Kinh nghiệm phát triển nông thôn của một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Kinh tế Chính trị (Trang 39 - 43)

- Thứ năm về Hệ thống chính trị: Từ tiêu chí 18 đến tiêu chí 19.

19 An ninh, trật tự xã hội An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông thôn của một số nước trên thế giớ

1.2.1.1. Mô hình Làng mới ở Hàn Quốc

Hàn Quốc vào những năm 1960 vẫn là một nước chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính với khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nông

thôn. Những suy nghĩ mang tính thụ động và ỷ lại ở phần đông nông dân cần được thay đổi. Do vậy, các chính sách mới phải khơi dậy được niềm tin và tính tích cực đối với việc phát triển nông thôn, khơi dậy tính độc lập, hăng say lao động của đội ngũ nông dân ở khu vực nông thôn.

Mục tiêu chính của chính sách mới là làm cho người dân có niềm tin và trở nên tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ, cần cù, sáng tạo và mang tính cộng đồng.

Tổng thống Hàn Quốc phát biểu: Nếu chúng ta có thể tạo ra hay khai thác được tinh thần chăm chỉ, tự vượt khó khăn và hợp tác tiềm ẩn trong mỗi thành viên sống trong khu vực nông thôn, tôi tin tưởng rằng tất cả các làng xã nông thôn sẽ trở thành nơi thịnh vượng để sống. Chúng ta có thể gọi là phương hướng hành động của mô hình Saemaul Undong đó là lời tuyên ngôn của phong trào làng mới.

Như vậy, phong trào làng mới nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng nhất, tạo động lực cho phát triển là phát triển tinh thần của người nông dân, lấy kích thích vật chất nhỏ để kích thích tinh thần và qua đó phát huy nội lực tiềm tàng to lớn của nông dân.

Một số hoạt động của mô hình “Làng mới” trong việc nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình:

- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, tổ chức từ cơ sở đến trung ương. - Đội ngũ lãnh đạo thôn làm nòng cốt cho chương trình phát triển. - Đào tạo cán bộ các cấp theo các mô hình, gắn cả nước với phong trào phát triển nông thôn.

- Phát huy dân chủ, đa nông dân tham gia vào quá trình ra quyết định - Tạo ra một không khí thi đua, tinh thần hăng hái trong làng, xã. - Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Bộ mặt nông thôn thay đổi một cách nhanh chóng, sau 08 năm các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Trong vòng 20 năm, rừng đã được che phủ khắp nước và trong vòng 6 năm, thu nhập bình quân các nông hộ tăng gấp 3 lần, tính thương mại trong sản xuất nông nghiệp tăng; việc xây dựng cơ sở vật chất, đường làng, nhà xưởng, hệ thống cung cấp nước, điện, chuyển giao khoa học công nghệ, tích luỹ vốn, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường, tạo quỹ tiết kiệm trong gia đình,... Phong trào Saemaul là một mô hình phát triển nông thôn, cho phép hạn chế tối đa thời gian chuyển hoá nông thôn truyền thống thành một nông thôn hiện đại. Cái được lớn nhất đó là những người nông dân nghèo đói bắt đầu trở nên tự tin hơn, khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khả năng tích luỹ, tự đầu tư và nhờ đó mà có khả năng tự phát triển.

Đầu tư phát triển nông thôn là quá trình lâu dài và tốn kém, để tìm ra biện pháp phát triển rút ngắn được khoảng cách thời gian, đồng thời hạn chế nguồn kinh phí hạn hẹp thì mô hình phong trào Làng mới Saemaul là một trong số những mô hình phát triển nông thôn cần được nghiên cứu và áp dụng một cách có chọn lọc, phù hợp với tình hình thực tế tại nước ta.

1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển nông thôn Trung Quốc - Xí nghiệp Hương Trấn

Trong lĩnh vực nông thôn ở Trung Quốc đã hình thành Xí nghiệp Hương Trấn từ năm 1950, trên cơ sở các xí nghiệp, đội sản xuất của công xã nhân dân trước đây.

Kể từ cuối những năm 1970, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra nhiều chính sách để phát triển Xí nghiệp Hương Trấn. Đầu năm 1997, toàn quốc có khoảng 20 triệu xí nghiệp Hương Trấn, với số lao động là 130 triệu người: trong đó, xí nghiệp do tập thể quản lý là 1,5 triệu với 60 triệu lao động, 30.000 xí nghiệp Hương Trấn hợp tác, liên doanh với nước ngoài, ngoài ra là các loại xí nghiệp khác do tư nhân hoặc tư nhân liên doanh, liên kết.

Xí nghiệp Hương Trấn là một hình thức mới của công nghiệp hóa nông thôn, đã đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa đất nước, làm giảm chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Tuy vậy, Trung Quốc rất chú ý phát triển nông nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp là chính và lấy xí nghiệp Hương Trấn làm trụ cột để phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Sau hơn 20 năm tăng trưởng, các doanh nghiệp nông thôn đã làm thay đổi toàn cảnh kinh tế khu vực nông thôn; trở thành lực lượng chính đứng sau sự tăng trưởng bền vững chung của Trung Quốc; vai trò to lớn của doanh nghiệp nông thôn Trung Quốc trong việc tạo ra sự bình đẳng hơn về phân phối thu nhập trong nội bộ tỉnh có được là nhờ bản chất nhỏ bé mang tính địa phương và sử dụng nhiều lao động của các doanh nghiệp này.

Như vậy, có thể nói rằng, Xí nghiệp Hương Trấn là mô hình đặc biệt của Trung Quốc và nó đã được nhân rộng ra nhiều vùng ở nông thôn, tạo nên sức mạnh kinh tế to lớn, giải quyết những vấn đề xã hội gay cấn và mang ý nghĩa kinh tế xã hội sâu sắc.

1.2.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan về doanh nghiệp hoá nông nghiệp

Thái Lan đã lựa chọn chiến lược xuất khẩu nông sản từ năm 1977. Chiến lược đó, đặt mục tiêu làm cho những nông sản có ưu thế của Thái Lan với tính cách một nước nhiệt đới có thể chiếm lĩnh được thị trường thế giới bằng chính sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến. Công nghiệp chế biến được chọn là khâu đột phá để thực hiện chiến lược ấy.

Từ quan điểm đó, họ đã xúc tiến các hoạt động theo công thức 4 nhà: Nhà nước + Nhà doanh nghiệp + Nhà ngân hàng + Nhà nông. Kết quả cuối cùng là Thái Lan có được một hệ thống các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nông nghiệp và hệ thống các vùng kinh tế nông nghiệp chuyên môn hoá có quy mô hợp lý.

Lúc đầu, Thái Lan làm mô hình này trong chăn nuôi, sau phát triển sang mô hình trồng trọt như gạo và đặc biệt là hoa quả nhiệt đới, hiện nay Thái Lan đang là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Đến năm 1998,

Thái Lan đã có 14 loại nông sản phẩm xuất khẩu trên thế giới được thực hiện chủ yếu vào sự liên kết này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Kinh tế Chính trị (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)