KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Kinh tế Chính trị (Trang 106 - 108)

- Ban giám sát cộng đồng gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc xã, các tổ chức xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư hưởng

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài “Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”, luận văn đã rút ra được một số nhận xét như sau:

* Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước:

- Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của nước ta; Làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật, các doanh nghiệp trực tiếp tham gia phát triển sản xuất đã bước đầu có các kết quả rõ ràng. Giá trị thu trên một đơn vị diện tích và thu nhập của nông dân được tăng lên, một số xã có mức thu nhập tăng đáng kể, cải thiện đời sống kinh tế nhân dân ở địa phương.

- Các xã coi trọng triển khai xây dựng các thiết chế văn hóa, tuyên truyền vận động nhân dân đăng ký, thực hiện các nội dung ''Làng văn hóa'', giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Làng quê nông thôn. Ngoài việc thực hiện các dự án xử lý rác thải, nước thải, xây dựng nghĩa trang, nhiều địa phương coi trọng chỉ đạo, vận động nhân dân, đoàn thể, thôn xóm thực hiện công trình vệ sinh tại hộ, chỉnh trang đường làng ngõ xóm, kết hợp với khơi thông hệ thống thoát nước; Tổ chức các tổ, hợp tác xã tham gia vệ sinh nông thôn, trồng cây xanh làm hàng rào, bờ dậu tạo cảnh quan, thay đổi bộ mặt nông thôn.

Một số thành tựu đạt được:

- Nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực.

- Kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn được tăng cường, nhất là thuỷ lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

- Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới; kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn.

- Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; Xoá đói giảm nghèo đạt kết quả cao. Đồng thời, các công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, phổ cập giáo dục, văn hoá, thông tin, thể thao cũng được quan tâm và đẩy mạnh hơn.

- Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; vị thế giai cấp nông dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Một số điểm cần khắc phục:

- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực; chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, vẫn là sản xuất nhỏ.

- Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.

- Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đổi mới chậm, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hoá.

- Kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn còn yếu kém, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai thấp.

- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao và còn phát sinh một số vấn đề xã hội bức xúc.

Với phương pháp nghiên cứu một cách khái quát kết hợp phân tích và minh họa bằng số liệu cụ thể thực trạng về XD NTM trên địa huyện Nho Quan trong thời gian qua (chủ yếu từ năm 2011đến năm 2013) đã nêu được những thành tựu đạt được trong kết quả XD NTM. Đồng thời, luận văn cũng đã phân tích rõ những tồn tại, hạn chế của công tác XD NTM và những nguyên nhân của những tồn tại, bất cập, yếu kém trong tổ chức thực hiện...

Xuất phát từ chủ trương đổi mới, luận văn đã đề xuất hệ thống quan điểm, định hướng, nhiệm vụ và xác định mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình quốc gia về XD NTM trên địa bàn huyện.

Theo đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về XD NTM, trong đó có những nhóm giải pháp như: nâng cao nhận thức của chính quyền và người dân về XD NTM; hoàn thiện quy hoạch; đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất; phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nông dân; phát triển đội ngũ cán bộ quản, công chức cấp xã, cơ chế chính sách đầu tư XD NTM và cơ chế quản lý ngồn vốn XD NTM.

Ngoài những nội dung chính nêu trên, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước, các bộ, ban ngành trong việc hoàn thiện các chính sách Nhà nước (chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề, chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn); tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, đơn vị trong nhiệm vụ xây dựng NTM theo chương trình quốc gia là hết sức quan trọng và cấp thiết đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện nói chung, các xã nói riêng.

Bên cạnh những thành công bước đầu, việc triển khai thực hiện

chương trình này còn khá nhiều khó khăn bất cập cần tháo gỡ, đó là:

- Khó khăn về nguồn vốn đầu tư, kể cả nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, kể cả các nguồn vốn huy động từ cộng đồng dân cư và các đối tượng khác cho nhu cầu thực hiện chương trình.

- Tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch, chủ yếu là do không đủ vốn đầu tư.

- Còn những bất cập trong tổ chức chỉ đạo ở các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã.

- Còn nhiều bất cập trong việc phát huy vai trò của người dân trong việc góp công, góp sức, góp trí tuệ vào xây dựng và thực hiện chương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Kinh tế Chính trị (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)