1.2. Cơ sở lý luận về quản lý chấtlƣợng dịch vụtƣ vấn
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng dịch vụ tư vấn trong
ngành xây dựng
1.2.3.1. Năng lực của đội ngũ tư vấn
Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với một tổ chức tƣ vấn xây dựng. Con ngƣời là yếu tố quyết định chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn xây dựng của doanh nghiệp.Vì vậy, công tác quản lý nhân sự có tầm sống còn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Chính sách nhân sự có ảnh hƣởng đến năng lực tƣ vấn xây dựng của doanh nghiệp đó. Việc xây dựng, tuyển dụng, đào tạo lại cho đội ngũ làm công tác tƣ vấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực cần phải tiến hành thƣờng xuyên, liên tục. Nhƣ thế sẽ tạo đƣợc nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực làm việc tốt với chủ đầu tƣ và các đối tác, thu hút đƣợc khách hàng, khẳng định đƣợc vị thế của doanh nghiệp và đẩy mạnh đƣợc thị phần hoạt động trên thị trƣờng tƣ vấn xây dựng.
1.2.3.2. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp tư vấn
Mỗi một doanh nghiệp là một hệ thống trong đó có sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận chức năng. Mức chất lƣợng đạt trên cơ sở giảm chi phí và tiến độ thực hiện phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy, hoàn thiện quản lý là cơ hội tốt cho nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, thoả mãn nhu cầu của khách hàng về chi phí và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp tƣ vấn xây dựng nào giải quyết tốt bài toán về tổ chức quản lý thì đều có sản phẩm tƣ vấn thuộc hàng đầu về chất lƣợng xét theo yếu tố thời gian và theo yếu tố kết quả tƣ vấn.
Trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi tƣ vấn cho các công trình xây dựng rất phức tạp nên không một cá nhân nào có thể đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng nên doanh nghiệp tƣ vấn cần phải phân công, chuyên môn hóa
cho đội ngũ tƣ vấn của mình. Việc sắp xếp nhân lực đúng năng lực, sở trƣờng và phối hợp đƣợc hoạt động của các cá nhân là nhân tố trực tiếp quyết định chất lƣợng của dịch vụ tƣ vấn.
1.2.3.3. Các nguồn lực của doanh nghiệp tư vấn
Cơ cấu công nghệ, trang thiết bị của doanh nghiệp ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng sản phẩm dịch vụ tƣ vấn xây dựng của Nhà tƣ vấn. Quản lý máy móc thiết bị tốt, trong đó xác định đúng phƣơng hƣớng đầu tƣ phát triển, cải tiến nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ tƣ vấn trên cơ sở vận dụng công nghệ hiện có với đầu tƣ đổi mới là một chiến lƣợc quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp.
Không chỉ có máy móc thiết bị công nghệ, mà yếu tố cập nhật và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn xây dựng. Theo quy định, mỗi quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn khác nhau sẽ hình thànhnhững đặc tính chất lƣợng sản phẩm dịch vụ tƣ vấn khác nhau. Để thực hiện mục tiêu chất lƣợng thì cần phải tổ chức tốt việc cập nhật, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành.
1.2.3.4. Cơ chế, chính sách của Nhà nước, của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trƣờng kinh doanh nhất định, trong đó môi trƣờng pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế có tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra, nâng cao chất lƣợng dịch vụ của các doanh nghiệp. Cơ chế quản lý tạo môi trƣờng thuận lợi cho đầu tƣ nghiên cứu nhu cầu, thiết kế, đồng thời tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm tƣ vấn thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh. Một cơ chế quản lý phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp mạnh dạn kinh doanh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ. Ngƣợc
lại, cơ chế quản lý không phù hợp sẽ tạo ra sự trì trệ, giảm động lực nâng cao chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn xây dựng.
Hoạt động tƣ vấn thiết kế xây dựng công trình và các hoạt động đầu tƣ xây dựng nói chung đều chịu ảnh hƣởng của yếu tố chính trị, kinh tế trong nƣớc, khu vực và quốc tế. Pháp luật tạo ra môi trƣờng pháp lý cho hoạt động đầu tƣ xây dựng nói chung trong đó có hoạt động tƣ vấn thiết kế xây dựng công trình. Hệ thống Luật nhƣ: Luật Xây dựng, Luật Đầu tƣ, Luật Đầu tƣ công, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Luật thuế, Luật Tài nguyên, Luật bảo vệ Môi trƣờng và các văn bản hƣớng dẫn thi hành là căn cứ để triển khai, thực hiện các hoạt động đầu tƣ nói chung cũng nhƣ hoạt động tƣ vấn thiết kế xây dựng công trình nói riêng.
