Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Kinh tế Chính trị (Trang 43 - 52)

- Thứ năm về Hệ thống chính trị: Từ tiêu chí 18 đến tiêu chí 19.

19 An ninh, trật tự xã hội An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

1.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Chương trình xây dựng NTM của cả nước đã được triển khai làm điểm tại 14 xã, sau đó đã tăng lên thành 18 xã điểm quốc gia.

Trong thời gian đó các tỉnh cũng lựa chọn khoảng 200 xã điểm xây dựng mô hình NTM bằng nguồn ngân sách tỉnh.

1.2.2.1. Xây dựng nông thôn mới tại Tuyên Quang

Thực hiện chương trình mục tiêu XD NTM, tỉnh Tuyên Quang đã lựa chọn 7 xã để làm điểm bao gồm xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình; xã Năng Khả, huyện Nà Hang; xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa; xã Bình Xa, huyện Hàm Yên; xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn; xã Đại Phú, huyện Sơn Dương và xã An Khang, thành phố Tuyên Quang. Đánh giá sau một thời gian triển khai tại các xã điểm này cho thấy diện mạo nông thôn đã có những thay đổi đáng kể. Đời sống, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đời sống nhân dân được nâng lên. Đặc biệt nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhân dân bước đầu có chuyển biến tích cực.

Đến thời điểm hiện nay, tất cả các xã điểm của tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành đề án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới tại tất cả các xã. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015, có 5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Một khó khăn trong XD NTM ở Tuyên Quang là xuất phát từ vấn đề nhận thức, người nông dân vẫn còn mơ hồ về khái niệm XD NTM, không nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong quá trình XD NTM. Không chỉ đối với người dân, thực tế hiện nay ở cơ sở, địa bàn trực tiếp làm chủ đầu tư XD NTM, nhiều cán bộ địa phương vẫn rất mơ hồ và lúng túng về phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, hoặc chưa thực sự vào cuộc.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo XD NTM tỉnh Tuyên Quang, trong 129 xã thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về XD NTM, có 4 xã đạt từ 8 - 9

tiêu chí XD NTM, 37 xã đạt từ 5 - 7 tiêu chí, 88 xã còn lại đạt dưới 5 tiêu chí. 19 tiêu chí trong XD NTM là những tiêu chí toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đạt được những tiêu chí về XD NTM, vấn đề quy hoạch tổng thể là rất cần thiết, bên cạnh đó chính quyền địa phương cần xác định rõ tiêu chí nào cần ưu tiên làm trước. Việc huy động sức dân cần được phát huy trong mọi phong trào theo phương châm nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ. Có như vậy, các tiêu chí về XD NTM, mới đảm bảo thực hiện một cách đồng bộ.

1.2.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, có gần 90% số dân sống ở nông thôn và hơn 70% lao động làm nông nghiệp. Vì vậy, việc XD NTM đang được thực hiện tích cực. Từ cuối năm 2008, ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã của Thái Bình đều thành lập Ban chỉ đạo xây dựng điểm nông thôn mới, do đồng chí bí thư cấp ủy làm trưởng ban. Kế hoạch được thực hiện từ quý 4-2008 và các năm tiếp theo, tùy theo tính chất, quy mô của từng dự án. Nhưng trước hết là tập trung vào các nội dung như: quy hoạch vùng sản xuất, vùng dân cư, quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH theo hướng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, phát triển văn hóa, giữ gìn môi trường và phát triển các làng nghề ở mỗi địa phương.

Trong triển khai XD NTM, mặc dù điểm xuất phát của các xã trong tỉnh Thái Bình không giống nhau, nhưng các địa phương đều phải đạt năm mục tiêu: Sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sáng sủa, thôn xóm văn minh và quản lý dân chủ. Tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình NTM tại 8 xã điểm: Thanh Tân (Kiến Xương), Vũ Phúc (TP Thái Bình), Thụy Trình (Thái Thụy), An Ninh (Tiền Hải), Nguyên Xá (Vũ Thư), Trọng Quan (Đông Hưng), Hồng Minh (Hưng Hà) và Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ). Đây là những điểm sáng đầu tiên ở những vùng nông thôn khác nhau trong tỉnh, từ đó sẽ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân điển hình ra diện rộng.

Trong 8 hình mẫu về NTM của tỉnh thì Thanh Tân là điểm được xây dựng đầu tiên. Đến nay, xã đã xây xong quy hoạch chi tiết vùng sản xuất hàng hóa và vùng dân cư ở địa phương, đồng thời chuẩn bị tiếp nhận nguồn vốn của Ngân hàng thế giới (WB) xây dựng hệ thống cấp nước sạch. Mỗi vùng sản xuất hàng hóa được bố trí từ 30 đến 100 ha trở lên, trên đó đường bờ vùng thiết kế từ 3,5 đến 4 m, bảo đảm cho xe cơ giới đi lại thuận tiện. Hệ thống mương máng, sông ngòi, cống đập, trạm bơm đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ sản xuất trong vùng, phù hợp sản xuất bằng cơ giới hiện đại.

