Hệ thống hồ, đập (Hồ 32 chiếc) Chiếc 70 (20 triệu m3)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Kinh tế Chính trị (Trang 61 - 65)

Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Nho Quan, 2013

Thể hiện qua bảng 2.6 cho thấy, CSHT của huyện trong những năm qua đã được đầu tư nâng cấp và đã phát huy được tác dụng:

Hệ thống điện khu vực nông thôn toàn huyện hiện có 145 trạm biến áp và 571km đường dây hạ thế; 88,72 km đường dây trung thế. Do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Ninh Bình quản lý và bán điện trực tiếp đến các hộ dân. Tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn đạt 96,6%. Mức độ đáp ứng yêu cầu sản xuất đạt 76,35%. Trong những năm qua nhà nước và ngành điện đã quan tâm đầu tư, nhưng nhìn chung hệ thống điện nông thôn chất lượng còn hạn chế, độ an toàn chưa cao, tổn thất điện năng lớn, mức độ tin cậy cung cấp điện còn thấp.

Hệ thống thuỷ lợi của huyện tương đối tốt, thường xuyên được tu bổ, đảm bảo tưới, tiêu cho hầu hết các cánh đồng, nhanh chóng và kịp thời, các trạm bơm phục vụ tưới tiêu đã ổn định, từ đó góp phần làm cho canh tác thuận lợi hơn, nâng cao hệ số gieo trồng và năng suất đất đai. Hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn gồm kênh mương, trạm bơm tưới, tiêu, đê, cống. Toàn huyện hiện có 1.260,1 km kênh mương. Trong đó kênh cấp 1 là 204,8 km; đã kiên cố hoá 87,9 km, đạt 42,93%; kênh cấp 2 là 448,8 km, đã kiên cố hoá 63km, đạt 14%; kênh cấp 3 là 609,8 km, đã kiên cố hoá 8,27km, đạt 1,36%. Hệ thống kênh này cơ bản đã đáp ứng 95% nhu cầu cung cấp nước chủ động cho sản xuất. Tuy nhiên, hiện tại một số kênh đã xuống cấp, khi dẫn nước còn bị thất thoát nước nhiều.

Đường quốc lộ chính đi qua địa bàn huyện với chiều dài là 48,7 km gồm có hai tuyến là đường QL12B (Từ Tam Điệp lên) và đường ĐT 477 từ đường QL1A vào đã được đổ bê tông.

Các tuyến đường trục liên xã, liên thôn, đường trong ngõ, xóm dài 2.275,11 km đã đổ bê tông hoặc dải nhựa. Tuy nhiên, do xây dựng đã quá lâu nên những tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi lại cũng như sinh hoạt của người dân.

Nhìn chung, về kết quả phát triển KT-XH qua từng năm là rất đáng khích lệ, phù hợp với quy luật chung trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các cấp ủy Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện; an ninh, chính trị, trật tự xã hội đảm bảo ổn định, Đảng bộ, chính quyền đoàn kết đó là yếu tố quan trọng làm cho đời sống nhân trong huyện đã và đang được cải thiện từng ngày.

Tuy nhiên, còn có một số hạn chế là một huyện miền núi có 13/23 xã nghèo trọng điểm của tỉnh, chủ yếu là thu nhập trong nông nghiệp nên nguồn thu thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp so với bình quân củav tỉnh. Đây là một trong những thách thức lớn đối với quá trình XD NTM của huyện.

2.1.2.5. Cơ chế chính sách của tỉnh và huyện về xây dựng nông thôn mới

* Về nguồn lực: Xác định rõ yêu cầu về vốn theo nguồn và hàng năm để đạt các tiêu chí đến 2015 và 2020, gồm:

i. Vốn vay: để hỗ trợ sản xuất, giải quyết các nhu cầu cải tạo sửa chữa nhà ở của hộ gia đình.

ii. Vốn đóng góp của dân.

iii. Vốn tích luỹ tại chỗ (ngân sách huyện, xã). iiii. Các Chương trình dự án hiện có.

Yêu cầu tài trợ bổ sung từ bên ngoài: Chủ yếu để xây dựng các công trình hạ tầng công cộng.

* Về cơ chế chính sách:

Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về XD NTM mới giai đoạn 2010 – 2020.

Các địa phương chủ động lồng ghép các nguồn vốn và đề ra cơ chế, chính sách đặc thù, gồm cả hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường, đặc biệt lưu ý chủ động thực hiện các chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế.

2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Nho Quan, giai đoạn 2011 – 2015 đoạn 2011 – 2015

2.2.1. Thực trạng nông thôn theo bộ tiêu chí quốc gia ở huyện

* Quy hoạch và thực hiện quy hoạch (Tiêu chí số 1):

Hầu hết các xã chưa có đủ quy hoạch đạt chuẩn tiêu chí XD NTM. Đến nay, có 26/26 xã có quy hoạch sử dụng đất, 26/26 xã có quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường và quy hoạch mạng lưới điểm dân cư, các quy hoạch này cần tiếp tục rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với tiêu chí NTM; 26/26 xã đã hoàn thành lập quy hoạch chung xây dựng NTM.

Trong 3/3 xã làm điểm, 100% các xã đã có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015; 3/3 xã có quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH - môi trường;

3/3 xã có quy hoạch mạng lưới điểm dân cư; 3/3 xã đã hoàn thành lập quy hoạch chung về XD NTM.

Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả đạt 19 tiêu chí đến năm 2013

Tên xã Tiêu chí Tổng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 1. Đồng Phong Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 15 2. Phú Lộc Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 15 3. Lạng Phong Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 15 4. Yên Quang Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 13 5. Quỳnh Lưu Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 12 6. Văn Phong Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 13 7. Sơn Thành Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 10 8. Xích Thổ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 9 9. Gia Sơn Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 10 10. Gia Lâm Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 9 11. Gia Tường Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 9 12. Lạc Vân Đ Đ Đ Đ Đ Đ 6 13. Phú Sơn Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 8 14. Thanh Lạc Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 8 15. Sơn Lai Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 8 16. Sơn Hà Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 8 17. Cúc Phương Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 8 18. Thạch Bình Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 7 19. Gia Thủy Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 7 20. Đức Long Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 7 21. Văn Phương Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 7 22. Văn Phú Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 8 23. Quảng Lạc Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 7 24. Thượng Hòa Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 7 25. Phú Long Đ Đ Đ Đ Đ 5 26. Kỳ Phú Đ Đ Đ Đ Đ Đ 6

Hiện tại, 26/26 xã chưa đạt đủ 19 tiêu chí theo quy định tại Bộ tiêu chí quốc gia về XD NTM.

Bình quân chung trên địa bàn huyện đến nay đạt 7,73% tiêu chí.

* Hạ tầng kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Kinh tế Chính trị (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)