Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài của công ty TNHH MTV cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) (Trang 80 - 82)

4.1. Bối cảnh

4.1.2. Bối cảnh quốc tế

Trong những năm qua, thị trƣờng lao động ngoài nƣớc có nhiều biến động do ảnh hƣởng của tăng trƣởng kinh tế,tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động, bất ổn chính trị… đã khiến nền kinh tế thế giới nói chung và thị trƣờng lao động quốc tế nói riêng phải đƣơng đầu với những thách thức mới.

Ngoài khó khăn do tính chất của hoạt động xuất khẩu lao động, một vấn đề trong thời gian gần đây cũng tác động xấu đến hoạt động XKLĐ chính là sự bất ổn định của nhiều khu vực trên thế giới (nhƣ Châu Phi và Trung Đông), đặc biệt là vấn đề liên quan đến khủng bố. An ninh và an toàn của nhiều khu vực trên thế giới không đƣợc đảm bảo, đã thu hẹp cơ hội tìm kiếm việc làm cho công dân của các nƣớc xuất khẩu lao động. Bị kéo vào vòng xoáy của cuộc chiến chống khủng bố do Hoa Kỳ và các đồng minh phát động, nền kinh tế của nhiều quốc gia, kể cả các cƣờng quốc về kinh tế cũng nhƣ các nƣớc liên quan đã lâm vào suy thoái và bất ổn. Giá cả các nhiên liệu

nhƣ xăng, dầu… giảm mảnh dẫn đến những ảnh hƣởng tiêu cực về kinh tế tại cả các nƣớc không có liên quan trực tiếp đến cuộc chiến. Nhiều ngành kinh tế bị ảnh hƣởng, nhiều công ty phải thu hẹp sản xuất, ngập ngừng trong việc chuyển hƣớng đầu tƣ, kéo theo là tỷ lệ thất nghiệp tăng và nhu cầu tiếp nhận lao động nƣớc ngoài giảm mạnh.

Do vậy, thời gian qua, tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu vẫn gia tăng, đặc biệt là ở những nƣớc có nền kinh tế kém phát triển, tạo ra sức ép mạnh mẽ về lao động và việc làm, do đó di cƣ lao động quốc tế tiếp tục trở thành nhân tố quan trọng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, thời gian qua cũng chứng kiến bƣớc phát triển và phục hồi kinh tế của một số nƣớc bị ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế. Nhờ một loạt chính sách cải cách hệ thống doanh nghiệp và tài chính cùng sự hỗ trợ của các Tổ chức quốc tế (WB, IMF), nền kinh tế các nƣớc này đã phục hồi và có tác động tích cực vào tình hình thị trƣờng lao động trong nƣớc và khu vực, tạo thêm nhiều việc làm mới cho ngƣời lao động.

Tóm lại, bối cảnh trong nƣớc và quốc tế hiện nay đã đặt hoạt động xuất khẩu lao động của ta trƣớc những thuận lợi và khó khăn sau:

- Thuận lợi:

+ Sự ổn định về chính trị - xã hội trong những năm gần đây của Việt Nam đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu lao động nói riêng.

+ Kinh tế nƣớc ta tiếp tục ổn định và tăng trƣởng với tốc độ cao; quan hệ hợp tác của nƣớc ta với các nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển; hệ thống luật pháp ngày càng trở nên chặt chẽ, tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế.

+ Xuất khẩu lao động và chuyên gia đã trở thành một hoạt động kinh tế – xã hội đƣợc Lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, chỉ đạo sâu sát và phối hợp

nhịp nhàng, chặt chẽ của các ngành, các địa phƣơng trong cả nƣớc; hệ thống chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn hoạt động xuất khẩu lao động thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh, hoàn thiện và ban hành nhằm đáp ứng những thay đổi của điều kiện thị trƣờng.

+ Đã xây dựng đƣợc một đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng lao động quốc tế, việc kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, các ngành và địa phƣơng trong hoạt động xuất khẩu lao động đƣợc triển khai trên quy mô rộng.

- Khó khăn, thách thức:

+ Chất lƣợng nguồn lao động Việt Nam còn nhiều bất cập, nhất là về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức chấp hành pháp luật, tạo thành điểm bất lợi trong việc cạnh tranh với lao động của các quốc gia khác; tình trạng lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp vẫn tiếp diễn tại một số thị trƣờng, gây ra tình trạng đóng cửa toàn bộ, hoặc từng phần thị trƣờng đối với lao động của ta.

+ Sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động ngày càng gay gắt trên những bình diện: chất lƣợng lao động, mức lƣơng cũng nhƣ các điều kiện làm việc và thu nhập khác...

+ Nhận thức của xã hội và ngƣời lao động về XKLĐ còn chƣa đúng nên việc đầu tƣ cho XKLĐ của Nhà nƣớc và ngƣời lao động còn manh mún, nhỏ lẻ, chƣa tạo đƣợc sự bứt phá trong XKLĐ.

+ Tổ chức công đoàn tại một số quốc gia tiếp nhận lao động thƣờng tạo sức ép đối với Chính phủ để hạn chế số lƣợng lao động nƣớc ngoài đƣợc nhận vào làm việc do lo ngại lao động nƣớc ngoài sẽ là mối đe dọa đối với công ăn việc làm của lao động bản địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài của công ty TNHH MTV cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)