Về bộ máy chức năng giúp việc cho giám đốc, VDC có 9 phòng ban tại
văn phòng Công ty, trong đó khối chức năng giúp việc chính gồm các phòng như kinh doanh, tổ chức lao động, kế hoạch, kế toán tài chính, công nghệ, đầu tư phát triển, CNTT. Trong đó, chức năng quản lý các hoạt động marketing chung của toàn Công ty, bao gồm cả hoạt động chăm sóc khách hàng được giao cho phòng Kinh doanh Công ty.
Các Trung tâm cũng được tổ chức theo mô hình giống Công ty với hai khối chính là khối quản lý (Các phòng ban chức năng) và khối trực tiếp sản xuất (Các phòng bán hàng, hỗ trợ dịch vụ). Trong đó, chức năng quản lý và thực hiện hoạt động marketing trên địa bàn của các trung tâm quản lý là do các phòng kinh doanh của các Trung tâm đảm nhận. Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về điều hành quản lý và thực hiện để đạt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại khu vực mình phụ trách.
3.1.2 Giới thiệu về dịch vụ chứng thực chữ ký số VNPT – CA
Dịch vụ VNPT-CA là dịch vụ chứng thực chữ ký số của Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT, với đơn vị đại diện trực tiếp là Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC. Dịch vụ VNPT-CA dựa trên cơ sở hạ tầng mã khóa công khai (PKI) cho phép các thực thể trao đổi thông tin qua mạng Internet được an toàn, dễ dàng, thuận tiện như khi thực hiện các giao dịch trên giấy. Sự ra đời của dịch vụ này chính là công cụ tiền đề cho việc xã hội hóa bằng các ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, thúc đẩy thương mại và giao thương điện tử.
Đặc tính của dịch vụ VNPT-CA
-Tính toàn vẹn của giao dịch (Integrity): Khi đã thực hiện ký trên giao dịch thì nội dung không thể sửa đổi được. Nếu ai đó cố tình mạo danh, sửa đổi dữ liệu thì có thể dễ dàng phát hiện ra được, do chữ ký bị mất hiệu lực.
-Tính xác thực của người giao dịch (Authenticity): Khi một người ký số vào các văn bản, giao dịch điện tử thì ta có thể dễ dàng xác định được chữ ký số đó là thuộc cá nhân, tổ chức nào.
-Tính chống chối bỏ của giao dịch (Non-repudiation): Khi một người ký số lên một giao dịch, văn bản thì họ không thể chối bỏ được hành động của mình, không thể đổ tại cho một ai khác làm giả chữ ký.
-Tính bảo mật của giao dịch (Confidentiality): Khi sử dụng chứng thực điện tử bằng chữ ký số thì có thể dễ dàng mã hóa, bảo mật thông tin giao dịch, chỉ những ai được quyền xem mới có thể xem được thông tin.
Đối tƣợng sử dụng dịch vụ VNPT-CA
Người sử dụng có thể đăng ký sử dụng dịch vụ VNPT-CA dưới tư cách cá nhân, cá nhân thuộc tổ chức, hoặc là doanh nghiệp. Khách hàng khi đăng ký sử dụng dịch vụ VNPT-CA dưới tư cách cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp thì dịch vụ được sử dụng như là một chứng minh thưđiện tử và chữ ký điện tử cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp đó. Tất cả các giá trị pháp lý về chữ ký và con dấu trên giao dịch điện tử tương đương với chữ ký và con dấu trên các văn bản giao dịch, và được pháp luật thừa nhận.
Ứng dụng của dịch vụ VNPT-CA
Mục tiêu khi VDC triển khai dịch vụ VNPT-CA là thúc đẩy Thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, Thuế điện tử, Hải quan điện tử, tăng cường bảo mật thông tin trên Internet… với quy mô cung cấp dịch vụ trên toàn quốc.
Ứng dụng của VNPT-CA trong Thƣơng mại điện tử
-Chứng thực người tham gia giao dịch, xác thực tính an toàn của gia dịch điện tử qua mạng Internet.
-Chứng thực tính nguyên vẹn của hợp đồng, văn bản, tài liệu.