3.1.4 .Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
3.4. Đánh giá hiệu quả, hiệu lực Hệ thống quản lý chất lƣợng của công ty Truyền
Truyền tải Điện 1
3.4.1. Kết quả đánh giá tình hình thực hiện và áp dụng đối với những yêu cầu cơ bản về xây dựng hệ thống tài liệu trong công ty bản về xây dựng hệ thống tài liệu trong công ty
Sau khi tiến hành điều tra khảo sát toàn bộ cán bộ viên chức khối văn phòng và cán bộ, công nhân viên của 02 đơn vị truyền tải điện, 01 phòng thí nghiệm và 01 trạm biến áp với tổng số phiếu khảo sát là 150 phiếu. Tác giả tiến hành Tổng hợp phân tích và đã thu đƣợc kết quả đánh giá cụ thể trong bảng 3.3 dƣới đây.
Bảng 3.3 - Kết quả đánh giá tình hình thực hiện và áp dụng đối với những yêu cầu cơ bản về xây dựng hệ thống tài liệu trong công ty
Stt Xây dựng hệ thống
Kết quả đánh giá (%)
Tốt Khá Trung bình Yếu Kém
1 Xây dựng hệ thống tài liệu 15 20 31 22 12 2 Xây dựng cách thức trao đổi thông tin 13 19 29 28 11 3 Xây dựng chính sách chất lƣợng - mục tiêu chất lƣợng 25 32 22 10 11 4 Xây dựng trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, cụ thể 23 33 24 11 9 5 Xây dựng các nguồn lực thích
6 Xây dựng quá trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng 31 22 27 12 8 7 Xây dựng phƣơng thức tìm hiểu
sự thỏa mãn của khách hàng 24 32 24 10 10 8 Xây dựng cách thức đánh giá,
theo dõi, cải tiến các hoạt động 21 27 28 16 9
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu, điều tra của tác giả)
Từ kết quả trong bảng 3.3 ta thấy, các ý kiến đánh giá về công tác xây dựng hệ thống tài liệu của công ty có: 22% ý kiến đánh giá của cán bộ cho rằng công tác xây dựng hệ thống tài liệu của công ty ở mức yếu và 12% ý kiến đánh giá ở mức kém, trong khi đó tỷ lệ đánh giá của cán bộ ở mức tốt và khá lần lƣợt là 15% và 20%. Đồng thời có 31% ý kiến đánh giá ở mức trung bình, nên có thể thấy, công tác xây dựng hệ thống tài liệu của công ty chƣa đƣợc đánh giá cao mà đang ở mức trung bình.
Đối với việc xây dựng cách thức trao đổi thông tin, qua tổng hợp ý kiến đánh
giá ta có thể thấy công tác này của công ty đang đƣợc đánh giá ở mức thấp với 28% ý kiến đánh giá ở mức yếu và 11% ý kiến đánh giá ở mức kém. Điều này công ty cần hết sức lƣu ý để lên phƣơng án cải tiến xây dựng lại cách thức trao đổi thông tin trong công ty cho phù hợp, đảm bảo thông tin trong công ty luôn đƣợc rõ ràng, thông suốt.
Về việc xây dựng chính sách chất lƣợng - mục tiêu chất lƣợng và xây dựng trách nhiệm, quyền hạn trong công ty đang đƣợc nhận ý kiến đánh giá ở mức khá lần lƣợt với tỷ lệ đánh giá là 32% và 33% đánh giá ở mức khá. Điều này cho thấy, chính sách, mục tiêu chất lƣợng cũng nhƣ việc phân định rõ trách nhiệm quyền hạn trong công ty cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, công ty cần duy trì để có những cải tiến trong các giai đoạn sau.
Công tác xây dựng các nguồn lực của Công ty đang có nhiều đánh giá trái chiều: 25% ý kiến đánh giá tốt, 26% ý kiến đánh giá ở mức khá trong khi đó lại có 21% ý kiến đánh giá ở mức yếu. Điều này cho thấy, việc phân bổ nguồn lực của Công ty chƣa đƣợc đồng đều và phù hợp. Thực tế cũng cho thấy hiện nay các nguồn lực chính phục vụ cho khối quản lý, gián tiếp đang ở mức cao mà nguồn lực tại các
đơn vị triển khai thi công trực tiếp thì chƣa đƣợc tốt, không đảm bảo sự đồng bộ nhƣ chính sách mà Ban lãnh đạo đã đề ra.
