Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Trang 95 - 115)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

5.2. Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý cấp Tổng công ty

5.2.5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý

Hiệu lực của Bộ máy quản lý bao gồm: hiệu lực của các văn bản pháp quy, các quy định, các quyết định, các mệnh lệnh đƣợc ban hành từ các vị trí có thẩm quyền của cấp Tổng công ty, đồng thời phải kiểm tra đánh giá đƣợc hiệu lực của việc tổ chức thực hiện của cấp dƣới.

Cần khẩn trƣơng rà soát các văn bản, các quy định đã ban hành không còn phù hợp cần bãi bỏ ngay.

Thực hiện kiểm tra tính hiệu lực của tổ chức thực hiện đối với các Văn bản của Tổng công ty chỉ đạo các đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra, cần áp dụng các công cụ quản trị hiện đại kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin để kiểm soát luồng thông tin đảm bảo theo dõi đƣợc sự phối hợp giữa các Ban chức năng, giữa các bộ phận trong Ban để tăng cƣờng tính hiệu lực của Bộ máy quản lý.

Hiệu quả của Bộ máy quản lý cần tập trung giải quyết hai vấn đế lớn đó là: giải quyết số cán bộ quản lý không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ hay còn gọi là tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ; giảm chi phí chung cho hoạt động của Bộ máy quản lý.

Đối với cán bộ quản lý thuộc diện dƣ thừa cần thiết phải áp dụng các hình thức nhƣ: về hƣu sớm; lập phòng „„Lƣu Dung‟‟ và giao cho một số chức năng, nhiệm vụ đồng thời cho hƣởng chế độ đãi ngộ theo mức lƣơng cơ bản; vận động chuyển công tác hoặc hỗ trợ đào tạo để chuyển nghề.

Về giảm chi phí không cần thiết nhƣ giảm các cuộc họp không quan trọng. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đến các đơn vị trực thuộc nhƣ đầu tƣ, nâng cấp hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin họp trực tuyến đối với các cuộc họp của Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc, các Ban với các đơn hạch toán phụ thuộc trên cả nƣớc để giảm tối đa chi phí đi công tác.

KẾT LUẬN

Tổng công ty Bƣu điện Việt Nam là một Tổng công ty lớn có địa bàn hoạt động trải rộng khắp cả nƣớc và đang từng bƣớc tham gia hội nhập và cạnh tranh Quốc tế. Mô hình tổ chức của Tổng công ty mới đƣợc tách ra hoạt động độc lập từ năm 2008, trong đó giai đoạn 2008-2012 chỉ để sắp xếp lại tổ chức về hoạt động. Giai đoạn 2013-2014 mới chính thức có chức năng mới, mô hình mới để hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng và hội nhập. Một trong những nhân tố quyết định tới hiệu quả hoạt động của Tổng công ty đó chính là Bộ máy quản lý cấp Tổng công ty với tƣ cách là Chủ thể quản lý của cả hệ thống.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của Bộ máy quản lý và vấn đề này đã đƣợc chọn là đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp chƣơng trình cao học Quản lý kinh tế và luận văn đã giải quyết đƣợc các nội dung cơ bản sau:

- Đã tổng quan đƣợc tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để khẳng định: Đề tài không trùng lặp với bất cứ công trình nào đã đƣợc công bố, đồng thời luận văn có kế thừa, phát triển một số nội dung về mặt lý luận. - Đã làm rõ cơ cở lý luận bao gồm: Những vấn đề lý luận cơ bản về bộ máy tổ chức và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

- Đã làm rõ thực trạng mô hình bộ máy tổ chức quản lý cấp Tổng công ty qua hai giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn 2013 - 2014. Rút ra những mặt đƣợc, mặt hạn chế và những nguyên nhân.

- Nêu rõ phƣơng hƣớng hoạt động của Tổng công ty đến năm 2020; đề xuất các giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý cấp Tổng công ty đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Tổng công ty trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đây là một đề tài lớn, thời gian nghiên cứu có hạn nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của Hội đồng luận văn, các nhà khoa học, các thầy cô và đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện, có ích trong nghiên cứu và ứng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông, 2012. Quyết định số 2596/QĐ- BTTTT ngày 28/12/2012 của Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đổi tên Tổng công ty Bưu chính Việt Nam thành Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Hà Nội.

2. Phan Trung Chính, 2008. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới tổ chức bộ máy quản lý của cơ quan Chính phủ. Đề tài khoa học-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

3. Đỗ Minh Cƣơng, 2009. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

4. Đại học Kinh tế Quốc dân 2012. Giáo trình quản lý học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Phan Huy Đƣờng, 2012. Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Trần Đình Hoan, 2009. Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

7. Nguyễn Đức Lợi, 2008. Giáo trình kho học quản lý. Học Viện Tài chính. 8. Nguyễn Hồng Sơn và Phan Huy Đƣờng, 2013. Giáo trình khoa học quản

lý. Trƣờng Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2013. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Đà Nẵng.

