Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Kinh tế Chính trị (Trang 86 - 89)

- An ninh trật tự xã hội (Tiêu chí số 19): An ninh chính trị, trật tự an

3.2.3. Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất

3.2.3.1. Nâng cao thu nhập

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao:

Tiếp tục phát triển sản xuất lúa chất lượng cao (1.500 ha), cây vụ đông (2500 ÷ 3000 ha/năm); tập trung dồn điền, đổi thửa; triển khai xây dựng 03 vùng sản xuất lúa, màu hàng hóa tập trung theo mô hình cánh đồng mẫu. Thực hiện tốt mối liên kết bốn nhà, tạo thị trường tiêu thụ nông sản ổn định.

Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cơ giới hoá vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Hỗ trợ xây dựng 01 khu chế biến nông sản; 23 khu chăn nuôi tập trung; 04 vùng sản xuất thủy sản thâm canh; 10 mô hình trình diễn nông, lâm, thuỷ sản; hỗ trợ mua 10 máy cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

- Phát triển công nghiệp, nghề và làng nghề, dịch vụ, thương mại, du lịch ở nông thôn:

Hỗ trợ bảo tồn và phát triển 6 làng nghề; ưu tiên duy trì, phát triển nghề, làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng nghề một sản

phẩm”, thế mạnh của từng địa phương, như: Thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ, mây tre đan, tăm hương, gốm…

Phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề mới theo quy hoạch. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, gắn sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Hình thành Trung tâm giới thiệu và bán hàng thủ công, mỹ nghệ, từng bước phát triển du lịch cộng đồng, du lịch đồng quê, du lịch nghề ở nông thôn.

- Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước để quản lý đối với các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn: như HTX Nông nghiệp, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế hộ. Bố trí đủ cán bộ quản lý chuyên trách ở cấp huyện có trình độ chuyên môn về quản lý kinh tế đồng thời hàng năm được tập huấn chính sách về phát triển các tổ chức sản xuất ở nông thôn. Hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức này quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật sản xuất kinh doanh, rà soát phân công, phân cấp cụ thể, xác định rõ và thống nhất quản lý về các hình thức tổ chức sản xuất ở các ngành và các cấp. Tiếp tục rà soát, bổ sung các chính sách như chính sách đất đai, tài chính tín dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTX. Đầu tư kinh phí xây dựng mô hình điểm về HTX Nông nghiệp, tổ hợp tác, trang trại, kinh tế hộ. Phát huy vai trò và tác dụng của kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Hàng năm có tổng kết mô hình, động viên khen thưởng kịp thời những nhân tố tiên tiến để nhân ra diện rộng. Có chính sách cụ thể để khuyến khích hỗ trợ để củng cố phát triển các HTX trung bình, khá đồng thời xử lý các HTX yếu kém. Đối với các tổ chức kinh tế sản xuất trong nông thôn: tăng cường học tập, nghiên cứu các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX, trước mắt là cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ tài chính kế toán HTX, có chính sách cho cán bộ công tác

tại HTX đảm bảo lương và bảo hiểm xã hội để họ yên tâm gắn bó với HTX. Có quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lâu dài trong HTX cho các năm 2010 - 2020. Thực hiện tốt công tác kế hoạch làm cơ sở hoạt động kinh doanh các dịch vụ trong HTX, khuyến khích các HTX tổ chức tốt dịch vụ đã có, có dịch vụ thiết yếu phục vụ hộ xã viên đồng thời khuyến khích mở rộng dịch vụ mới như: chế biến và tiêu thụ sản phẩm, sản xuất ngành nghề nông thôn, tín dụng nội bộ. Tổ chức, hướng dẫn hộ nông dân hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, khoa học để hỗ trợ về vốn, tư vấn về kỹ thuật chế biến và tiêu thụ nông sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Phấn đấu đến năm 2015, có trên 20% số xã đạt chuẩn quốc gia về tiêu chí thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

3.2.3.2. Giảm nghèo và an sinh xã hội

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XIX về giảm nghèo. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn giảm xuống dưới 6%. Tại 03 xã điểm tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% theo tiêu chí quốc gia.

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, gia đình chính sách; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện và cứu trợ xã hội. Thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu đến năm 2015 có trên 40% lao động được đào tạo nghề; đẩy mạnh xuất khẩu lao động, phấn đấu mỗi năm đưa khoảng 150 người đi lao động nước ngoài. Để đảm bảo mục tiêu của đề án 1956: Nhu cầu học nghề của lao động giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn huyện là 27.700 người, để đến năm 2020 đạt tỷ lệ 50% lao động được học nghề, trong đó, nhu cầu của lao động đang làm nghề nông nghiệp chuyển

sang làm phi nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2020 theo bộ tiêu chí về NTM đến năm 2020 là 20% tương ứng với 12.660 người (bình quân mỗi năm đào tạo 1.266 lao động).

3.2.3.3. Củng cố, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả trong nông thôn.

Củng cố và phát triển kinh tế HTX; khuyến khích phát triển kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để đến 2015 mỗi xã có ít nhất 01 tổ chức sản xuất kinh doanh theo loại hình kinh tế hợp tác hoặc có 2 - 3 trang trại hoạt động có hiệu quả, gồm: Hỗ trợ phát triển 80 trang trại; củng cố, nâng cao năng lực cho 43 HTX nông nghiệp; tổ chức 10 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh doanh cho cán bộ quản lý HTX, trang trại; 20 lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân; hỗ trợ chi phí tổ chức gia hội chợ, triển lãm, xây dựng thương hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Kinh tế Chính trị (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)