Công tác xây dựng quá trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng và xây dựng phƣơng thức tìm hiểu sự thỏa mãn của khách hàng của công ty đang nhận đƣợc những ý kiến đánh giá ở mức khá với các tỉ lệ đánh giá: 31% ý kiến đánh giá tốt và 24% ý kiến đánh giá khá cho xây dựng quá trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng; 24% ý kiến đánh giá tốt và 32% ý kiến đánh giá khá cho công tác xây dựng phƣơng thức tìm hiểu sự thỏa mãn của khách hàng. Có thể thấy, trong thực tế 2 yếu tố này đang đƣợc công ty hết sức chú trọng, mặc dù sản phẩm của công ty đang có thể coi là sản phẩm đặc thù, không mang nhiều tính cạnh tranh. Tuy nhiên, nhận thấy sức ép từ yêu cầu khách hàng là ngƣời tiêu dùng và các chỉ đạo của ngành, chính phủ, đồng thời tự nhận thức từ quá trình thực hiện dịch vụ cung cấp so với các ngành đặc thù khác trong nƣớc, công ty đã luôn cố gắng tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng để không ngừng cải tiến quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ của mình sao cho phù hợp và đạt chất lƣợng tốt nhất.
Về công tác xây dựng cách thức đánh giá, theo dõi, cải tiến các hoạt động hiện tại đang ở mức khá yếu với tỉ lệ phiếu đánh giá ở yếu là 16%, tỉ lệ đánh giá ở mức kém là 9%, kết quả này, cùng với quá trình phân tích thực trạng đã phản ánh công tác xây dựng cách thức đánh giá trong công ty còn nhiều bất cập, chƣa đồng bộ, thống nhất gây ra sự lúng túng trong quá trình đánh giá, theo dõi, cải tiến các hoạt động.
Qua các số liệu khảo sát, chúng ta thấy rằng việc Xây dựng hệ thống tài liệu và
Xây dựng các nguồn lực thích hợp đang chiếm phần yếu kém rất cao (chiếm 12%). Vì vậy trƣớc tiên nên đấy mạnh giải quyết khâu cập nhật, bổ sung cũng nhƣ lƣu trữ hệ thống tài liệu từ tài liệu kỹ thuật của thiết bị cũng nhƣ các văn bản pháp luật, nội bộ EVN…Bên cạnh đó công tác tạo nguồn nhân lực tinh nhuệ phải đƣợc nâng cao phù hợp với xu hƣớng phát triển chung của thế giới.
3.4.2. Kết quả đánh giá tình hình thực hiện và áp dụng các thủ tục triển khai vận dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2001 dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2001
dụng ISO với 150 phiếu khảo sát từ các cán bộ viên chức khối văn phòng và cán bộ, công nhân viên của 02 đơn vị truyền tải điện, 01 phòng thí nghiệm và 01 trạm biến áp đƣợc tổng hợp trong bảng 3.4 dƣới đây.
Bảng 3.4 - Kết quả đánh giá tình hình thực hiện và áp dụng các thủ tục triển khai vận dụng ISO
Stt Xây dựng hệ thống
Kết quả đánh giá (%)
Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1 Lập kế hoạch
1.1 Cam kết của lãnh đạo 19 24 35 14 8 1.2 Thành lập ban chỉ đạo 51 28 20 1 0 1.3 Đào tạo 30 20 26 17 7 1.4 Đánh giá thực trạng 34 34 24 6 2 1.5 Lập kế hoạch thực hiện 22 25 26 16 11
2 Biên soạn và phổ biến các tài liệu của HTQLCL
2.1 Biên soạn tài liệu 22 34 25 10 9 2.2 Phổ biến tài liệu 20 33 28 8 11
3 Thực hiện HTQLCL
3.1 Công bố và áp dụng HTQLCL 21 24 30 16 9 3.2 Đánh giá nội bộ 24 23 28 15 10 3.3 Xem xét của lãnh đạo 25 22 26 11 16
4 Chứng nhận HTQLCL
4.1 Đánh giá sơ bộ 32 28 30 6 4 4.2 Đánh giá chính thức 35 29 29 5 2 4.3 Quyết định chứng nhận 30 36 30 2 2 4.4 Đánh giá lại 31 28 31 5 5
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu, điều tra của tác giả)
Kết quả đánh giá công tác lập kế hoạch trong thực hiện và áp dụng các thủ tục triển khai vận dụng ISO tại Công ty thể hiện trong bảng 3.4 cho thấy, từ việc
