Ềc ng tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Hải Dương (Trang 119 - 123)

Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế GTGT còn nhiều bất cập như số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác này còn thiếu và yếu. Việc xác định và phân loại tính chất nợ chưa được triệt để dẫn đến t lệ nợ ,trây ì nợ thuế, nợ ảo tăng cao.

Để công tác cưỡng chế nợ thuế được khả thi, đúng quy trình, đúng pháp luật, yêu cầu tất cả cán bộ công chức của đơn vị cần tăng cường học tập các văn bản, quy trình nghiệp vụ, Luật Quản lý thuế. Trong đó quy trình cưỡng chế nợ thuế phải thực hiên đúng nguyên tắc, áp dụng biện pháp cưỡng chế thích hợp, theo quy định tại Luật Quản lý thuế, để đảm bảo thi hành quyết định hành chính thuế được nghiêm minh. Cần xác định nợ phải chính xác, thu thập xác minh, kiểm tra thông tin, tổ chức thực hiện, theo dõi quá trình thực hiện, phân tích đánh giá tình hình nợ thuế trên địa bàn từ đó đề ra các biện pháp xử lý thích hợp.

Cục thuế tỉnh cần đặc biệt lưu ý sử dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng. Trong trường hợp các doanh nghiệp vẫn tiếp tục dây dưa, không chấp hành đúng quy định, Cục Thuế s có văn bản báo cáo, xin ý kiến của tỉnh cho đăng tải thông tin về các doanh nghiệp không nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế mới đây.

Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp nhằm giảm nợ thuế, Cục thuế tỉnh cũng cần chủ động cùng doanh nghiệp xây dựng kế hoạch trả nợ theo hướng trả dần

để giảm bớt áp lực trả nợ cho doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định, từ đó có thêm điều kiện để sản xuất kinh doanh; cần sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh để ngành Thuế phối hợp với các cơ quan Kho bạc, Tài chính, các Ngân hàng thương mại thực hiện thanh toán bù trừ đối với nh ng doanh nghiệp cung cấp xi măng phục vụ chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn của tỉnh

Đối với các khoản nợ khó thu, rà soát lập danh sách doanh nghiệp cụ thể để phân loại nguyên nhân, trường hợp khó thu, lập hồ sơ xin xóa nợ theo quy định đối với các khoản nợ khó thu trên 10 năm đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhưng không thu được. Đồng thời, đề nghị cơ quan công an hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan đến các chủ doanh nghiệp còn nợ thuế nhưng không còn tồn tại tại địa chỉ kinh doanh đã đăng kí với cơ quan thuế, từ đó áp dụng các biện pháp phù hợp để thu hồi nợ thuế vào ngân sách nhà nước, cưỡng chế thu nợ theo quy định.

Khẩn trương chỉ đạo các bộ phận Thanh tra, Kiểm tra thuế, Kê khai thuế, Quản lý nợ thuế rà soát, phân tích, tình trạng nợ thuế, đối chiếu với số nợ của từng đối tượng nợ thuế; tổ chức đốc thu ngay khi phát sinh số thuế phải nộp. Trong quá trình đôn đốc thu nợ, cần tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp nợ thuế; công khai thông tin các trường hợp nợ thuế chây ì trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Luật Quản lý thuế, nhằm tranh thủ dư luận để thu hồi nợ thuế, chống thất thu thuế. Đối với các DN có khoản nợ dưới 90 ngày thực hiện việc đôn đốc nợ như gọi điện, yêu cầu NNT thực hiện cam kết trả nợ thuế trong vòng 90 ngày, ban hành đầy đủ thông báo nợ thuế và tiền phạt chậm nộp. Đối với các DN có khoản nợ trên 90 ngày, ban hành 100% thông báo s áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế; triển khai xác minh thông tin giao dịch tài khoản ngân hàng, xác minh tình hình tài chính của DN; phối hợp với Khoa bạc nhà nước xác minh và thu thập thông tin tình hình thanh toán vốn qua Kho bạc. Tổ đốc thu nộp phải lên kế hoạch chi tiết và tiến hành làm việc với từng người nợ thuế ở tất cả các lĩnh vực và địa bàn, đặc biệt đối tượng nợ lớn và các địa bàn trọng điểm.

Chủ động phối hợp với Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cung cấp, trao đổi thông tin theo quy định tại Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BTC-NHNN ngày 14/7/2010 của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước và các quy định của Luật Quản lý thuế để thu hồi nợ thuế thông qua tài khoản của các doanh nghiệp nợ thuế. Củng cố hồ sơ các trường hợp để nợ thuế lớn, kéo dài; phối hợp với cơ quan công an bàn các biện pháp thu hồi nợ thuế, xác minh thông tin, tổ chức cưỡng chế thu nợ theo quy định của pháp luật;

Phối hợp với ngân hàng, tổ chức tín dụng khác đang nắm gi tài sản thế chấp của các trường hợp nợ thuế, thực hiện cưỡng chế thu hồi nợ thuế thông qua tài sản thế chấp tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Phối hợp với cơ quan thi hành án bàn các biện pháp thu hồi nợ của các trường hợp phá sản còn nợ thuế.

