Đánh giá chung về Bộ máy quản lý cấp Tổng công ty giai đoạn 2013-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Trang 77 - 80)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Đánh giá chung về Bộ máy quản lý cấp Tổng công ty giai đoạn 2013-2014

4.3.1. Những mặt được của Bộ máy quản lý

- Kiện toàn Bộ máy quản lý cho giai đoạn 2013 - 2014 đã xuất phát từ mục tiêu, chức năng hoạt động mới của Tổng công ty để lựa chọn mô hình Bộ máy quản lý phù hợp với quy mô, địa bàn hoạt động, nội dung hoạt động của Tổng công ty trong điều kiện mới.

- Cơ cấu bộ máy tổ chức theo mô hình cơ cấu tổ chức chức năng đƣợc phân cấp uỷ quyền quản lý đã phát huy đƣợc tính sáng tạo, năng động và chịu trách nhiệm trong đề xuất ra quyết định và trách nhiệm với các quyết định thuộc thẩm quyền đƣợc phân cấp uỷ quyền. Cơ chế phối hợp đã từng bƣớc đƣợc quy định bởi các quy chế hoạt động.

- Đã phân định khá đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cho từng cấp, từng bộ phận chức năng trong toàn bộ máy, đảm bảo sự chuyên môn hoá, hợp lý hoá, không có chồng chéo tạo ra sự đồng bộ, thống nhất trong toàn bộ máy.

- Đội ngũ cán bộ quản lý trong bộ máy quản lý đƣợc lựa chọn, bố trí, sắp xếp đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu về trình độ, lứa tuổi, giới tính, có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý về phẩm chất, kỹ năng cần thiết đáp ứng đƣợc

4.3.2. Những mặt hạn chế cần hoàn thiện

- Mục tiêu, chức năng hoạt động còn dàn trải chƣa xác định đƣợc những dịch vụ chủ công cốt lõi, những dịch vụ phải cạnh tranh quyết liệt với các công ty trong nƣớc và nƣớc ngoài, những dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Sự dàn trải này chi phối và làm kém hiệu quả tới hoạt động của Bộ máy quản lý. - Sự phối hợp giữa công ty mẹ với các công ty con, công ty liên kết trong hoạt động kinh doanh chƣa thật sự kết dính, chƣa thực sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty con, Công ty liên kết trong kinh doanh về cạnh tranh. Khối quản lý chức năng của Công ty mẹ chƣa tạo đƣợc sức mạnh đoàn kết tập trung, vai trò của các đại diện vốn tại các công ty con còn mờ nhạt.

- Chƣa xây dựng đƣợc đầy đủ và hoàn chỉnh các quy chế phối hợp, quy chế phân cấp, uỷ quyền quản lý. Các Ban chức năng mới xây dựng đƣợc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chƣa làm rõ trách nhiệm của từng Ban, đồng thời cũng chƣa xây dựng đƣợc trách nhiệm, quyền hạn cho từng vị trí của các cá nhân trong Bộ máy quản lý.

- Hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành tại Tổng công ty và các đơn vị vừa thiếu, vừa yếu, kém đồng bộ, phân tích và tổng hợp số liệu ở toàn mạng lƣới vừa chậm, vừa thiếu chính xác làm hạn chế rất nhiều tới các quyết định quản lý ở cấp Tổng công ty.

- Đội ngũ cán bộ có hợp lý về cơ cấu nhƣng thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng. Sức ỳ của cơ chế bao cấp trong dịch vụ bƣu chính quá lớn ảnh hƣởng rất lớn tới tính năng động của cán bộ quản lý hoạt động trong điều kiện mới.

4.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế bất cập

4.3.3.1. Nguyên nhân khách quan:

- Việc chƣa tách khỏi Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam ảnh hƣởng rất nhiều tới tâm lý của cán bộ quản lý và toàn hệ thống Tổng công ty về chức năng, nhiệm vụ và thu nhập.

- Lĩnh vực bƣu chính thực hiện nhiều nhiệm vụ công ích, ít dịch vụ kinh doanh nên cơ chế bao cấp ăn sâu, bám rễ trong nhận thức, trong phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp.

- Khi chia tách đúng vào giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế gây ảnh hƣởng nhiều mặt tới hoạt động của Tổng công ty.

4.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:

- Chuyển chức năng hoạt động sang mô hình mới chƣa tạo đƣợc sự thông suốt trong nhận thức, hoạt động từ xây dựng bộ máy, xây dựng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và trong chỉ đạo điều hành của Bộ máy quản lý của Công ty mẹ.

- Việc sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý gặp nhiều khó khăn do tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ, tình trạng lệch cơ cấu giới tính do lịch sử để lại trong cơ cấu bộ máy cấp Tổng công ty làm hạn chế nhiều tới hoạt động của bộ máy.

- Chậm ban hành các quy chế hoạt động của Bộ máy quản lý, nhiều quy định thiếu cụ thể.

- Chƣa thực sự đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ máy quản lý với toàn hệ thống của Tổng công ty.

- Năng lực của Bộ máy quản lý mới chỉ ở mức đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra, chƣa thực sự bảo đảm đƣợc chất lƣợng, hiệu quả và tác động làm chuyển biến hoạt động kinh doanh và cạnh tranh trong điều kiện mới.

CHƢƠNG 5: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CẤP TỔNG CÔNG TY

BƢU ĐIỆN VIỆT NAM

5.1. Phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh và bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty Bƣu điện Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Trang 77 - 80)