Cùng với sự phát triển kinh tế, Thái Bình còn chú trọng đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa ở nông thôn gắn với nâng cao dân chủ cơ sở, bảo đảm 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% số trường học ở tất cả các cấp học được xây dựng kiên cố. Hiện nay toàn tỉnh đã có 39/296 trường mầm non, 242/294 trường tiểu học, 57/274 trường THCS và 7/49 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Tất cả các thôn, làng trong tỉnh đều có nhà văn hóa, thư viện và khu vui chơi giải trí; đồng thời tích cực thực hiện xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Sau 3 năm kể từ khi tỉnh Thái Bình triển khai xây dựng NTM, điều thay đổi nhận thấy rõ nhất là trên những cánh đồng ở Thái Bình giờ đây nhiều người dân đã được sản xuất ở những thửa ruộng to hơn, với bờ vùng bờ thửa được quy hoạch rộng rãi, khang trang. Đó chính là kết quả của công tác dồn điền đổi thửa, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình XD NTM ở Thái Bình hiện nay.

1.2.2.3. Xây dựng nông thôn mới tại Đăk Lăk

Thực hiện Chương trình XD NTM, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các đơn vị liên quan, các huyện, thành phố tập trung

công tác lãnh chỉ đạo để chương trình được thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được bước đầu, trên thực tế, việc triển khai thực hiện Chương trình XD NTM còn gặp phải rất nhiều khó đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và sự tham gia tích cực của người dân. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo thì tiến độ XD NTM chậm so với kế hoạch. Đầu tiên phải kể đến là việc lập đồ án quy hoạch. Đến nay, đối với 22 xã điểm thì mới có 3 xã Đăk Mar, Hà Mòn (huyện Đăk Hà), Đoàn Kết (TP Kon Tum) đã phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM, còn 19 xã cũng chỉ dừng lại ở phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đang hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch để phê duyệt. Hiện nay, toàn tỉnh chưa có xã nào hoàn thành việc lập đề án XD NTM cấp xã theo quy trình. Trong tổng số 81 xã XD NTM, hiện tại, chỉ một số xã cơ bản hoàn thành Đề án đang trình xin ý kiến, thẩm định phê duyệt như: xã Hà Mòn, Đăk Mar, Đăk La (huyện Đăk Hà); Đăk Kroong, Đăk Môn (huyện Đăk Glei); Sa Sơn, Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy); Măng Cành, Pờ Ê ( huyện Kon Plông); Đăk Rơ Ông, Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông). Các xã còn lại, mới có 02 xã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đang hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch để phê duyệt; một số xã đang tập trung lập đồ án quy hoạch; còn một số xã còn chưa triển khai thực hiện lập đề án, thậm chí có xã còn giao hết cho đơn vị tư vấn tự điều tra, khảo sát... Nguyên nhân dẫn đến tiến độ XD NTM chậm ngay từ khâu đầu tiên là do nhận thức của người dân chưa đúng với tinh thần của chương trình XD NTM; một số xã còn trông chờ, ỷ lại; đội ngũ cán bộ xã yếu cả về trình độ và năng lực chuyên môn. Công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng, trách nhiệm của ban quản lý XD NTM của xã và Đảng ủy, UBND các xã chưa cao, chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của XD NTM. Công tác phối hợp thực hiện giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ; việc kiểm tra, giám sát chưa kịp thời và thường xuyên.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay trong quá trình XD NTM tại Đăk Lăk chính là người dân phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình. Đây là yếu tố mang tính quyết định vì mục đích của chương trình XD NTM chính là phát huy nội lực, huy động sự tham gia của người dân và kết hợp với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân vẫn chưa thực sự quan tâm.

1.2.2.4. Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình nằm ở phía Nam của vùng đồng bằng sông Hồng, có địa hình phức tạp chia thành 03 vùng: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng trũng trung tâm và vùng đồng bằng, bãi bồi ven biển. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh 1.389,1km2, dân số toàn tỉnh 900.620 người; sống ở khu vực nông thôn là 729.616 người, chiếm 81,01% dân số toàn tỉnh. Tỉnh Ninh Bình có 06 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, với tổng số 146 xã, phường, thị trấn; trong đó có 120 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới, gồm: 59 xã đồng bằng, 55 xã miền núi và 06 xã bãi ngang vùng ven biển.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; trong những năm qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt so với mục tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH của tỉnh. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có nhiều bước tiến mới cả về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh; diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm đều tăng; giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác đạt trên 75 triệu đồng/năm, sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 49,2 vạn tấn, đảm bảo an ninh lương thực. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và mở rộng, tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được nâng cấp cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vùng nông thôn. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường; dân chủ cơ sở ngày càng được phát huy.

