Cải thiện hợp tác với các hãng tư vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng dịch vụ tư vấn xây dựng tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng đại việt (Trang 73 - 90)

3.1 .Khái quát về Côngty Cổ phần Tƣ vấn Xâydựng Đại Việt

4.2.3. Cải thiện hợp tác với các hãng tư vấn

Liên doanh là hình thức hợp tác đƣợc áp dụng phổ biến nhất để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lĩnh vực tƣ vấn cũg không nằm ngoài xu hƣớng này. Để nâng cao khả năng đƣợc lựa chọn trong quá trình đấu thầu và năng lực cung cấp dịch vụ tƣ vấn, ADCC cần tăng cƣờng hợp tác với các đối tác tƣ vấn trong và ngoài nƣớc.

4.2.3.1. Tăng cường hợp tác với các Công ty tư vấn Quốc tế.

Hợp tác với các hãng tƣ vấn nƣớc ngoài mang lại lợi ích to lớn cho Công ty. Nhƣng năm qua, ADCC đã hợp tác với nhiều Công ty tƣ vấn Quốc tế nhƣ : Công ty tƣ vấn hàng không Nhật Bản (JAC), Công ty tƣ vấn Nippon Loei,… và đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa khả năng trúng thầu và năng lực cung cấp dịch vụ tƣ vấn có tính chất phức tạp hơn trong tƣơng lai, việc tìm kiếm đối tác và tạo lập mối quan hệ với các Công ty tƣ vấn nƣớc ngoài là hết sức cần thiết. Hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài có thể đƣợc thực hiện theo hình thức sau :

4.2.3.2. Hợp tác theo hính thức liên doanh đối tác

Là việc các doanh nghiệp cùng hợp tác với nhau để nâng cao khả năng và năng lực nhằm thực hiện một hoặc vài công việc nào đó. Liên doanh sẽ không hình thành một tổ chức có tƣ cách pháp nhân mới mà chỉ là hình thức hợp tác thông qua hợp đồng liên doanh. Đối với các lĩnh vực tƣ vấn, khách hàng thƣờng khuyến khích các nhà thầu hợp tác với nhau theo hình thức liên doanh nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp và bảo đảm tiến độ thực hiện công việc. Theo hình thức này, Công ty có thể liên doanh với các nhà thầu nƣớc ngoài để tham gia đấu thầu và cung cấp dịch vụ tƣ vấn cho các dự án phát triển ở Việt Nam.

Về đối tác liên doanh, ngoài các Công ty tƣ vấn Quốc tế mà Công ty đã tạo lập đƣợc mối quan hệ và hợp tác liên doanh, ADCC có thể tìm thêm các

đối tác khác trên thế giới để hợp tác liên doanh trong những trƣờng hợp cụ thể. Việc mở rộng thêm các đối tác để hợp tác không chỉ góp phần làm cho Công ty hợp tác đƣợc các Công ty có năng lực và kinh nghiệm tốt hơn, nâng cao khả năng trúng thầu và năng lực thực hiện dịch vụ mà tạo cơ hội cho lãnh đạo Công ty có cơ hội học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý và cho cán bộ tƣ vấn của Công ty có dịp tích luỹ kinh nghiệm và học tập cách tiếp cận, phân tích công việc của các chuyên gia tƣ vấn Quốc tế.

Về nội dung hợp tác liên doanh, Công ty cần duy trì và đẩy mạnh hơn việc cung cấp các chuyên gia tƣ vấn trong nƣớc. Theo đó, trong liên doanh nhà thầu, Công ty chịu trách nhiệm tìm kiếm và lựa chọn các chuyên gia tƣ vấn trong nƣớc theo nguồn và kênh thông tin khác nhau, gồm :

- Các cán bộ nhân viên làm việc của Công ty. - Các cộng tác viên.

- Thông qua sự giới thiệu của cộng tác viên.

- Thông qua quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin.

Với việc cung cấp các chuyên gia tƣ vấn trong nƣớc, Công ty sẽ đảm trách thực hiện phần việc đƣợc giao cho tƣ vấn trong nƣớc thực hiện theo yêu cầu trong hợp đồng tƣ vấn và điều khoản tham chiếu của khách hàng. Ngoài ra, Công ty sẽ đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa chuyên gia tƣ vấn Quốc tế và tƣ vấn trong nƣớc.

