Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài của công ty TNHH MTV cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) (Trang 40 - 44)

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới đào tạo nguồn lao động đi làm việ cở nƣớc

1.3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

6. Quan điểm của Nhà nƣớc về hoạt động xuất khẩu lao động

1. Hệ thống pháp luật

2. Trình độ, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề

Đào tạo cho học viên:

- Ngành nghề đào tạo - Thời gian đào tạo

5. Phong tục, tập quán của các nƣớc nhập khẩu lao động

- Nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo

- Giáo viên đào tạo

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo

- Tài liệu, giáo trình học tập

3. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia

4. Quan hệ chính trị, kinh tế của nƣớc xuất khẩu và nƣớc nhập khẩu lao động

Sơ đồ 1.3. Các yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến đào tạo cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài

Nguồn: Tác giả phân tích, tổng hợp 1.3.1.1. Hệ thống pháp luật

Trong giai đoạn từ năm 1991 đến nay, hệ thống pháp luật về ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng đã liên tục đƣợc hoàn thiện. Năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành luật, tạo thành một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh hoạt động ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

Liên quan đến đào tạo cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, Luật Ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng đã có những quy định rõ ràng, tuy nhiên, có một số chính sách riêng, cụ thể đối với đào tạo cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài nhƣ sau:

Chính sách hỗ trợ học văn hóa, học nghề, ngoại ngữ và hỗ trợ chi phí làm thủ tục cho ngƣời lao động thuộc 62 huyện nghèo theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê

duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững 2009 - 2020. Chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo, ngƣời thuộc đối tƣợng chính sách xã hội đi làm việc ở nƣớc ngoài trong khuôn khổ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm 2012 - 2015.

Chính sách hỗ trợ đào tạo một số nghề đặc thù và nghề kỹ thuật cao mà thị trƣờng nƣớc ngoài có nhu cầu (theo chƣơng trình nâng cao năng lực dạy nghề).

1.3.1.2. Trình độ, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề

Trình độ lao động có tác động không nhỏ đến chất lƣợng đào tạo cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Nếu lao động đã có trình độ cơ bản thì việc đào tạo nâng cao kỹ năng, đào tạo nghề và ngoại ngữ sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Trong các văn bản Luật của Việt Nam đã có những quy định rõ độ tuổi và năng lực nhất định của học viên đƣợc tham gia học nghề và đăng ký tham gia đi làm việc ở nƣớc ngoài.

Cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề cũng có tác động nhất định tới đào tạo cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Nếu lao động đi làm việc ở những thị trƣờng mà ngành/nghề phù hợp với ngành/nghề đƣợc đào tạo ở Việt Nam thì chất lƣợng và thu nhập của lao động ở khu vực đó sẽ cao hơn. Đối với đào tạo nâng cao kỹ năng, dạy ngoại ngữ và bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho những lao động này nhanh chóng và dễ dàng hơn.

1.3.1.3. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trƣờng. Xuất khẩu lao động cũng vận động theo quy luật thị trƣờng và tất yếu nó phải chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh và mang tính cạnh tranh. Sự cạnh tranh ở đây diễn ra giữa các nƣớc xuất khẩu lao động với nhau và giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nƣớc với nhau trong việc dành và thống lĩnh thị trƣờng xuất khẩu lao động. Để nâng cao sức cạnh tranh của mình, mỗi quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng cần nâng cao chất lƣợng của lực lƣợng lao động thông

qua công tác đào tạo. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì chất lƣợng nguồn lao động càng đƣợc nâng cao và công tác đào tạo cho lao động trƣớc khi đi ngày càng đƣợc chú trọng.

Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới đã có những bƣớc phục hồi nhƣng chƣa mạnh và chƣa vững chắc. Sự phục hồi của thị trƣờng lao động quốc tế còn chậm chạp hơn. Ngay cả những nƣớc kinh tế đã phát triển trở lại họ cũng điều chỉnh thắt chặt chính sách tiếp nhận lao động nƣớc ngoài hơn trƣớc khủng hoảng kinh tế. Cạnh tranh giữa các nƣớc xuất khẩu lao động do đó thêm gay gắt hơn. Để có thể đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia cần đào tạo bài bản hơn nhằm nâng cao chất lƣợng lao động trƣớc khi đi. Điều này là hết sức quan trọng nhằm duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của mỗi quốc gia, doanh nghiệp trên toàn thế giới trong công tác xuất khẩu lao động.

1.3.1.4. Quan hệ chính trị, kinh tế của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động

Quan hệ chính trị, kinh tế của nƣớc xuất khẩu và nhập khẩu lao động quyết định đến việc đào tạo nghề gì và nội dung bồi dƣỡng kiến thức cần thiết nhƣ thế nào.

Kinh tế giữa các quốc gia không thể tách rời thể chế chính trị và quan hệ chính trị giữa các quốc gia đó. Đặc biệt trong lĩnh vực XKLĐ, lĩnh vực liên quan đến con ngƣời, có nhiều yếu tố nhạy cảm thì quan hệ chính trị càng có ý nghĩa quan trọng. Nếu không có sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau về mặt chính trị, tôn giáo giữa nƣớc xuất khẩu và tiếp nhận lao động thì không thể có sự di chuyển sức lao động, bởi sức lao động gắn liền với con ngƣời cụ thể, có ý chí, suy nghĩ và hoạt động vì lợi ích của quốc gia mình một cách chủ động hoặc bị động.

1.3.1.5. Phong tục, tập quán của các nước nhập khẩu lao động

ảnh hƣởng mạnh tới cuộc sống hàng ngày của ngƣời lao động trong quá trình sinh sống ở nƣớc ngoài. Sự ảnh hƣởng này tác động tới khả năng làm việc của ngƣời lao động bởi thông thƣờng ngƣời lao động phải tuân thủ theo những thói quen và yêu cầu của các phong tục, tập quán đó. Nếu có sự khác biệt quá lớn về phong tục, tập quán sẽ khó khăn hơn cho ngƣời lao động và đôi khi gây ra những mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và ngƣời làm thuê. Vì vậy, công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động cũng phải phù hợp. Nó có nhiệm vụ định hƣớng cho ngƣời lao động những sự khác biệt đó để chuẩn bị trƣớc khi xuất cảnh sao cho hạn chế tới mức thấp nhất những mâu thuẫn có thể xảy ra.

1.3.1.6. Quan điểm nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động

Đảng và Nhà nƣớc rất quan tâm đến hoạt động XKLĐ, Chỉ thị số 41- CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị khoá VIII đã khẳng định “Đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài là một hoạt động kinh tế-xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nƣớc.Cùng với giải quyết việc làm trong nƣớc là chính thì việc đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài là một chiến lƣợc quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động kỹ thuật cho công cuộc xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài của công ty TNHH MTV cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)