Hoạt động đầu tƣ xây dựng đƣợc tạo điều kiện thuận lợi hay không, có cơ sở để hoạt động nghiêm túc hay không có nền tảng rất quan trọng môi trƣờng pháp lý, từ nội dung đƣợc soạn thảo trong các văn bản luật của Quốc hội. Hệ thống các văn bản dƣới luật nhƣ Nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn, công văn, văn bản, công bố, quyết định cũng là các căn cứ cho các hoạt động đầu tƣ xây dựng đƣợc triển khai phù hợp, hiệu quả và kịp thời. Hệ thống văn bản pháp quy có thể là điều kiện thuận lợi, cũng có thể là sự ràng buộc, gây khó khăn cho các hoạt động đầu tƣ xây dựng. Các văn bản pháp luật đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, đồng bộ, rõ ràng, cụ thể, đầy đủ, hƣớng dẫn thi hành kịp thời, không chồng chéo và mâu thuẫn nội dung là điều kiện cho môi trƣờng đầu tƣ đƣợc triển khai thuận lợi.
Chủ đầu tƣ và nhà thầu tƣ vấn là những tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong môi trƣờng pháp lý nhất định. Sản phẩm dịch vụ của nhà thầu tƣ vấn cung cấp chochủ đầu tƣ chỉ có giá trị và tính khả thi khi đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
Ngày nay khoa học phát triển rất mạnh đã đóng góp vào sự cạnh tranh chung giữa các ngành với nhau và trong cùng một ngành. Sự phát triển của
khoa học kỹ thuật ngày nay là những bƣớc tiến bộ lớn, máy móc hiện đại thay thế sức lao động của con ngƣời, nếu không đầu tƣ máy móc thiết bị hiện đại thì lại bị tụt hậu so với mặt bằng chung. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ làm thay đổi căn bản về nhiều mặt của kỹ thuật tƣ vấn. Những công nghệ mới buộc các nhà tƣ vấn phải bám sát những thay đổi này. Những ai không theo kịp sẽ tụt hậu và bị thay thế, sự phát triển của công nghệ cũng phải thể hiện từng phần trong quy mô phát triển và tính phức tạp của dự án. Tiến bộ khoa học - công nghệ là phƣơng tiện để xác định đúng đắn nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm sản phẩm tƣ vấn chính xác, giúp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm tƣ vấn cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng của công trình xây dựng.
1.2.3.5. Mức độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ tư vấn
Sự cạnh tranh là nhân tố quyết định đến sự tồn tại của công ty, nó buộc các công ty đang hoạt động phải nâng cao năng lực thƣờng xuyên, cung cấp các dịch vụ tốt hơn. Đối thủ cạnh tranh của các công ty tƣ vấn gồm: cạnh tranh từ các đối thủ cùng nghề tƣ vấn đầu tƣ và xây dựng, từ phía khách hàng và từ các ngành nghề khác. Ngoài ra việc xây dựng thƣơng hiệu, tạo sự tín nhiệm, tạo hình ảnh tốt và quảng bá rộng rãi tới các chủ đầu tƣ cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến năng lực tƣ vấn của đơn vị.
- Yếu tố thị trƣờng: Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hƣớng cho sự phát triển chất lƣợng tƣ vấn xây dựng. Dịch vụ chỉ có thể tồn tại khi nó đáp ứng đƣợc những mong đợi của khách hàng. Khách hàng là ngƣời lựa chọn tƣ vấn, chứ không phải là tƣ vấn chọn lấy khách hàng. Sự lựa chọn của khách hàng là dựa trên năng lực chứ không phải dựa vào giá cả. Khách hàng chỉ lựa chọn công ty tƣ vấn khi họ tin công ty đƣợc mình lựa chọn có năng lực để thực hiện các dịch vụ nghề nghiệp dịch vụ có chất lƣợng cao, tiếp theo đó vấn đề thù lao mới đƣợc đem ra thảo luận (Cụ
thể đƣợc quy định tại phƣơng thức đấu thầu đƣợc áp dụng cho đấu thầu tƣ vấn – 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ). Xu hƣớng phát triển và hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ phụthuộc vào chủ yếu vào đặc điểm và xu hƣớng vận động của nhu cầu trên thị trƣờng. Có thể nói, xác định đúng nhu cầu, cấu trúc, đặc điểm, xu hƣớng vận động của nhu cầu xây dựng là căn cứ đầu tiên, quan trọng ảnh hƣởng đến phát triển chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn xây dựng.
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phƣơng và của khu vực: Đây cũng chính là cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp nói chung và đơn vị tƣ vấn xây dựng nói riêng. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội việc làm, cạnh tranh khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng tƣ vấn xây dựng.