Dự báo xu hướng phát triển ngành Bưu chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Trang 80 - 87)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

5.1.1. Dự báo xu hướng phát triển ngành Bưu chính

5.1.1.1. Dự báo xu hướng phát triển ngành Bưu chính thế giới

 Các xu hƣớng và tác động ảnh hƣởng đến mức độ thay đổi trong lĩnh vực bƣu chính:

Sự toàn cầu hóa của ngành bƣu chính, tạo ra một mạng lƣới hoạt động ngày càng phụ thuộc lẫn nhau; Tầm quan trọng ngày càng tăng của thƣ quốc tế, do thƣơng mại toàn cầu và các tình hình nhập cƣ; Sự gia tăng đô thị hóa và sự xuất hiện của tầng lớp giàu có, đƣợc đào tạo bài bản, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển; Sự tham gia của nhiều thành phần vào thị trƣờng bƣu chính ở các quốc gia nhƣ bƣu chính các nƣớc khác, các nhà khai thác (không phải là bƣu chính quốc gia) cho đến các nhà cung cấp công nghệ thay thế; Sự thay đổi về công nghệ và cải tiến trong quy trình khai thác; Quyết định về chính sách công có ảnh hƣởng đến mối quan hệ các nhà khai thác bƣu chính, chính phủ của họ; Việc phát triển mạnh mẽ của công tác tiếp thị và quản lý khách hàng là nguyên tắc sống còn đối với các nhà khai thác bƣu chính; Sự phát triển lực lƣợng lao động có kỹ năng và đƣợc đào tạo với các kỳ vọng đa dạng và khác nhau; Tầm quan trọng của hiệu quả quản lý đối với thành công của tổ chức.

 Nhu cầu tiêu dùng thay đổi: - Các nhu cầu sụt giảm:

Xu hƣớng sụt giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ thƣ đã rất rõ ràng, kể cả dịch vụ thƣ quảng cáo cũng cho thấy sự sụt giảm rất lớn trong thời gian qua

khi các doanh nghiệp thay đổi cách tiếp thị với khách hàng thông qua các phƣơng thức điện tử.

Mặc dù ở một số nƣớc đang phát triển dịch vụ Direct mail vẫn cho tín hiệu tăng trƣởng dƣơng tuy nhiên xét trên bình diện toàn cầu, đặc biệt là tại các nƣớc phát triển, nơi chiếm tới 90% thị phần toàn cầu thì sụt giảm là rất nghiêm trọng.

- Các nhu cầu gia tăng:

Ngƣợc lại, sản lƣợng bƣu kiện và các dịch vụ chuyển phát quốc tế dự kiến sẽ tăng trƣởng mạnh trong thời gian tới, doanh nghiệp bƣu chính các nƣớc đang triệt để khai thác cơ hội này để mở rộng và phát triển mạng lƣới trên phạm vi toàn cầu.

- Các nhu cầu mới:

Dự báo trong thời gian tới, dịch vụ bán hàng qua mạng sẽ phát triển mạnh do xu hƣớng thích mua bán qua mạng của khách hàng bởi sự tiện lợi và tiết kiệm đƣợc thời gian. Theo đó thì dịch vụ logistic, kho vận, và các dịch vụ hậu cần cho thƣơng mại điện tử cũng sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển.

Hầu hết doanh nghiệp bƣu chính các nƣớc đều xác định đây sẽ là mảng kinh doanh chiến lƣợc cần đẩy mạnh trong thời gian tới.

 Xu hƣớng kinh doanh: Một số xu hƣớng kinh doanh của các doanh nghiệp bƣu chính trong thời gian tới nhƣ sau:

- Mở rộng và kéo dài chuỗi giá trị:

Chuỗi giá trị truyền thống của các doanh nghiệp bƣu chính chuyển phát bao gồm các công đoạn: Thu gom; Khai thác chia chọn chiều đi; Vận chuyển; Khai thác chia chọn chiều đến; Phát.

Chuỗi giá trị mới đƣợc mở rộng gồm các công đoạn: Dịch vụ dữ liệu, dịch vụ truyền thông, In và xuất bản, Phát, Theo dõi phản hồi của khách hàng, Hoàn thiện cả qui trình và Thanh toán… tạo thành một chu trình cung cấp

dịch vụ khép kín, hoàn hảo, mang lại sự thuận tiện cho khách hàng và doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn.

