Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Kinh tế Chính trị (Trang 52 - 55)

- Thứ năm về Hệ thống chính trị: Từ tiêu chí 18 đến tiêu chí 19.

19 An ninh, trật tự xã hội An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Nho Quan là một huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình, có diện tích tự nhiên 457,2 km2 (bằng 1/3 diện tích của tỉnh Ninh Bình) có 26 xã và 01 thị trấn, với 286 thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có 274 thôn, bản, có 32 thôn, bản đặc biệt khó khăn, mật độ dân số trung bình 327 người/km2. Là một huyện có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, dân số 149.879 người. Trên địa bàn huyện, dân tộc thiểu số là đồng bào dân tộc Mường chiếm 17,5% dân số. Sản xuất kém phát triển, kết cấu hạ tầng còn thấp kém, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện là 11,22 %, đời sống dân trí còn thấp, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Là huyện nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung bộ. Nho Quan có địa hình phức tạp mang tính chất đặc trưng của vùng núi cao và vùng bán sơn địa. Đồng thời, đây cũng là vùng đất trũng thuộc khu vực phân lũ của sông Hoàng Long nên hàng năm luôn phải chịu hậu quả của lũ lụt. Địa hình của huyện mang đặc điểm của ba vùng rõ rệt.

2.1.1.2. Địa hình, khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu Nho Quan mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Do đặc điểm địa lý, địa hình nên hàng năm vào mùa mưa, huyện Nho Quan thường xuyên phải chịu bão, lũ lụt, lượng mưa bình quân nhiều năm khoảng 1.800 mm, năm cao nhất 2.800mm.

2.1.1.3. Đất đai, tài nguyên, khoáng sản

Đất đai: Diện tích tự nhiên của huyện Nho Quan là 44.527,74 ha (Bảng 2.1), trong đó diện tích đất đai các loại bao gồm:

Đất nông nghiệp gồm có đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác là 34.456,56 ha, chiếm 77,38% diện tích đất toàn huyện. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 16.470,87 ha chiếm 47,8% diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện; đất lâm nghiệp là 17.539,93 ha chiếm 50,9% diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện.

Đất phi nông nghiệp gồm có đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo, đất nghĩa trang, đất phi nông nghiệp khác là: 6.935,09 ha, chiếm 15,57%. Trong đó, đất ở nông thôn là 1.041,59 ha chiếm 94,52% diện tích đất ở của toàn huyện, còn đất ở đô thị là 60,42 ha chiếm 5,48% diện tích đất ở của huyện.

Đất chưa sử dụng: 3.136,09 ha, chiếm 7,05%

Tài nguyền rừng: Tổng diện tích rừng, đất rừng trên địa bàn huyện: 17.539,93 ha chiếm 39,39% tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó: rừng đặc dụng là 11.481,05 ha; rừng phòng hộ là 4.098,02 ha; rừng sản xuất là 1.960,86 ha. Để phát huy lợi thế, trong những năm qua huyện thực hiện chủ trương chuyển đổi rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất, nhằm phát huy các nguồn lực đầu tư cho sản xuất kinh doanh rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đâi, tạo việc làm, cải thiện đời sống cho các hộ trồng rừng, đặc biệt đồng bào miền núi, thúc đẩy KT-XH phát triển, đồng thời duy trì tác dụng phòng hộ của rừng góp phần xoá đói, giảm nghèo và giảm thiểu đến tác động các khu rừng phòng hộ, đặc dụng.

Khoáng sản: Nho Quan có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trong đó quan trọng nhất là tài nguyên đá vôi, đất sét và đá đôlômít với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng. Bên cạnh đó có các loại khoáng sản khác nhưng trữ lượng không lớn như than bùn, than đá...

Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Nho Quan

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Tổng diện tích tự nhiên 44.527,74 100,00

1 Đất nông nghiệp 34.456,56 77,38

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.470,87 47,80

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 13.404,81 81,38 1.1.2 Đất trồng cây lúa hàng năm 3.066,06 18,62

1.2 Đất lâm nghiệp 17.539,93 50,90 1.2.1 Đất rừng sản xuất 1.960,86 11,18 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 4.098,02 23,36 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 11.481,05 65,46 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 373,48 1,08 1.4 Đất làm muối 0,00 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác 72,28 0,22

2 Đất phi nông nghiệp 6.935,09 15,57

2.1 Đất ở 1.102,01 15,89 2.1.1 Đất ở nông thôn 1.041,59 94,52 2.1.2 Đât ở đô thị 60,42 5,48 2.2 Đất chuyên dùng 4.078,11 58,80 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan 47,98 1,18 2.2.2 Đất quốc phòng 656,50 16,10 2.2.3 Đất an ninh 25,72 0,63

2.2.4 Đất kinh doanh phi nôngnghiệp 845,99 20,74 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 2.501,92 61,35

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 41,02 0,59

2.4 Đất nghĩa trang nghĩa đạt 239,66 3,45

2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng 1.470,70 21,20

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 3,59 0,07

3 Đất chƣa sử dụng 3.136,09 7,05

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 986,45 31,46

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 895,09 28,54

3.3 Núi không có rừng cây 1.254,55 40,00

Tài nguyên nước: Với hệ thống sông và hồ chứa như hiện nay, Nho Quan là huyện có tài nguyên mặt nước khá phong phú, được phân bố rải rác ở nhiều khu vực trong toàn huyện. Tuy nhiên, với đặc điểm địa hình của Nho Quan một số xã vùng cao (Kỳ Phú, Cúc Phương, Phú Long, Thạch Bình) thường xuyên gặp khó khăn về nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân sinh. Ngoài ra, ở huyện Nho Quan còn có nguồn nước khoáng nóng Cúc Phương khá phong phú...

Phần lớn các xã trên địa bàn huyện đều có tiềm năng về phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, đất đai phong phú, đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ, đất nuôi trồng thuỷ sản; đất nông nghiệp khác; đất phi nông nghiệp…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Kinh tế Chính trị (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)