thành lập ban chỉ đạo, đào tạo, đánh giá thực trạng có kết quả tƣơng đối tốt với tỉ lệ 51%, 30%, 34% đạt mức tốt, kết quả này cho biết trong quá trình thực hiện và áp dụng, công ty đã làm tốt vai trò của bản chỉ đạo trong công tác đào tạo và đánh giá thực trạng. Tuy nhiên, kết quả về cam kết của lãnh đạo và công tác lập kế hoạch đang ở mức yếu, lần lƣợt là 14% và 16%, kết quả này có phần mâu thuẫn với thực tế, là kế hoạch xây dựng, thực hiện hệ thống quản lý chất lƣợng của công ty đã tƣơng đối rõ ràng và cam kết của lãnh đạo cũng đã đƣợc thể hiện trong chính sách chất lƣợng của công ty. Đi sâu vào tìm hiểu kỹ nội dung này, tác giả đã làm việc thêm với một số nhân viên phỏng vấn sâu hơn riêng về 2 nội dung cam kết của lãnh đạo và công tác lập kế hoạch thực hiện thì những nhân viên này đều có cùng quan điểm rằng thực sự việc lập kế hoạch và cam kết đã đƣợc thể hiện rõ trong sổ tay chất lƣợng, nhƣng thực tế do quá trình triển khai còn nhiều yếu tố khách quan tác động nên 2 nội dung này thực sự chƣa đƣợc thực hiện tốt theo đúng nghĩa của nó.
Kết quả đánh giá công tác biên soạn và phổ biến tài liệu trong công ty đạt mức khá lần lƣợt là 34% và 33%. Kết quả này cho thấy, công tác biên soạn và phổ biến tài liệu đƣợc Ban chỉ đạo, tổ công tác ISO phối hợp với các chuyên gia tƣ vấn bên ngoài tiến hành xây dựng, rà soát nhiều lần nên công tác này đạt mức khá là hoàn toàn phù hợp.
Kết quả đánh giá quá trình thực hiện Hệ thống quản lý chất lƣợng từ việc công bố áp dụng, đánh giá nội bộ đến quá trình xem xét của lãnh đạo đang ở mức trung bình yếu, kết quả này cũng thể hiện việc đầu tƣ cho quá trình thực hiện còn chƣa đƣợc lãnh đạo công ty quan tâm, chú trọng.
Kết quả đánh giá công tác chứng nhận hệ thống đạt kết quả tƣơng đối tốt với các mức: Đánh giá sơ bộ đạt 32%; Đánh giá chính thức: 35%; Quyết định chứng nhận 30% và Đánh giá lại 31%. Kết quả này cho thấy quá trình đánh giá chứng nhận và đánh giá lại của đơn vị cấp chứng nhận đƣợc thực hiện tốt, đảm bảo đúng quy định và cũng khẳng định kết quả cuối cùng của hệ thống đã đạt đƣợc.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2001 TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 4.1. Phƣơng hƣớng phát triển Công ty Truyền tải Điện 1 đến năm 2020
4.1.1. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty
Thực hiện “Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030” đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Trong những năm tới khối lƣợng các trạm biến áp, các tuyến đƣờng dây 220kV, 500kV trên toàn miền Bắc đƣợc đầu tƣ, xây dựng để phục cho phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống nhân dân và an ninh, quốc phòng khu vực miền Bắc do Công ty Truyền tải điện 1 quản lý sẽ tiếp nhận quản lý, vận hành nhƣ sau:
1. Cấp điện áp 500 kV
a)Dự án xây dựng các Trạm biến áp 500 kV:
- Giai đoạn năm 2011 - 2015: Có 8 trạm với tổng công suất 6750 MVA - Giai đoạn năm 2016 - 2020: Có 11 trạm với tổng công suất 13100 MVA
b) Dự án xây dựng các tuyến đường dây 500 kV
- Giai đoạn năm 2011 - 2015: Có 8 tuyến ĐZ với chiều dài 1443 km. - Giai đoạn năm 2011 - 2015: Có 18 tuyến ĐZ với chiều dài 2015 km. 2. Cấp Cấp điện áp 220 kV
a) Dự án xây dựng các Trạm biến áp 220 kV:
- Giai đoạn năm 2011 - 2015: Có 68 trạm với tổng công suất 15438 MVA - Giai đoạn năm 2016 - 2020: Có 75 trạm với tổng công suất 18063 MVA
b) Dự án xây dựng các tuyến đường dây 220 kV
- Giai đoạn năm 2011 - 2015: Có 60 tuyến ĐZ với chiều dài 3864 km - Giai đoạn năm 2011 - 2015: Có 41 tuyến ĐZ với chiều dài 1584 km.