Hiện nay, Công ty đã có nhiều cộng tác viên là các chuyên gia tƣ vấn độc lập Quốc tê. Vì vậy, ngoài việc cung cấp các chuyên gia tƣ vấn trong nƣớc, Công ty có thể cung cấp chuyên gia tƣ vấn Quốc tế vào liên doanh. Các chuyên gia Quốc tế mà Công ty có thể cung cấp vào liên doanh thuộc các lĩnh vực sau :

- Chuyên gia quản lý tài chính doanh nghiệp. - Chuyên gia lập kế hoạch dự án.

- Chuyên gia quản lý tài chính công…

Ngoài ra, với tƣ cách là đối tác trong nƣớc, hay còn gọi là đối tác địa phƣơng, Công ty sẽ thực hiện các công việc hậu cần trong quá trình thực hiện công việc nhƣ :

- Đại diện cho liên doanh thuê, mua các loại phƣơng tiện, thiết bị.

- Liên hệ và sắp xếp các chuyến công tác thực địa tại địa phƣơng, hiện trƣờng nhƣ : nơi lƣu trú, lịch làm việc…

- Đại diện cho liên doanh trong việc thuê tuyển cán bộ phiên dịch cho các cuộc hội thảo, hội nghị, công tác tại hiện trƣờng.

- Thực hiện công tác dịch thuật các báo cáo, sản phẩm của liên doanh theo yêu cầu dịch vụ…

Tăng cƣờng các hoạt động này đều mang lại giá trị gia tăng khi hợp tác với đối tác tƣ vấn Quốc tế, và sẽ góp phần làm cho việc thực hiện hợp đồng của liên doanh đƣợc thông suốt, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty cũng nhƣ cả liên doanh. Thực hiện tốt công việc này, Công ty sẽ vừa nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ vừa nâng cao hiệu quả hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài, đó là :

- Học hỏi phƣơng pháp tìm kiếm cơ hội kinh doanh và cách tiếp cận cơ hội này.

- Nâng cao năng lực hợp tác với các đối tác.

- Nâng cao phƣơng pháp và học hỏi kinh nghiệm, bí quyết chuẩn bị hồ sơ thầu, đặc biệt là phƣơng pháp luận và cách thức chuẩn bị lý lịch chuyên gia.

- Nâng cao năng lực và học hỏi kinh nghiệm thực hiện công việc, phân công công việc.

- Cải thiện khả năng chuẩn bị và trình bày sản phẩm tƣ vấn, báo cáo, thuyết trình…

- Nâng cao trình độ quản lý và điều hành thực hiện công việc cho cán bộ lãnh đạo.

Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ của Công ty và nâng cao hiệu quả hợp tác, trong quá trình đàm phán hợp đồng liên doanh. Công ty cần phải lƣu ý một số vấn đề sau :

- Quy định rõ ràng và thống nhất cụ thể sự phối hợp giữa chuyên gia tƣ vấn quốc tế và chuyên gia tƣ vấn trong nƣớc với mục tiêu trƣớc mắt là thực hiện hiệu quả dịch vụ tƣ vấn và mục tiêu sâu xa là tăng cƣờng năng lực cho các chuyên gia tƣ vấn trong nƣớc của Công ty và năng lực, kinh nghiệm quản lý của lãnh đạo Công ty.

- Quy định cụ thể các nội dung côn g việc, phần việc sẽ do Công ty đảm nhiệm, trong quá trình đàm phán cần thiết phải chứng tỏ năng lực và kinh nghiệm và sự hiểu biết về điều kiện Việt Nam của chuyên gia tƣ vấn trong nƣớc để thuyết phục đối tác giao nhiều công việc hơn cho Công ty.

- Mức phí tƣ vấn của các chuyên gia tƣ vấn trong nƣớc cũng là một vấn đề cần đƣợc đàm phán. Hiện tai, chênh lệch giữa mức lƣơng chuyên gia Quốc tế và chuyên gia tƣ vấn trong nƣớc chênh lệch nhau khá nhiều. Có khi phí chuyên gia tƣ vấn cao gấp 10 lần mức lƣơng của chuyên gia tƣ vấn trong nƣớc.