- Chuyển dịch cơ cấu khách hàng:

Mặc dù các doanh nghiệp bƣu chính chuyển phát đƣợc thiết kế tổ chức sản xuất để phục vụ khách hàng đại chúng nhƣng xu hƣớng về quy mô kinh doanh và cơ cấu khách hàng ngày càng mang tính chất tập trung vào đối tƣợng khách hàng là các doanh nghiệp - với số lƣợng chiếm khoảng 25% nhƣng doanh số chiếm tới 85%. Đối với khách hàng lớn, nhu cầu chuyên biệt hóa cũng đƣợc các doanh nghiệp bƣu chính thiết kế sản phẩm cho phù hợp. - Triệt để khai thác các luồng trao đổi theo xu thế thay đổi công nghệ:

Theo các tài liệu nghiên cứu, các luồng trao đổi trên thế giới đƣợc phân loại thành 3 luồng: luồng thông tin truyền thông; luồng trao đổi vật phẩm hàng hóa, và luồng thanh toán tài chính. Trong đó chỉ có luồng trao đổi vật phẩm hàng hóa là không thể số hóa hoàn toàn đƣợc, và đây vẫn là cơ hội mở ra cho doanh nghiệp bƣu chính.

 Xu hƣớng cạnh tranh

- Chiến lƣợc cạnh tranh của các doanh nghiệp bƣu chính các quốc gia: Sau giai đoạn cải tổ bƣu chính quốc gia của các nƣớc trên thế giới với các hình thức: cổ phần hóa, tƣ hữu hóa, mua bán sáp nhập v…., một số doanh nghiệp bƣu chính quốc gia đã trở nên mạnh hơn rất nhiều cả về tiềm lực tài chính và tham vọng kinh doanh. Chiến lƣợc cạnh tranh trong thời gian tới của một số bƣu chính quốc gia có tiềm lực sẽ là vƣơn ra quốc tế thông qua hình thức mua bán sáp nhập (M&A), thành lập liên doanh hoặc tự tổ chức mạng lƣới để kinh doanh tại các quốc gia khác theo mô hình tƣơng tự nhƣ các hãng chuyển phát tƣ nhân. Ví dụ điển hình là Bƣu chính Nhật đã thâm nhập và cạnh tranh quyết liệt tại thị trƣờng Hàn Quốc và Trung Quốc đối với hàng chuyển phát nhanh. Bƣu chính Đức thông qua DHL để thiết lập mạng lƣới

toàn cầu cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp bƣu chính quốc gia các nƣớc thành viên UPU.

Đối với các bƣu chính quốc gia chƣa đủ tiềm lực sẽ có xu hƣớng tổ chức liên minh liên kết song phƣơng và đa phƣơng trong cùng khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Đối với lĩnh vực tài chính bƣu chính, xuất hiện 2 xu hƣớng phát triển của các doanh nghiệp bƣu chính quốc gia:

+ Xu hƣớng thứ nhất là thu hẹp lĩnh vực kinh doanh, vừa để giảm thiểu rủi ro khi có khủng hoảng tài chính, vừa để tập trung đƣợc nguồn lực vào dịch vụ là bƣu chính chuyển phát

+ Xu hƣớng thứ hai, phát triển mảng dịch vụ tài chính bƣu chính theo hƣớng tận dụng mạng lƣới để làm đại lý bán lẻ các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng.

Phát triển theo xu hƣớng này sẽ giúp cho các doanh nghiệp bƣu chính quốc gia giảm thiểu đƣợc rủi ro khi có khủng hoảng kinh tế ảnh hƣởng trực tiếp đến lĩnh vực tài chính ngân hàng.

- Chiến lƣợc cạnh tranh của các hãng chuyển phát toàn cầu:

Xu hƣớng cạnh tranh trong thời gian tới của nhóm doanh nghiệp này sẽ là hợp tác - cùng kinh doanh - cùng cạnh tranh (co-petitor). Hợp tác với bƣu chính quốc gia để khai thác thị trƣờng nội địa và chuyển phát qua mạng toàn cầu để tăng lƣu lƣợng giảm giá thành và dần dần thu hút, chiếm lĩnh khách hàng.

