Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử đối với hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 31 - 32)

1.2. Cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử

1.2.5. Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử đối với hoạt động của ngân hàng

hàng thương mại

Thứ nhất, tạo ra danh tiếng tốt: Đối với bản thân mỗi ngân hàng, lợi ích đầu tiên của dịch vụ ngân hàng điện tử là tạo dựng một danh tiếng tốt hơn, do các ngân hàng khi đưa ra dịch vụ thường được đánh giá là những ngân hàng có trình độ công nghệ cao. Nhờ đó, các ngân hàng sẽ tạo dựng uy tín cao hơn đồng thời cũng giúp các ngân hàng luôn tự đổi mới, hòa nhập và phát triển không chỉ ở thị trường trong nước mà còn hướng tới thị trường nước ngoài.

Thứ hai, tiết kiệm chi phí: dịch vụ ngân hàng điện tử giúp các ngân hàng tiết kiệm nhiều chi phí, do phải thuê nhân viên và đầu tư cho mặt bằng, cũng như trang thiết bị. Nhờ áp dụng công nghệ cao mà các ngân hàng đã giảm được một lượng đáng kể các nhân viên đặc biệt là các nhân viên làm việc không hiệu quả. Đồng thời khách hàng và ngân hàng chỉ cần giao dịch với nhau qua mạng Internet, mobile… thay vì phải đi đến ngân hàng và xếp hàng dài như trước kia.

Thứ ba, thu hút khách hàng: Dịch vụ ngân hàng điện tử giúp ngân hàng cung cấp đa dạng các phương thức giao dịch để khách hàng có thể lựa chọn. Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm đã thu hút nhiều khách hàng, giữ chân khách hàng khi quan hệ giao dịch với ngân hàng. Các giao dịch ngân hàng tự động hóa không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho ngân hàng. Thông qua những dịch vụ mới, những kênh phân phối mới, ngân hàng có thể mở rộng cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Thứ tư, tăng sự cạnh tranh: Giao dịch điện tử là nhu cầu không thể thiếu đối với ngành ngân hàng. Nó khẳng định khả năng về công nghệ và vị trí của ngân hàng trong mắt khách hàng. Đặc biệt, dịch vụ ngân hàng điện tử có thể cung cấp dịch vụ chéo. Theo đó, các ngân hàng có thể liên kết với các

công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan: ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán...

Thứ năm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Các dịch vụ ngân hàng điện tử với việc tập trung hóa tài khoản tại hội sở chính, giúp ngân hàng tập trung được nguồn vốn thanh toán, đồng thời với tiện ích từ mạng Internet, các lệnh chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện chu chuyển nhanh vốn tiền tệ, trao đổi tiền - hàng. Nhờ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Thứ sáu, thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường: Do các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, điều đó cho phép các ngân hàng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi trên thị trường, kịp thời điều chỉnh phí, lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến thay đổi nhanh chóng trên thị trường, giúp cho các khách hàng có những thông tin chính xác, nhanh chóng nhất và đặc biệt là có thể tiếp cận được thông tin mọi lúc mọi nơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)