4.2.3.3. Hợp tác theo hình thức thầu phụ cho các Công ty tư vấn Quốc tế

Theo hình thức này, Công ty sẽ không phải tham gia công đoạn đấu thầu để giành hợp đồng mà sẽ độc lập thực hiện những phần công việc mà Công ty tƣ vấn Quốc tế giao lại. Đối với dịch vụ tƣ vấn, các hình thức nhà thầu phụ thƣờng không nhiều do khối lƣợng công việc tƣ vấn không nhiều và khách hàng thƣờng ràng buộc.

Trong thời gian qua, Công ty chƣa chú ý nhiều đến hình thức hợp tác này. Nhƣng nếu theo hình thức này Công ty có thể học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm tƣ vấn hơn và tránh đƣợc rủi ro trong quá trình đấu thầu.

Để có thể tham gia hợp tác theo hình thức nhà thầu phụ, Công ty có thể tiếp cận trực tiếp với các Công ty tƣ vấn Quốc tế thắng thầu để học hỏi năng

lực và kinh nghiệm. Công ty cũng có thể tiếp cận thông qua các nhà tài trợ và cơ quan thực hiện dự án.Các lĩnh vực mà Công ty có thể ký hợp đồng thầu phụ với các Công ty tƣ vấn Quốc tế là những dịch vụ mà Công ty có thế mạnh.

4.2.3.4. Tăng cường hợp tác với các Công ty tư vấn trong nước.

Công ty cần có những kênh thông tin đáng tin cậy cho riêng mình về các công ty hợp tác trong nƣớc. Cần tăng cƣờng hợp tác với những Công ty trong nƣớc có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Về hình thức hợp tác cũng gần nhƣ giống với hợp tác với các đối tác tƣ vấn Quốc tế, nhƣng sẽ thuận lợi hơn đó là không bị hạn chế về ngôn ngữ khi các chuyên gia hợp tác với nhau. Tăng cƣờng hợp tác sẽ mang lại giá trị Kinh tế cao, đỡ phải thuê các chuyên gia tƣ vấn nƣớc ngoài về những lĩnh vực không mạnh của Công ty.

Tuy nhiên, cũng cần có những quy định rõ ràng trong quá trình hợp tác, đó là:

- Thống nhất sự phối hợp giữa các chuyên gia tƣ vấn do các bên cung cấp với mục tiêu thực hiện hiệu quả dịch vụ tƣ vấn cho khách hàng.

- Quy định cụ thể nội dung công việc các bên đảm nhận. - Thoả thuận rõ rang về mức phí các bên.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong quá trình phát triển nên nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ quốc kế, dân sinh gia tăng nhanh. Từ đó, dịch vụ tƣ vấn xây dựng xuất hiện và phát triển nhanh chóng. Nhờ đó, các chủ đầu tƣ có đƣợc những thông tin hữu ích khi quyết định hƣớng đầu tƣ của mình. Tuy nhiên, đây là loại hình dịch vụ mang tính trí tuệ cao và còn mới đối với Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu để quản lý tốt chất lƣợng dịch vụ này ở các doanh nghiệp tƣ vấn đang là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống.

Trong những năm vừa qua,Công ty Cổ phần Tƣ vấn Xây dựng Đại Việt rất quan tâm tới quản lý chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn xây dựng và đạt những kết quả quan trọng. Đó là việc xây dựng đội ngũ nhân viên tƣơng đối am hiểu, tinh thông nghề nghiệp; xây dựng đƣợc quy trình tƣ vấn hợp lý, xây dựng và thực hiện chính sách chất lƣợng… Nhờ đó, Công ty nâng cao đƣợc khả năng cạnh tranh và ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, Công ty vẫn còn không ít hạn chế, bất cập trong quản lý chất lƣợng dịch vụ này, đặc biệt trong điều kiện đất nƣớc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; đòi hỏi chất lƣợng tƣ vấn ngày càng cao... Khắc phục những bất cập này đang là đòi hỏi bức thiết đối với Công ty hiện nay.

Với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn nhân viên trong Công ty; với những bài học thành công và không thành công đã rút ra đƣợc trong những năm vừa qua, chắc chắn rằng, những hạn chế, bất cập trong quản lý chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn xây dựng của Công ty Cổ phần Tƣ vấn Xây dựng Đại Việtsẽ đƣợc khắc phục./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Tuấn Anh, 2016. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại công ty TNHH ABB. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. 2. Vũ Thị Kiều Bắc, 2009. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn

lập dự án đầu tư xây dựng. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế.