5.1.1.2. Dự báo xu hướng phát triển ngành Bưu chính tại Việt Nam

 Xu hƣớng tiêu dùng và nhu cầu khách hàng

- Nhu cầu của Khách hàng là cá nhân: chiếm số lƣợng đông, nhu cầu và thị hiếu đa dạng. Với dân số trên 90 triệu ngƣời nhƣ hiện nay, chắc chắn nhu cầu sử dụng các dịch vụ bƣu chính chuyển phát sẽ gia tăng nhanh chóng trong

tƣơng lai. Khách hàng thuộc khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa chủ yếu vẫn sẽ sử dụng các dịch vụ cơ bản, trong khi nhóm khách hàng thuộc khu vực thành thị, thành phố lớn sẽ có xu hƣớng sử dụng nhiều dịch vụ cao cấp, có chất lƣợng cao.

- Nhu cầu của Khách hàng là doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nƣớc: Nhu cầu của nhóm khách hàng này ngày có xu hƣớng chuyên biệt hóa theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đòi hỏi nhiều dịch vụ giá trị gia tăng. Nhóm khách hàng này cũng đòi hỏi rất cao về chất lƣợng dịch vụ, và đổi lại sẵn sàng trả mức phí cao để có đƣợc phục vụ tốt.

 Xu hƣớng phát triển của các doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp bƣu chính chuyển phát trong nƣớc sẽ nỗ lực tìm cách nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tạo dựng lòng tin của khách hàng, tiếp tục phát triển và mở rộng mạng lƣới để tìm đƣợc chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng. Thị trƣờng các thành phố lớn vẫn sẽ là thị trƣờng tập trung kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (các hãng chuyển phát toàn cầu) với lợi thế về tiềm lực tài chính và năng lực quản lý, sau thời điểm mở cửa thị trƣờng (năm 2012) nhiều khả năng cũng sẽ có những bƣớc đi chiến lƣợc để phát triển mạnh mẽ hơn nhằm chiếm lĩnh thị trƣờng của các doanh nghiệp trong nƣớc.

- Dự kiến trong giai đoạn tới tính chất cạnh tranh của thị trƣờng bƣu chính chuyển phát sẽ rất khốc liệt khi các rào cản kỹ thuật trong cam kết gia nhập WTO đƣợc nới lỏng và mở cửa hoàn toàn, nhƣ vậy thách thức sẽ lớn hơn rất nhiều không chỉ đối với

- TCT Bƣu điện Việt Nam mà cả các doanh nghiệp trong nƣớc khác kinh doanh trong lĩnh vực này.

- Dự báo triển vọng lĩnh vực bƣu chính tại Việt Nam: Lĩnh vực kinh doanh bƣu chính chuyển phát sẽ đƣợc mở rộng và có sự giao thoa với với lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hàng hóa và kho vận hậu cần (logistics) trên nền tảng thƣơng mại điện tử e-commerce. Dự báo quy mô tăng trƣởng lĩnh vực bƣu chính chuyển phát khi kết hợp giao thoa với vận chuyển hàng hóa và logistic sẽ vào khoảng trên 12%/năm, đạt khoảng 10.000 tỷ đồng vào năm 2015 và khoảng 20.000 tỷ vào năm 2020.

- Dự báo tốc độ tăng trƣởng theo các nhóm khách hàng:

+ Thị trƣờng chuyển phát thông tin: Trong thời gian tới các dịch vụ chuyển phát thông tin ở Việt Nam vẫn có sự tăng trƣởng do tiềm năng thị trƣờng còn lớn. Tuy nhiên có sự phân biệt theo các phân khúc thị trƣờng.

+ Thị trƣờng chuyển phát hàng hoá: Đánh giá chung trong thời gian tới thị trƣờng chuyển phát hàng hoá sẽ có sự phát triển mạnh mẽ.

 Xu hƣớng phát triển công nghệ và ứng dụng CNTT trong bƣu chính: - Về trang thiết bị công nghệ:

Các công nghệ hiện đại đang và sẽ đƣợc áp dụng tại bƣu chính một số nƣớc công nghiệp trên thế giới là:

+ Công nghệ tự động hoá: Sử dụng các hệ thống nhúng và bộ điều khiển khả trình (PLC), công nghệ điều khiển độ chính xác gia công cơ khí để tự động hoá quy trình chia chọn bƣu gửi; Sử dụng công nghệ nhận dạng chữ viết - hình ảnh - chuyển động để số hoá thông tin khách hàng trên bƣu gửi và giám sát trạng thái cho các hệ thống chia chọn tự động; Ứng dụng các hệ thống tích hợp cho tự động hoá quy trình thao tác tại quầy giao dịch.

