Vai trò của người dân trong phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Kinh tế Chính trị (Trang 34 - 38)

- Thứ năm về Hệ thống chính trị: Từ tiêu chí 18 đến tiêu chí 19.

19 An ninh, trật tự xã hội An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

1.1.4. Vai trò của người dân trong phát triển nông thôn

1.1.4.1. Một số đặc điểm của nông dân Việt Nam

Nông dân Việt Nam có bản chất cần cù, thông minh và sáng tạo đó là

truyền thống lâu đời của người dân nông thôn. Ngày nay, người dân nông thôn Việt Nam một lòng theo Đảng, luôn tán thành chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, thể hiện từ tinh thần hăng say lao động, dám đương đầu

với khó khăn và thách thức để vươn lên; cùng nhau góp sức với các tầng lớp khác để hoà chung với đất nước trong công cuộc đổi mới, vai trò của người dân nông thôn đang được phát huy trên nhiều lĩnh vực; Quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy, nông dân tham gia ngày một nhiều hơn trong các hoạt động phát triển KT-XH ở thôn, bản.

Trong những năm gần đây, người dân nông thôn đã được tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, với những công nghệ hiện đại trong sản xuất thâm canh, cũng như tiếp cận được thông tin trong nước và trên thế giới một cách nhanh chóng, Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích người dân nông thôn làm giàu một cách chính đáng, để rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các vùng, miền.

Tuy nhiên, người dân nông thôn có những hạn chế và còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại như: tính cam chịu, ít có động lực và ý chí vươn lên; tính bảo thủ, ít tư duy sáng tạo; một số còn ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước và sự hỗ trợ từ bên ngoài; trình độ dân trí thấp, đội ngũ cán bộ địa phương, nhất là ở cấp thôn, bản còn hạn chế và yếu kém; vốn ít, máy móc lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém... Từ những vấn đề đó đã làm hạn chế vai trò của người dân nông thôn.

1.1.4.2. Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới hiện nay

Những năm gần đây, trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vai trò của người dân trong việc tham gia phát triển nông thôn. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng có một số quan điểm lớn về phát triển nông thôn là:

Đảng ta luôn xác định vai trò quan trọng của khối liên minh công, nông và tri thức là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc đã chỉ rõ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các hội quần chúng cần đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng hoạt động, khắc phục cho được tình trạng hành chính hoá, phô trương, hình thức; làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.

Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân.

Quy chế dân chủ ở cơ sở là khâu đột phá đưa sinh hoạt chính trị ở nước ta lên một tầm cao mới, củng cố và kiến tạo những điều kiện có tính nền tảng cho sự nghiệp dân chủ hoá ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Như vậy, Quy chế dân chủ ở cơ sở là điều kiện thuận lợi cho người dân nông thôn tham gia vào các hoạt động phát triển KT-XH, là diễn đàn lớn cho nông dân phát huy quyền tự chủ của mình trong phát triển nông thôn và như vậy vai trò của nông dân được củng cố và nâng cao.

1.1.4.3. Nội dung tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng NTM, được coi như nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận, phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong thí điểm mô hình.

Khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động trong phát triển nông thôn, vai trò của người dân ở đây được thể hiện: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta lấy dân là gốc.

Các nội dung trong nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình NTM được hiểu:

Dân biết: Người dân tham gia vào mỗi giai đoạn của quá trình xây dựng các công trình liên quan đến XD NTM, nắm được thông tin đầy đủ như: mục đích xây dựng công trình, quy mô công trình, các yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi.

Dân bàn: bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa bàn.

Dân đóng góp: là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc mà còn ở cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của từng người dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ.

Dân làm: chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt động phát triển NTM. Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình, cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy tu, bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân có việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Dân kiểm tra: có nghĩa là thông qua các chương trình, hoạt động có sự giám sát và đánh giá của người dân, để thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Đảng và Nhà nước nói chung và nâng cao hiệu quả chất lượng công trình. Ở những công trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng hưởng lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng công trình và tính minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của người dân vào xây dựng, quản lý và vận hành công trình.

Dân quản lý: đó là các thành quả của các hoạt động mà người dân đã tham gia; các công trình sau khi xây dựng xong, cần được quản lý trực tiếp của một tổ chức do nông dân hưởng lợi lập ra, để tránh tình trạng không rõ ràng về chủ sở hữu công trình. Việc tổ chức của người dân tham gia duy tu, bảo dưỡng công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng công trình.

Dân hưởng lợi: chính là lợi ích mà các hoạt động mang lại, tuy nhiên cần chia ra các nhóm hưởng lợi ích trực tiếp và nhóm hưởng lợi gián tiếp.

Nhóm hưởng lợi trực tiếp là nhóm thụ hưởng các lợi ích từ các hoạt động như, thu nhập tăng thêm của năng suất cây trồng do thực hiện thâm canh, tăng vụ, áp dụng các giống mới,... Nhóm hưởng lợi gián tiếp là nhóm thụ hưởng thành quả của các hoạt động đó, để hưởng lợi từ mức độ cải thiện môi trường sinh thái, học hỏi nhóm hưởng lợi trực tiếp từ các mô hình nhân rộng.

Nâng cao vai trò của người dân là nâng cao thể chế quản lý, tự quản của cộng đồng người dân như xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước, nội quy. Phát huy vai trò của trưởng thôn, trưởng dòng họ và các tổ chức tôn giáo tại địa phương; thực hiện đoàn kết trong toàn dân, xây dựng các mối quan hệ tốt trong thôn, xóm, làng, bản.

Việc xây dựng mô hình NTM dựa vào nội lực và do người dân làm chủ xuất phát từ: Nhu cầu thực tế đòi hỏi phải có mô hình phát triển nông thôn; Các bài học, những mô hình thành công trong và ngoài nước; Các nguyên tắc cơ bản phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Kinh tế Chính trị (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)