3. Bộ Xây dựng, 2016. Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Hà Nội.

4. Bộ Xây dựng, 2016. Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 về việc hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Hà Nội.

5. Nguyễn Đức Chiến, 2014. Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng tại Viện quy hoạch xây dựng Ninh Bình. Luận văn thạc sĩ. Đại học Thủy Lợi.

6. Chính phủ, 2014. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Hà Nội.

7. Chính phủ, 2015. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Hà Nội.

8. Chính phủ, 2015. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Hà Nội.

9. Chính phủ, 2016. Nghị định số 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Chọn 1998. Những vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư và thiết kế xây dựng. Hà Nội: Nxb Khoa học và kỹ thuật.

11. Nguyễn Văn Chọn, 1999. Quản lý Nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây dựng. Hà Nội: Nxb Xây dựng.

12. Nguyễn Văn Chọn, 2001. Quản lý Nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Hà Nội: Nxb Khoa học và kỹ thuật.

13. Lê Việt Đức, 2015. Chất lượng dịch vụ của hệ thống cụm rạp chiếu phim Platinum Cineplex. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. 14. Nguyễn Thị Hằng, 2016. Quản lý dịch vụ Bưu chính chuyển phát tại Bưu điện

thành phố Hải Phòng, luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. 15. Nguyễn Thu Hằng, 2016. Quản lý dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân

hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

16. Vũ Trọng Lâm, 2006. Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 17. Tống Văn Phê, 2012. Một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong quá trình hội nhập.

Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế.

18. Quốc hội, 2013. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. Hà Nội. 19. Quốc hội, 2014. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014. Hà Nội. 20. Quốc hội, 2014. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014. Hà Nội. 21. Đào Thị Kim Quý, 2013. Quản lý chất lượng dịch vụ tại Khách sạn

Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.

22. Đào Thị Thắm, 2015. Nâng cao năng lực tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Cơ sở hạ tầng Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Thuỷ lợi.

23. Vũ Thị Kim Trang, 2008. Giải pháp nâng cao năng lực tư vấn của Công ty CP tư vấn xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam (VCC) trong quá trình hội nhập. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế.

24. Huỳnh Thị Tƣờng Vân, 2013. Quản lý chất lượng dịch vụ mặt đất của Việt Nam Airlines.Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.

25. Lê Anh Vũ, 2016. Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng thiết kế tại Công ty cổ phần tư vấn XDNN&PTNT Phú Thọ.Luận văn thạc sĩ.Trƣờng Đại học Thuỷ lợi.

PHỤ LỤC

BẢNG 1. Danh mục một số máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần Tƣ vấn Xây dựng Đại Việt

Tên thiết bị Số hiệu/hãng sản xuất Tính năng kỹ thuật Số lƣợng Sở hữu, thuê 1. Máy thiết bị phục vụ khảo sát địa hình

- Máy GPS cầm tay SP 24XC Dùng để xác định vị trí điểm 05 Sở hữu - Máy toàn đạc điện tử - SOUTH NTS 312B - Topcon GTS 235 Dùng để đo đạc tuyến, công trình với độ chính xác cao 05 “ - Máy thủy chuẩn Máy thuỷ bình SETL AL-20 Dùng để đo cao độ tuyến 08 “ - Máy kinh vĩ 3T5KII Dùng để đo góc

tuyến

05 “ - Máy phát điện HONDA 01 “ - Gƣơng đồng bộ NIKON Dùng để đo góc, đo dài - Đàm thoại đồng bộ KENWOOD TK - 2107 Dùng để thông tin liên lạc tại hiện trƣờng 10 “ - Mia và chân máy đồng bộ ALG55E/SOKIA/NI KON Dùng để đo cao độ, góc tuyến Theo yêu cầu “ - Thƣớc thép loại 20 -30m Dùng để đo chiều dài chi tiết

05 “ - Xi măng đổ mốc, dao phát Theo yêu Mua

Tên thiết bị Số hiệu/hãng sản xuất Tính năng kỹ thuật Số lƣợng Sở hữu, thuê cây, bay thợ nề, núm sứ địa chính cầu - Sổ sách, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng dịch vụ tư vấn xây dựng tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng đại việt (Trang 73 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)