- Về tổ chức: Lƣới truyền tải sẽ vƣơn xa hơn, đặc biệt là phát triển khu vực các tỉnh Tây Bắc: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên; các tỉnh Đông Bắc, khu vực Quảng
Ninh, Móng Cái, Mông Dƣơng, Cẩm Phả,… và các khu vực miền núi phía bắc nhƣ: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai; khu vực tam giác phát triển kinh tế đồng bằng bắc bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ đƣợc tăng cƣờng thêm các tuyến đƣờng dây, các trạm biến áp để phục vụ phát triển kinh tế. Các đơn vị Truyền tải điện khu vực sẽ đƣợc thành lập để tổ chức quản lý, vận hành, sửa chữa bảo dƣỡng đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn, liên tục, kinh tế và hiệu quả.
Thành lập thêm các trung tâm, các tổ “Thí nghiệm, sửa chữa thiết bị điện”, tại các khu vực để kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố lƣới điện.
Đối với các đơn vị Truyền tải khu vực, xem xét tách phòng Kế hoạch - Kỹ thuật; Hành chính - Tổ chức, thành lập thêm các phòng, ban mới để đáp ứng với khối lƣợng công việc và yêu cầu của sản xuất.
- Về nhân lực: Do khối lƣợng quản lý đƣờng dây và trạm biến áp tăng thêm trong giai đoạn tới, dự kiến số lao động của Công ty sẽ tăng đến năm 2020 số lao động là 3.700 ngƣời, năm 2030 là 5.500 ngƣời.
Trong giai đoạn tới, do áp dụng khoa học công nghệ mới trên lƣới truyền tải, EVN sẽ thay đổi định mức lao động trong các trạm biến áp, các đƣờng dây mới xây dựng, dẫn tới số lao động của Công ty sẽ đƣợc điều chuyển, sắp xếp lại, nên số lao động dù nhiều công trình mới đƣợc đƣa vào khai thác, sử dụng nhƣng số lƣợng lao động không tăng nhiều và đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lƣợng cao.
- Về khoa học kỹ thuật: Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới, trong giai đoạn tới nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại nhƣ: Hệ thống SCADA, hệ thống lƣới điện thông minh (Smart Grid), hệ thống điều khiển, đo lƣờng, bảo vệ,… các trạm không ngƣời trực, hệ thống giám sát kiểm tra đƣờng dây bằng Camera, bằng Rôbốt tự động,… Các công nghệ tiên tiến của khối G7 sẽ đƣợc áp dụng trong quản lý, vận hành lƣới điện của Công ty. Đòi hỏi trình độ, tay nghề ngƣời lao động (nguồn nhân lực) của Công ty có chất lƣợng cao mới tiếp cận, làm chủ thiết bị công nghệ trong công tác quản lý, điều hành hệ thống lƣới điện Công ty quản lý.
4.1.2. Phương hướng phát triển hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
Để thực hiện “Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030” đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Chiến lƣợc phát triển của EVN cần gắn liền với tái cơ cấu Tập đoàn nhằm tập trung các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới. Vì vậy, chiến lƣợc phát triển của Công ty cũng phải hƣớng tới mục tiêu chung của Tập đoàn trong đó có nhiệm vụ về phát triển hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO với các nội dung chính nhƣ sau:
Thứ nhất, đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn là nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cƣờng nhận thức cho cán bộ, công nhân viên và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thực hiện hệ thống quản lý chất lƣợng đáp ứng việc duy trì, phát triển hệ thống.
Thứ hai, thƣờng xuyên rà soát, duy trì vận hành hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, đảm bảo phù hợp và mang lại hiêu quả cao nhất cho các hoạt động của công ty.
Thứ ba, tổ chức tốt công tác đánh giá nội bộ, đánh giá giám sát bên ngoài, thực hiện đánh giá chứng nhận lại theo định kỳ, đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của