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Nông nghiệp và nông thôn phát triển còn thiếu quy hoạch. Kết cấu hạ tầng KT-XH nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi và cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hoá còn hạn chế; lực lượng lao động chưa ổn định, tỷ lệ qua đào tạo còn thấp; mối liên kết

"4 nhà" chưa chặt chẽ, các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ở một số vùng còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo còn cao, nhất là vùng sâu, vùng xa; chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn còn lớn và có xu hướng ngày càng tăng; việc thực hiện nếp sống văn hoá ở một số vùng nông thôn còn hạn chế (đám tang, cưới, hỏi...); tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng; an ninh nông thôn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác XD NTM tuy sớm được quan tâm triển khai, nhưng các cấp, các ngành còn lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là về biện pháp thực hiện cụ thể nên tiến độ còn chậm so với yêu cầu.

Hầu hết các xã chưa có đủ quy hoạch đạt chuẩn tiêu chis XD NTM. Đến tháng 4/2012, mới có 117/120 xã có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, 30/120 xã có quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH- môi trường và quy hoạch mạng lưới điểm dân cư, các quy hoạch này cần tiếp tục rà soát, bổ

sung, chỉnh sửa cho phù hợp với tiêu chí NTM; 55/120 xã đã hoàn thành lập quy hoạch chung XD NTM.

Ninh Bình đã chọn 25 xã điểm, trong 25 xã điểm 07 xã đã có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010; 07/25 xã có quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH - môi trường; 08/25 xã có quy hoạch mạng lưới điểm dân cư; 25/25 xã đã hoàn thành lập quy hoạch chung XD NTM.

Tính đến hết năm 2012, có 05 xã cơ bản đạt và 115 xã chưa đạt so với quy định tại Bộ tiêu chí quốc gia về XD NTM.

* Kết quả đến hết năm 2013:

Công tác lập quy hoạch NTM có 100% số xã hoàn thành phê duyệt và công bố quy hoạch XD NTM xã. 101 xã đã cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch chung; 26/119 xã đang thực hiện lập quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn và quy hoạch không gian kiến trúc hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm xã; 10/119 xã đang thực hiện lập quy hoạch không gian kiến trúc hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm xã; 17/119 xã đã thực hiện xong lập quy hoạch sử dụng đất; 31 xã điểm và 15 xã ngoài điểm đã phệ duyệt xong quy hoạch chi tiết về phát triển sảm xuất, kinh phí bình quân là 130 triệu đồng/xã. Đến nay, 100% số xã đã phệ duyệt xong đề án XD NTM của xã, với kinh phí bình quân 35 triệu đồng/xã từ nguồn ngân sách nhà nước

Về sản xuất nông nghiệp: Tỉnh đã ban hành cơ chế chính sách để hỗ trợ các tổ chức và cá nhân phát triển sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống như hỗ trợ sản xuất vụ động, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, lúa chất lượng cao... Chỉ đạo thực hiện 23 đề án phát triển sản xuất, đang triển khai 353 mô hình, nhân rộng là 82 mô hình tốt, có 184 HTX và 21 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả.

Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại: các xã đã quy hoạch khu phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, tạo

điều kiện thuận lợi cho các hộ dân mở thêm các ngành nghề ở các xã có làng nghề đan cói ở huyện Kim Sơn, đã mỹ nghệ Ninh Vân, thêu ren Ninh Hải; phát triển dịch vụ ở các xã có dịch vụ du lịch như khu du lịch Chùa Bái Đích, Tràng An, Tam Cốc Bích Động,...

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2013 đạt 19,5 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 còn 7%, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 56%.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng: kết quả làm đường giao thông nông thôn (GTNT) được cán bộ và nhân đồng tình ủng hộ, nhiều gia đình tự nguyện hiến đất, phá dỡ công trình để mở rộng đường. Đã nâng cấp được 1574 km đường giao thông đạt chuẩn; các công trình cơ sở hạ tầng khác đã thực hiện xây mới và nâng cấp. Đến hết ngày 25/12/2013 tỉnh đã hỗ trợ 669.539 tấn xi măng làm được 5.453 tuyết đường, với tổng chiều dài 567 km; các công trình cơ sở hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Kinh tế Chính trị (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)