Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Saigonbank giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 58 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Saigonbank giai đoạn

đoạn 2015-2018

a. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Saigonbank từ 2015-2018 Đơn vị: tỷ đồng S T T Chỉ tiêu Năm 2015

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị +/- 2016/ 2015 Giá trị +/- 2017/ 2016 Giá trị +/- 2018/ 2017 1 Tổng tài sản 17.749 19.047 7,31 % 21.929 15,13 % 23.500 7,16 % 2 Dư nợ cho vay 11.612 12.533 7,93 % 14.130 12,74 % 15.800 11,8 % 3 Huy động vốn 14.088 15.202 7,91 % 18.233 19,94 % 20.000 9,69 %

Tổng nguồn vốn đến 31/12/2015 đạt 17.749 tỷ đồng, tăng 12,17% (1.925 tỷ đồng) so với đầu năm. Vốn huy động là 14.088 tỷ đồng, tăng 16,77% so với đầu năm. Thành công trong công tác huy động trong năm 2015 là tăng trưởng nguồn vốn huy động theo hướng bền vững, từng bước tạo sự cân đối hợp lý về kỳ hạn, cân đối hợp lý giữa nguồn vốn - sử dụng vốn. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi giảm từ mức 88,63% vào cuối năm 2014 xuống còn 79,18% vào cuối năm 2015.

Năm 2016, tổng vốn huy động là 15.202 tỷ đồng, tăng 7,91% so với năm 2015, tổng tài sản tăng lên 19.047 tỷ đồng, tăng 7.31% so với năm 2015.

Mặc dù năm 2017 với nhiều khó khăn trong môi trường kinh doanh, Saigonbank vẫn đảm bảo sự tăng trưởng về quy mô trên các chỉ tiêu chính, tăng trưởng thu nhập từ các hoạt động. Bên cạnh đó, Saigonbank cũng chú trọng đảm bảo an toàn trong hoạt động thông qua việc trích lập DPRR đầy đủ, lành mạnh hóa năng lực tài chính, kiểm soát nợ xấu và chi phí hoạt động cũng như tuân thủ các quy định về an toàn trong hoạt động của NHNN.

Tổng vốn đến 31/12/2017 đạt 21.929,61 tỷ đồng, tăng 11,55% (2.271,49 tỷ đồng) so với đầu năm, đạt 94,77% kế hoạch năm 2017, trong đó vốn điều lệ là 3.080 tỷ đồng. Đến cuối năm 2018, tổng tài sản đạt 23.500 tỷ đồng tăng 10% so với năm 2017.

Vốn huy động: Đến 31/12/2017, vốn huy động là 18.233,91 tỷ đồng, tăng 15,30% (2.419,57 tỷ đồng) so với đầu năm, đạt 98,03% chỉ tiêu kế hoạch năm 2017.

- Vốn thị trường 1 ( doanh nghiệp và dân cư) là 15.461,08 tỷ đồng, chiếm 84,79% tổng nguồn vốn huy động và tăng 168,90% ( 1.736,65 tỷ đồng) so với đầu năm.

- Vốn thị trường 2 ( liên ngân hàng) là 2.764,89 tỷ đồng, chiếm 15,16% nguồn huy động và tăng 168,90% ( 1.736,65 tỷ đồng ) so với đầu năm.

Vốn huy động ngắn hạn là 13.551,36 tỷ đồng, tăng 25,06% (2.715,56 tỷ đồng) so với đầu năm, chiếm 74,32% trên tổng vốn huy động; vốn trung và

dài hạn là 4.682,55 tỷ đồng, giảm 5,95% (295,99 tỷ đồng) so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 25,68% trên tổng vốn huy động.

- Vốn huy động VND là 16.357,82 tỷ đồng, tăng 14,88% (2.118,50 tỷ đồng) so với đầu năm, chiếm 89,71 % trên tổng vốn huy động; huy động ngoại tệ là 83,66 triệu USD, tăng 17,70% (12,58 triệu USD) so với đầu năm chiếm 10,29% trên tổng vốn huy động .

Trong năm 2017, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng trưởng, đảm bảo khả năng thanh khoản và cân đối hợp lý giữa các nguồn vốn cho SAIGONBANK.

