Các tiêu chí đánh giá quản lý tài chính trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty TNHH phát triển hương việt (Trang 34 - 37)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong doanh nghiệp

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá quản lý tài chính trong doanh nghiệp

Quản lý tài chính trong doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố khác nhau, nhưng chủ yếu có hai nhân tố chính nhân là tố chủ

quan và nhân tố khách quan. Trong quản lý tài chính, doanh nghiệp cần tính đến tác động hai nhân tố này để đưa ra biện pháp xử lý, quản lý tài chính sao cho có hiệu quả nhất.

1.2.4.1. Các nhân tố khách quan

- Yếu tố chính trị và pháp luật:Yếu tố chính trị và pháp luật là yếu tố quan trọng bởi vì các Doanh nghiệp có hoạt động trên tiêu chí theo pháp luật, nên vì thế những chính sách, thông tư, nghị định ban hành của nhà nước sẽ là cán cân để doanh nghiệp làm theo. Nếu ổn định được chính trị các doanh nghiệp mới có thể yên tâm kinh doanh, nếu chính trị bất ổn có thể gây bất ổn lớn tới doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu hệ thống phát luật hoàn thiện, thực hiện nghiêm minh sẽ tránh được tình trạng gian lận, buôn lậu…

- Yếu tố kinh tế bao gồm :

+ Hoạt động ngoại thương: Xu hướng ngày nay đóng mở cửa nền kinh tế có ảnh hưởng tới cơ hội phát triển của doanh nghiệp.

+ Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ , tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư … Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng nội tệ bị giảm sút, dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá.

- Điều kiện tự nhiên và rủi ro trong kinh doanh của DN: Những rủi ro như thiên tai, hoả hoạn, bão lụt hoặc những biến động bất thường của thị trường… đều là những rủi ro nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp là cho hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp không được như mong muốn.

- Khả năng cạnh tranh trên thị trường kinh doanh: Ngày nay khả năng cạnh tranh của thị trường rất khốc liệt, nếu doanh nghiệp không làm mới mình, không cạnh tranh chất lượng mẫu mã, tính năng của sản phẩm với các doanh nghiệp khác thì sẽ bị lỗi thời, lỗi mốt. Nếu sản phẩm tiêu thị nhiều thì doanh nghiệp sẽ có doanh thu, lợi nhuận lớn từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao.

- Sự biến động thị trường đầu ra và đầu vào của DN: Trong điều kiện đầu ra không đổi, nếu giá cả của các yếu tố đầu vào biến động tăng sẽ làm tăng chi phí đồng thời giảm lợi nhuận từ đó sẽ làm giảm hiệu quả quản lý vốn. Mặt khác nếu đầu ra khó khăn bất lợi, không có thị trường tiêu thụ doanh thu thấp không đủ bù đắp chi phí thì hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp sẽ là một con số âm, doanh nghiệp sẽ thất bại.

- Lãi suất thị trường kinh doanh: Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến chi phí huy động bằng vốn vay của doanh nghiệp.

- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bật của thời đại công nghệ 4.0 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ứng dụng vào quá trình SXKD những kỹ thuật tiên tiến giúp sử lý rất nhanh, rất hiệu quả. Nếu doanh nghiệp nào không bắt kịp được tốc độ phát triển của khoa học công nghệ thì các TSCĐ của doanh nghiệp đó sẽ bị hao mòn rất lớn, ảnh hưởng đến vốn của doanh nghiệp.

1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan khác

Ngoài những nhân tố khách quan đã nêu ở trên, hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những nhân tố chủ quan sau đây:

- Trình độ quản lý của người lao động và tay nghề của người lao động:

Đây là yếu tố quyết định đến việc kinh doanh có tốt không, sản phẩm có tốt không. Nếu trình độ tốt, hiệu quả, bộ máy đồng bộ nhịp nhàng sẽ giúp cho quản lý tài chính hiệu quả.

- Sự lựa chọn phương án đầu tư của doanh nghiệp: Nếu lựa chọn phương án đầu tư phù hợp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp lựa chọn và quyết định phương án đầu tư không phù hợp, không phát huy được tác dụng của vốn đầu tư sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của doanh nghiệp.

- Vấn đề xác định nhu cầu vốn kinh doanh của DN: Nếu không chính xác khâu này sẽ dẫn đến thừa hoặc thiếu vốn làm ảnh hưởng tới sản xuất có thể là gián đoạn, cũng có thể là ngừng hoạt động gây giảm hiệu quả quản lý tài chính.

- Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Nếu vòng quay vốn nhanh, chu kỳ sản xuất nhanh, nếu vòng quay chậm chu kỳ vốn kéo dài, vốn bị ứ đọng sẽ dẫn tới doanh nghiệp bị sa sút.

- Chế độ lương và cơ chế khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp: Ai trong chúng ta đi làm cũng mong muốn được một mức lương xứng đáng với sự cống hiến, cùng với chế độ khuyến khích hợp lý của doanh nghiệp gắn với hiệu quả công việc sẽ tạo ra động lực cho người lao động nâng cao NSLĐ trong doanh nghiệp, để từ đó nâng cao hiệu quả quản lý vốn của DN.

Trên đây đã nêu ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả QLTC của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lắng nghe, xem xét từng yếu tố để từ đó đưa ra những biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty TNHH phát triển hương việt (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)