11. Trần Xuân Sầm, 1998. Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

12. Trần Anh Tài, 2007. Quản trị học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Thủ tƣớng Chính phủ, 2007. Quyết định số 674/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty Bưu điện Việt Nam ngày 01/6/2007. Hà Nội.

14. Thủ tƣớng Chính phủ, 2012. Quyết định số 1746/QĐ - TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Bưu chính Việt Nam từ tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về Bộ Thông tin và Truyền thông. Hà Nội.

15. Tổng công ty Bƣu điện Việt Nam, 2013. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2013, mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2014. Hà Nội.

16. Tổng công ty Bƣu điện Việt Nam, 2008-2010. Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008 – 2010. Hà Nội.

17. Nguyễn Hữu Tri, 2006. Kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 18. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm, 2001. Luận cứ khoa học cho việc

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Website

19. http://voer.edu.vn/c/co-so-ly-luan-ve-co-cau-to-chuc-bo-may-quan- ly/78a8d883

20. http://voer.edu.vn/m/mot-so-kieu-co-cau-to-chuc-bo-may-quan-ly-va- cac-yeu-to-anh-huong-den-co-cau-to-chuc-bo-may-quan-ly/bff1a964

PHỤ LỤC 1

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN MỚI XÂY DỰNG CỦA MỘT SỐ BAN CHỨC NĂNG CẤP TỔNG CÔNG TY

GIAI ĐOẠN 2013-2014

1. Ban Kỹ thuật - CNTT

a. Chức năng

Ban Kỹ thuật - CNTT là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mƣu, giúp việc Chủ tịch, Tổng giám đốc quản lý, điều hành và thừa lệnh Tổng giám đốc điều hành các lĩnh vực: Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật, CNTT trong bƣu chính; Xây dựng, phát triển, vận hành và quản lý mạng tin học; Tổ chức thu thập, tập hợp, quản lý và xử lý dữ liệu bƣu chính phục vụ công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của TCT.

b. Nhiệm vụ

Xây dựng chiến lƣợc phát triển khoa học công nghệ, định hƣớng ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới trong lĩnh vực bƣu chính.

Tổ chức quản lý, triển khai thực hiện và hƣớng dẫn thực hiện công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ của TCT.

Tổ chức xây dựng và hƣớng dẫn thực hiện các phƣơng án tổ chức mạng tin học thống nhất, các hệ thống thông tin, trung tâm dữ liệu của TCT và của các đơn vị thành viên phục vụ mục đích quản lý và kinh doanh các dịch vụ của TCT.

Tổ chức thực hiện và triển khai phân phối, quản lý các phần mềm của TCT.

Thẩm định kỹ thuật và công nghệ các dự án đầu tƣ phục vụ sản xuất kinh doanh của TCT.

Phối hợp với các Ban chức năng khác thuộc khối Cơ quan Tổng công ty theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.

c. Quyền hạn

Khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định, Ban Kỹ thuật - CNTT có các quyền:

- Đề nghị phối hợp với Văn phòng, các Ban chuyên môn, nghiệp vụ của TCT và quan hệ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài TCT theo đúng quy trình quản lý và mối quan hệ công tác TCT quy định.

- Báo cáo Lãnh đạo TCT trong việc giải quyết các vấn đề vƣớng mắc, khó khăn hoặc các vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo TCT.

2. Ban Dịch vụ Bưu chính

a. Chức năng

Ban Dịch vụ Bƣu chính là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mƣu, giúp việc Chủ tịch, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành và thừa lệnh Tổng giám đốc điều hành và tổ chức kinh doanh các lĩnh vực: Quản lý, điều hành hoạt động của toàn bộ mạng lƣới bƣu chính công cộng của TCT; Quản lý các dịch vụ bƣu chính trong nƣớc và quốc tế; Phát triển dịch vụ, phát triển thị trƣờng, tổ chức kinh doanh các dịch vụ bƣu chính, phát hành báo chí; Thực hiện công tác hợp tác quốc tế có liên quan đến các dịch vụ bƣu chính. b. Nhiệm vụ

Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lƣới bƣu chính của TCT; Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh dài hạn và hàng năm cho các dịch vụ bƣu chính, phát hành báo chí, các sản phẩm dịch vụ.

Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các phƣơng án tổ chức mạng bƣu chính công cộng; Xây dựng, tổ chức, hƣớng dẫn các đơn vị về tổ chức sản xuất trên mạng lƣới bƣu chính toán TCT; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế quản lý và điều hành mạng lƣới bƣu chính.

Chỉ đạo, điều hành hoạt động mạng khai thác, vận chuyển và phát nhằm phát huy tối đa hiệu quả năng lực mạng lƣới bƣu chính.