Trong năm 2017, chi phí trích lập DPRR là 282,11 tỷ đồng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của SAIGONBANK. Cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 cua SAIGONBANK đạt:

- Lợi nhuận trước thuế trước khi trích lập DPRR: 352,32 tỷ đồng. - Chi phí trích DPRR: 282,11 tỷ đồng. - Lợi nhuận trước thuế sau khi khi trích lập DPRR: 70,21 tỷ đồng. - Lợi nhuận sau thuế: 54,59 tỷ đồng. Đến 31/12/2018, tổng tài sản đạt 23.500 tỷ đồng, tăng 7,16 % so với năm 2017, trong đó vốn điều lệ là 3.080 tỷ đồng.

Vốn huy động tính đến 31/12/2018 là 20.000 tỷ đồng, tăng 9,69 % so với năm 2017.

Trong năm 2018, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng trưởng, đảm bảo khả năng thanh khoản và cân đối hợp lý giữa nguồn vốn - sử dụng vốn cho Saigonbank.

b. Hoạt động tín dụng

Tình hình dư nợ cho vay

Tổng dư nợ là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của Saigonbank còn yếu

kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ nhân viên chưa cao. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì lại càng hiệu quả tốt bởi vì đằng sau những khoản cho vay còn đó những rủi ro tín dụng mà Saigonbank gặp phải. Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng, sự uy tín của chi nhánh. Tình hình dư nợ cho vay của Saigonbank trong giai đoạn 2015 - 2018 được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tình hình dƣ nợ cho vay tại Saigonbank giai đoạn 2015 - 2018

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dƣ nợ cho vay Tỷ đồng 11.612 12.533 14.130 15.800

Nợ nhóm 1 % 94,43% 94,01% 93,11% 97%

Nợ nhóm 3-5 % 1,88% 2,63% 2,97% 3%

Nguồn: Báo cáo HĐ D Saigonbank giai đoạn 2015-2018 và tính toán của tác giả

Đến 31/12/2015, dư nợ cho vay là 11.612 tỷ đồng, tăng 3,38% so với đầu năm, trong đó nợ nhóm 1 chiếm 94,43%, nợ nhóm 3-5 chiếm 1,88% tổng dư nợ. Trong năm 2015, nhìn chung hoạt động tín dụng được mở rộng từng bước có sự kiểm soát về chất lượng, phù hợp với sự tăng trưởng nguồn vốn; cơ cấu tín dụng tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tập trung phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; nợ xấu vẫn trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng đã thực hiện trích lập dự phòng đúng và đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định.

Trong năm 2016, hoạt động tín dụng được mở rộng từng bước có sự kiểm soát về chất lượng, phù hợp với sự tăng trưởng nguồn vốn, có sự tăng trưởng khá so với những năm trước, cơ cấu tín dụng tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tập trung phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; nợ xấu trong giới hạn cho phép của NHNN; Ngân hàng đã thực hiện trích lập DPRR đúng và đầy đủ DPRR theo quy định.

Đến 31/12/2017, dư nợ cho vay là 14.130,44 tỷ đồng, tăng 12,74% (1.596,80 tỷ đồng) so với đầu năm, đạt 95,48% kế hoạch năm 2017. Nợ nhóm 3-5 là 420,33 tỷ đồng, chiếm 2,97% tổng dư nợ. Ngân hàng đang tiếp tục rà soát chặt chẽ để xử lý nợ xấu.

- Trong năm 2017, Ngân hàng đã trích lập DPRR là 281,68 tỷ đồng (trong đó: trích dự phòng giảm giá trái phiếu đặc biệt VAMC là 57,75 tỷ đồng, trích dự phòng cụ thể là 212,38 tỷ đồng, dự phòng chung là 11,55 tỷ đồng), tỷ lệ thực hiện là 129,80% so với kế hoạch năm 2017 (Kế hoạch chi phí trích lập DPRR năm 2017 là 217 tỷ đồng). Thu nhập bất thường là 47,42 tỷ đồng đạt 42,34% kế hoạch (kế hoạch thu nhập bất thường năm 2017 là 112 tỷ đồng), trong đó thu nhập từ các khoản nợ đã bán VAMC la 3,80 tỷ đồng.

