Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Hải Dương (Trang 55 - 56)

M CC

2.3 Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp

Nguồn d liệu thứ cấp lấy từ các báo cáo của Cục thuế tỉnh Hải Dương, cụ thể như: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của Cục thuế tỉnh Hải Dương từ năm 2013 đến năm 2015; Báo cáo số thu của Cục thuế tỉnh Hải Dương năm 2013 đến năm 2015; Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu/ cuối năm của các phòng ban 2013-2015...

2.3.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp

Nguồn d liệu sơ cấp là nguồn d liệu được thu thập từ kết quả phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn các cán bộ quản lý tại Cục thuế tỉnh Hải Dương. Đây là nguồn d liệu phục vụ mục đích kiểm chứng nh ng kết luận rút ra từ việc phân tích số liệu thứ cấp, đồng thời khắc phục một số hạn chế do nguồn d liệu thứ cấp chưa đầy đủ, góp phần chuẩn hóa nh ng nhận định của tác giả trong phân tích, đánh giá lại thực trạng thực trạng quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnh Hải Dương và đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của đề tài, các thông tin và số liệu được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau.

Đối tượng phỏng vấn: 10 cán bộ quản lý của Cục thuế tỉnh Hải Dương: 3 Phó Cục trưởng, trưởng phòng Kê khai Kế toán thuế, trưởng phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT, trưởng phòng Quản lý và cưỡng chế nợ, 2 trưởng phó phòng Kiểm tra thuế số 2, 2 trưởng phó phòng Thanh tra thuế số 2 và 10 cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý thuế GTGT (Phiếu điều tra quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – trình bày ở mục 2.5)

ảng 2.1: Tổng h p số phiếu hảo sát ở các nhó đối tư ng

Đối tượng được khảo sát Số phiếu

1. Ban lãnh đạo Cục Thuế 03

2. Trưởng, phó các phòng chức năng 07 2.1 Phòng Kê khai và Kế toán thuế 01 2.2 Tuyên truyền hỗ trợ NNT 01 2.3 Quản lý và cưỡng chế nợ 01

2.4 Kiểm tra thuế số 2 02

2.5 Thanh tra thuế số 2 02

3. Các cán bộ công tác tại Cục thuế 10

Tổng cộng 20

Nghiên cứu tiến hành điều tra 10 lãnh đạo và 10 cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý thuế dựa trên căn cứ:

Thứ nhất, đáp ứng được yêu cầu của việc phân tổ, phân nhóm và đảm bảo đủ độ tin cậy trong nghiên cứu.

Thứ hai, mẫu nghiên cứu đảm bảo tính đa dạng và tính đại diện cho cán bộ công chức thuế tại Cục thuế tỉnh Hải Dương; đồng thời đảm bảo yêu cầu của hoạt động quản lý thuế. Do đó, các mẫu được lựa chọn trên căn cứ:

- Đảm bảo yêu cầu, mục đích của hoạt động lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Theo cơ cấu tổ chức bộ máy lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Theo quy mô của hệ thống lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Theo trình độ cán bộ làm công tác lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo ý kiến của các lãnh đạo ngành thuế qua các thời kỳ hiện đã nghỉ hưu; các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thuế; tham khảo ý kiến của các ban ngành khác có liên quan đến công tác quản lý thuế giá trị gia tăng như: Thanh tra nhà nước tỉnh Hải Dương, thanh tra Sở Tài chính, Kho Bạc NN… để lấy ý kiến đánh giá, nhận xét về công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Hải Dương (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)