Tổ chức xây dựng và phát triển các dịch vụ bƣu chính, phát hành báo chí; Nghiên cứu phát triển dịch vụ mới trong lĩnh vực bƣu chính, phát hành báo chí.

Phối hợp với các Ban chức năng khác thuộc khối Cơ quan Tổng công ty theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.

c. Quyền hạn

Khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định, Ban Dịch vụ Bƣu chính có các quyền :

- Đề nghị phối hợp với Văn phòng, các Ban chuyên môn, nghiệp vụ của TCT và quan hệ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài TCT theo đúng quy trình quản lý và mối quan hệ công tác TCT quy định.

- Báo cáo Lãnh đạo TCT trong việc giải quyết các vấn đề vƣớng mắc, khó khăn hoặc các vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo TCT.

3. Văn phòng

a. Chức năng

Văn phòng là đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của TCT, có chức năng tham mƣu, đầu mối giúp việc, bào đảm cơ sở vật chất, công tác hậu cần và phục vụ sự quản lý, điều hành của Chủ tịch, Tổng giám đốc đối với các lĩnh vực tổng hợp, hợp tác quốc tế, hành chính quản trị và văn thƣ lƣu trữ của TCT.

b. Nhiệm vụ

Tổ chức và thực hiện công tác về hậu cần cho Lãnh đạo và các cán bộ tại khối cơ quan TCT liên quan đến công việc hàng ngày hoặc liên quan đến các chuyến công tác trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Tổ chức và thực hiện công tác tổng hợp, văn thƣ, pháp chế tại khối cơ quan TCT và các đơn vị

Tổng hợp, xây dựng, theo dõi, giám sát chƣơng trình, kế hoạch công tác của khối cơ quan TCT.

Xây dựng, triển khai các công việc có liên quan đến chƣơng trình làm việc của Lãnh đạo TCT;

Thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng có liên quan tới TCT; tổ chức các sự kiện, các hội nghị, quan hệ công chúng, các hoạt động giới thiệu, tuyên truyền về TCT.

Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn, các chƣơng trình về hợp tác quốc tế của TCT; Đầu mối trong hoạt động hợp tác quốc tế của TCT.

Xây dựng các chƣơng trình trong việc tổ chức đàm phán, ký kết các thỏa thuận hợp tác, tổ chức hội nghị, hội thảo, giới thiệu kỹ thuật - sản phẩm hoặc các hình thức giao tiếp thƣơng mại quốc tế ở trong và ngoài nƣớc.

Tham mƣu, quản lý, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thƣởng, lịch sử, truyền thống, quốc phòng, an ninh của TCT bảo đảm đúng pháp luật của Nhà nƣớc và TCT.

Phối hợp với các Ban chức năng khác thuộc khối Cơ quan Tổng công ty theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.

c. Quyền hạn

Khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định, Văn phòng có các quyền:

- Đề nghị phối hợp với các Ban chuyên môn nghiệp vụ, Ban Quản lý Dự án của TCT và quan hệ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài TCT theo đúng quy trình quản lý và mối quan hệ công tác do TCT quy định. - Báo cáo Lãnh đạo TCT trong việc giải quyết các vƣớng mắc, khó khăn hoặc các vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo TCT.

4. Ban Dịch vụ Tài chính Bưu chính

a. Chức năng

Ban Dịch vụ Tài chính Bƣu chính là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mƣu, giúp Chủ tịch, Tổng giám đốc quản lý, điều hành và thừa lệnh Tổng giám đốc quản lý, điều hành, tổ chức kinh doanh, phát triển dịch vụ, phát triển thị trƣờng về các lĩnh vực: chuyển tiền, thu hộ chi hộ, đại lý các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính có liên quan đến hành chính công, dịch vụ lai ghép giữa tài chính bƣu chính và bƣu chính chuyển phát…; Thực hiện công tác hợp tác quốc tế có liên quan đến các dịch vụ tài chính bƣu chính của TCT.

b. Nhiệm vụ

Tổ chức xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển dịch vụ, sản phẩm, mạng lƣới kinh doanh dài hạn và hàng năm cho dịch vụ tài chính bƣu chính trong nƣớc và quốc tế.

Nghiên cứu, tham mƣu, và đề xuất phát triển kinh doanh các dịch vụ tài chính bƣu chính mới của TCT theo chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch dich vụ tái chính bƣu chính của TCT.

Tổ chức xây dựng, quản lý và điều hành mạng lƣới kinh doanh dịch vụ tài chính bƣu chính của TCT trên cơ sở an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro.

Thực hiện công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động tài chính bƣu chính của TCT.

Phối hợp với các Ban chức năng khác thuộc khối Cơ quan Tổng công ty theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.

c. Quyền hạn

Khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định, Ban Dịch vụ Tài chính Bƣu chính có các quyền:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Trang 95 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)