Năm 2017, hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng vượt trội so với những năm trước và phù hợp với sự tăng trưởng nguồn vốn (tỷ lệ cho vay so với tổng tiền gửi là 78,11 %). Cơ cấu tín dụng tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ, đồng thời lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm nhằm hỗ trợ hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng đã thực hiện trích lập DPRR đúng và đầy đủ DPRR theo quy định.

Năm 2018, dư nợ cho vay đạt 15.800 tỷ đồng và tăng 11,8% so với năm 2017, trong đó tỷ lệ nợ nhóm 3-5 đạt dưới 3% và tỷ lệ nợ nhóm 1 trên 97%.

Hoạt động thanh toán

Hoạt động thanh toán đối ngoại:

Doanh số thanh toán đối ngoại năm 2016 là 342 triệu USD, tăng 9,53% so với năm 2015. Doanh số thanh toán đối ngoại năm 2017 là 302,57 triệu USD giảm 11,53 % so với năm 2016. Năm 2018 là 310,06 triệu USD, tăng 2,47% (7,49 triệu USD) so với năm 2017, đạt 88,59% chỉ tiêu kế hoạch năm 2018.

Hoạt động kế toán - thanh toán trong nước:

Tổng doanh số thanh toán trong nước năm 2016 là 75 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2015. Năm 2017 là 67,44 nghìn tỷ đồng, giảm 10,08% so với năm 2016.

Năm 2018 là 69,25 nghìn tỷ đồng, tăng 2,68% (1,81 nghìn tỷ đồng) so với năm 2017.

Hoạt động góp vốn

Đến 31/12/2016, SAIGONBANK đã góp vốn liên doanh 118 tỷ đồng vào các đơn vị: Ngân hàng Bản Việt, Khách sạn Sài Gòn Hạ Long, Công ty Chuyển mạch Tài chính Quốc gia (Banknetvn), Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa,.... Lợi nhuận thu được từ hoạt động góp vốn liên doanh là 1,74 tỷ đồng.

Đến 31/12/2017, SAIGONBANK đã góp vốn liên doanh 125,66 tỷ đồng vào các đơn vị: Ngân hàng Bản Việt, Khách sạn Sài Gòn Hạ Long, Công ty Chuyển mạch Tài chính Quốc gia (Banknetvn)....Lợi nhuận thu được từ hoạt động góp vốn liên doanh là 0,6 tỷ đồng.

Đến 31/12/2018, SAIGONBANK đã góp vốn liên doanh 125,66 tỷ đồng vào các đơn vị: Ngân hàng Bản Việt 71,78 tỷ đồng; Khách sạn Sài Gòn Hạ Long 18,38 tỷ đồng; Công ty Chuyển mạch Tài chính Quốc gia (Banknetvn) 2 tỷ đồng; Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 0,5 tỷ đồng; Công ty chứng khoán SAIGONBANK-Berjaya 33 tỷ đồng. Lợi nhuận thu được từ hoạt động góp vốn liên doanh là 1,61 tỷ đồng.

Hoạt động đầu tư tài chính

Hình 3.2. Hoạt động đầu tƣ tài chính tại Saigonbank giai đoạn 2016 - 2018

Nguồn: Báo cáo HĐ D Saigonbank giai đoạn 2016-2018 và tính toán của tác giả

Đến 31/12/2016 hoạt động đầu tư tài chính là 2.003 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ là 1.585 tỷ đồng, Trái phiếu chính quyền địa phương là 418 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính là 106 tỷ đồng.

Năm 2017, hoạt động đầu tư tài chính là 1.986,78 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ là 1.709,14 tỷ đồng, tăng 7,83% so với năm 2016, Trái phiếu chính quyền địa phương là 277,64 tỷ đồng, giảm 33,58% so với năm 2016. Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính là 123,25 tỷ đồng, tăng 16,27% so với năm 2016.

Năm 2018, hoạt động đầu tư tài chính là 1.333,03 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ là 1.056,01 tỷ đồng, giảm 38,21% so với năm 2017, Trái phiếu chính quyền địa phương là 277,02 tỷ đồng, giảm 2,23% so với năm 2017. Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính là 105,75 tỷ đồng, giảm 14,2% so với năm 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)