1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong doanh nghiệp
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong doanh nghiệp
Việc quản lý tài chính dựa chủ yếu trên hai phương pháp là quản lý tài sản và quản lý nguồn vốn. Vì vậy, nếu DN muốn đánh giá hiệu quả hoạt động, sẽ dựa trên việc đánh giá hiệu quả quản lý tài sản và nguồn vốn thông qua các chỉ tiêu sau:
1.2.3.1. Hiệu quả đầu tư tài sản kinh doanh
Đây là các chỉ số hoạt động có tác dụng đo lường khả năng khai thác sử dụng vốn kinh doanh như thế nào.
* Hệ số quay vòng hàng tồn kho trong doanh nghiệp: Được xác định theo công thức:
Số vòng quay hàng tồn kho của doanh nhiệp càng cao thì việc kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá càng tốt, bởi lẽ nhà quản lý chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao.
* Vòng quay các khoản phải thu (hay gọi là vòng quay vốn lưu động): Vòng quay vốn lưu động của DN cho biết cứ 1 đồng tài sản lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích. Công thức như sau:
* Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp:
Kỳ thu tiền trung bình của DN phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu.Vòng quay các khoản phải thu của DN càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại. Công thức:
Vòng quay khoản phải thu của DN càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân cần được so sánh đối chiếu với thời hạn
tín dụng mà công ty áp dụng với khách hàng. Nếu mà kỳ thu tiền bình quân ngắn hơn thời hạn tín dụng của công ty chứng tỏ công tác quản trị các khoản phải thu, đôn đốc thu hồi nợ của công ty khá tốt và ngược lại.
1.2.3.2. Hiệu quả khai thác và sử dụng vốn kinh doanh
Doanh nghiệp muốn tiến hành SXKD là phải có một lượng vốn nhất định với nguồn tài trợ tương ứng song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi DN.
* Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Doanh nghiệp muốn tiến hành SXKD là phải có một lượng vốn nhất định với nguồn tài trợ tương ứng song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi DN.
* Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản được tính bằng công thức:
TAU = Doanh thu thuần Tổng tài sản có Trong đó:
Tổng tài sản có là tổng toàn bộ giá trị tài sản của DN bao gồm cả TSCĐ và tài sản lưu động của công ty tại thời điểm tính toán và dựa trên giá trị theo sổ sách kế toán.
Tính hệ số hao mòn (Hhm):
Hệ số hao mòn của TSCĐ thể hiện mức độ hao mòn của tài sản cố định tại thời điểm đánh giá so với thời điểm đầu tư ban đầu của đơn vị. Hệ số này càng cao chứng tỏ TSCĐ của DN đã cũ kỹ, lạc hậu, DN đã không chú trọng nâng cao chất lượng tài sản cố định.
*Hệ số cơ cấu nguồn vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ số này có giá trị càng cao thì khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng cao.
* Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp:
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của DN. Tỷ số nợ có giá trị càng lớn thì khả năng tự chủ của DN càng thấp.
* Hệ số thanh toán của doanh nghiệp:
Hệ số thanh toán hiện hành của DN (hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn): là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN.
Hệ số thanh toán hiện hành cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Căn cứ so sánh ở đây có thể được chọn là tỷ số bình quân ngành, tỷ số thanh khoản năm trước hoặc là 1.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của DN là: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của DN không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của DN thể hiện mối quan hệ giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp nào có khả năng thanh toán nhanh nếu hệ số thanh toán lớn hơn 1 và ngược lại.
1.2.3.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng phát triển, muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động SXKD, đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh tế chính là lợi nhuận thu được trên cơ sở không ngừng mở rộng sản xuất, tăng uy tín và thế lực của doanh nghiệp trên thương trường.
Hệ số sinh lợi doanh thu (ROS): phản ánh khả năng sinh lợi trên một đồng doanh thu.
Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): Hệ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, cho biết phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên số vốn đầu tư của mình. Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào DN.
Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế của DN.