Quan niệm về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 32 - 34)

1.2. Cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử

1.2.6. Quan niệm về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Một số quan niệm về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử:

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là việc mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng, là sự tăng trưởng quy mô cung ứng dịch vụ NHĐT và gia tăng tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ này trên tổng thu nhập của ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ bảo đảm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng dựa trên cơ sở kiểm soát rủi ro và gia tăng hiệu quả kinh doanh phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng qua từng thời kỳ (Thân Thị Xuân, 2013).

+ Phát triển dịch vụ là mở rộng khả năng cung dịch vụ ngân hàng, kích cầu về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế (Trần Hoàng Ngân và Ngô Minh Hải, 2004)

Như vậy, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là phát triển theo hai hướng: Phát triển theo chiều rộng: đa dạng hóa loại hình dịch vụ, phát triển dịch vụ truyền thống và các dịch vụ ứng dụng khoa học kỹ thuật cao như thanh toán qua thẻ, POS...

Phát triển theo chiều sâu: hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ NHĐT hiện có và phát triển các dịch vụ mới.

Theo quan niệm của Nguyễn Thùy Trang (2018):

Phát triển dịch vụ NHĐT là chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ, có khả năng phát triển nhanh để cung cấp cho khách hàng, tập trung đẩy nhanh việc triển khai dự án e-banking để xây dựng nền tảng dịch vụ đa kênh hoàn chỉnh, giúp khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là internet banking và mobile banking.

Nâng cấp, mở rộng các dịch vụ của các hệ thống gồm internet banking, nhóm dịch vụ kiều hối; thanh toán biên mậu; thanh toán hóa đơn; thu ngân sách nhà nước; thanh toán song phương với các ngân hàng; thanh toán liên ngân hàng và hệ thống giám sát ngân quỹ...

Theo quan niệm của Nguyễn Phan Yến Phương (2016):

Để phát triển NHĐT cần tập trung hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng các Trung tâm dữ liệu, mạng truyền thông; nâng cao hiệu năng hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), tối ưu hóa năng lực xử lý của các hệ thống, bảo trì, quản lý vận hành tốt các hệ thống, đảm bảo giao dịch ổn định, thông suốt, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, hỗ trợ triển khai chiến lược phát triển CNTT.

Hoàn thiện các hệ thống an ninh thông tin, các quy trình về CNTT, nâng cao khả năng an toàn của hệ thống, nhằm đảm bảo an toàn tài sản cho ngân hàng và khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)