+ Công nghệ thông tin: Sử dụng công nghệ xác định vị trí nhƣ GPS - GIS - RFID để xác định thông tin vị trí khách hàng cho xe và nhân viên bƣu chính, giám sát phƣơng tiện vận chuyển, và truy tìm - định vị bƣu gửi; Sử dụng các công nghệ thông tin tiên tiến nhƣ ảo hoá, điện toán đám mây, mạng

thế hệ mới (NGN) để hiện đại hoá mạng tin học bƣu chính; Ứng dụng phần mềm và công nghệ RFID cho quản lý chất lƣợng; Ứng dụng phần mềm và các thuật toán tối ƣu để quy hoạch mạng khai thác bƣu chính và hành trình vận chuyển của xe bƣu chính.

+ Công nghệ xanh: Công nghệ “xanh”: các công nghệ tiết kiệm năng lƣợng hoặc sử dụng năng lƣợng thay thế trong hoạt động sản xuất (nhƣ điện gió, điện mặt trời), vận chuyển (xe điện “lai”, xe chạy bằng khí sinh học), góp phần giảm lƣợng khí thải độc hại và bảo vệ môi trƣờng.

- Tự động hóa và tin học hóa trong sản xuất và khai thác

+ Bƣu cục tự động: tự động nhận trả gửi, bán lẻ tự động, máy tính tại quầy giao dịch, máy in cƣớc thay tem, máy quét, máy đọc barcode, máy PDA….

+ Chia chọn thƣ tự động, chia chọn bƣu kiện tự động, thiết bị vận chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, máy đóng gói thƣ. Các kỹ thuật điều khiển đƣợc dùng là điều khiển phân tán nhƣ các hệ thống Transputer, Simatic, PLC PC based (Omron)…

+ Nhận dạng mã vạch và chữ viết tay ứng dụng trong quá trình xử lý mail

+ Hệ thống định vị theo dõi bƣu gửi (sử dụng công nghệ RFID), theo dõi, định vị và quản lý chuyến thƣ bằng phần mềm TTS.

+ GPS, GPRS cho theo dõi, định vị và điều hành các loại xe cho bƣu chính trong thu gom, vận chuyển.

+ Hệ thống nhận dạng địa chỉ OCR thực hiện dựa trên các thuật toán phức tạp và cho kết quả chính xác.

- Tin học hóa trong quản lý và kinh doanh:

+ Tin học hoá quy trình sản xuất dịch vụ theo các công đoạn: giao dịch - khai thác/vận chuyển - phát nhờ đó mà các sản phẩm phần mềm chuyên

dụng cho bƣu chính cũng rất phát triển và tham gia vào hầu hết các khâu của quy trình khai thác bƣu chính nhƣ: giao dịch, lập kế hoạch, lên hoá đơn thanh toán với khách hàng, tính cƣớc, quản lý cơ sở dữ liệu địa chỉ khách hàng, phần mềm cho dịch vụ bƣu gửi, phần mềm cho dịch vụ tài chính bƣu chính (chuyển tiền, tiết kiệm). Các hệ thống này không chỉ trợ giúp cho quá trình khai thác nghiệp vụ, nó còn hỗ trợ việc thống kê thu thập số liệu về lƣợng thƣ, bƣu gửi hàng năm.

+ Tin học hoá quản lý, điều hành (phần mềm MIS): Thu thập thống kê số liệu, hỗ trợ ra quyết định, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tƣ cơ sở hạ tầng, phát triển nhân lực hàng năm, quản lý khách hàng ERP…

+ Hỗ trợ phát triển các dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng: bƣu chính điện tử, thƣ lai ghép, theo d i định vị truy tìm bƣu gửi, tra cứu thông tin dịch vụ, giá cƣớc.

+ Giải quyết các bài toán quy hoạch bƣu chính: dự báo nhu cầu, lƣu lƣợng dịch vụ; tối ƣu cấu trúc mạng; mô phỏng hệ thống, máy móc qui trình bƣu chính phục vụ việc đào tạo, quản lý, nghiên cứu và đánh giá lại kết quả qui hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Trang 80 - 87)