Bổ sung quy định bắt buộc NNT phải đăng ký tất cả các tài khoản tiền gửi khi đăng ký mã số thuế hoặc đăng ký tài khoản giao dịch khi phát sinh mua bán hàng hoá, dịch vụ; đồng thời quy định ghi rõ nơi mở tài khoản khi lập bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT hàng tháng. Quy định này vừa giúp chi cục thuế chủ động trong quản lý, nắm được chính xác số tài khoản, vừa giảm tải yêu cầu hỗ trợ đối với hệ thống các cơ quan ngân hàng, tín dụng.

Cần đồng bộ hóa các phần mềm, ứng dụng quản lý thu thuế trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế để thực hiện đúng quy trình 1395 của Tổng cục thuế đưa ra nhằm đạt hiệu quả cao nhất quản lý nợ thuế.

Xây dựng cơ chế chính sách pháp lý đồng bộ về việc gia hạn nộp thuế đối với một số trường hợp bị ảnh hưởng bởi chính sách hoặc các trường hợp gặp khó khăn đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ; đề xuất việc phân cấp gia hạn nộp nợ thuế cho Bộ Tài chính; bổ sung các quy định để xử lý dứt điểm các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt đối với các đối tượng bỏ trốn, mất tích, các DN đã giải thể, phá sản nhưng không làm các thủ tục giải thể phá sản đúng pháp luật, hộ kinh doanh đã ngừng nghỉ mà không còn đối tượng để thu nợ. Đồng thời, nghiên cứu và ban hành các quy chế phối hợp gi a các bộ phận trong cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ thuế.

Cần mở rộng các tiêu chí phân loại nợ thuế và xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế. Cần lập một “ma trận” phân loại nợ thuế với các tiêu chí khác nhau, không chỉ phân loại nợ thuế thành nợ có khả năng thu, nợ khó thu, nợ chờ xử lý như hiện hành. Nợ thuế cần được phân loại cụ thuế theo các tiêu chí khác như: theo khả năng thu nợ, theo đặc điểm sở h u của đối tượng nợ, theo nguyên nhân nợ… Việc đa dạng hóa các tiêu chí phân loại nợ trong quy trình s giúp cho cán bộ quản lý nợ thuế cũng như lãnh đạo chi cục thuế có cái nhìn đa chiều về nguyên nhân nợ, đặc điểm nợ, đặc điểm đối tượng nợ thuế… để từ đó có biện pháp đôn đốc, xử lý nợ thuế phù hợp.

. . . ề c ng tác xử lý vi phạm hành ch nh về thuế

Công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Hải Dương vẫn còn có nh ng hạn chế như mọi hành vi vi phạm pháp luật vè thuế của NNT chưa được xử lý một cách triệt để, mức xử phạt còn chưa nghiêm dẫn đến việc tuân thủ pháp luật của NNT còn chưa cao. Để khắc phục tình trạng này Cục thuế tỉnh Hải Dương cần:

Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế và hoán thuế để kịp thời phát hiện nh ng sai phạm có hướng xử phạt hợp lý. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và nh ng tình tiết giảm nh , tăng nặng để quyết định mức xử phạt thích hợp đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế phải được phát hiện và đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải được tiến hành kịp thời, công khai, minh bạch, triệt để.mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Thực hiện tốt việc xử phạt vi phạm hành chính ở tất cả các khâu như đăng ký thuế, kê khai nộp thuế,….

Cần nâng cao hiệu quả và tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xử lý vi phạm hành chính.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho NNT để họ không mắc phải nh ng lỗi do không nắm chắc về chính sách pháp luật thuế

Xây dựng cơ chế chặt ch và đầy đủ đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính có hiệu quả và chất lượng, đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đáp ứng yêu cầu quản lý thuế GTGT trên địa bàn tỉnh.

Thiết kế thêm phần mềm hỗ trợ trong việc xử lý vi phạm pháp luật theo từng hành vi từ khâu lập biên bản, ra quyết định đến việc gửi biên bản và quyết định đến NNT để xử lý được triệt để đối với NNT vi phạm pháp luật.

Chú trọng công tác phối hợp gi a các phòng chức năng trong cơ quan thuế và các ngành liên quan (Hải Quan, Sở Tài chính…) để kịp thời phát hiện nh ng sai sót và xử lý vi phạm hành chính đối với nh ng sai sót đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Hải Dương (Trang 119 - 123)