Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài của công ty TNHH MTV cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) (Trang 47)

2.2.1. Nghiên cứu lý thuyết về đào tạo nguồn nhân lực trong các tổ chức

Các lý thuyết về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng nguồn lao động mà tác giả đã nêu ra dựa trên các lý thuyết đã thu thập đƣợc từ các tài liệu, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học. Đó là những hệ thống quan điểm có ảnh hƣởng và quan hệ trực tiếp với thế giới quan, có tác dụng định hƣớng việc xác định phƣơng hƣớng nghiên cứu, tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phƣơng pháp.

Các lý thuyết về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mà tác giả nêu ra đã đáp ứng đƣợc một số những nhiệm vụ quan trọng sau:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của hoạt động đào tạo nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp.

- Nghiên cứu tầm quan trọng, chức năng và vai trò của hoạt động đào tạo đối với việc duy trì, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

- Các lý thuyết về đào tạo nhân lực cũng chú ý đến phƣơng pháp, hình thức tổ chức đào tạo phù hợp nhằm khuyến khích động viên ngƣời lao động và đánh giá hoạt động của các, bộ phận, cá nhân trong công tác đào tạo nhân lực.

Tóm lại, các lý thuyết về nhân lực và đào tạo nhân lực tác giả đã nêu là hệ thống lý thuyết bao gồm các nội dung chủ yếu của hoạt động đào tạo trong tổ chức từ đó gắn với thực tiễn của doanh nghiệp để đề xuất các giải pháp đào tạo có hiệu quả.

2.2.2. Xác định mẫu nghiên cứu

Điều tra chọn mẫu nghiên cứu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra đƣợc đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Mẫu nghiên cứu tác giả lựa chọn là cán bộ Công ty SONA và học viên đang học

tập tại SONA

2.2.3. Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời của đáp viên đƣợc sắp xếp theo một trình tự logic, hợp lý. Các câu hỏi trong bảng hỏi đƣợc thiết kế phù hợp với mục đích của công trình nghiên cứu. Các câu hỏi càng sát với mục đích nghiên cứu thì kết quả thu đƣợc càng có độ chính xác cao. Tác giả đã thiết kế bảng hỏi dựa trên các bƣớc sau:

- Xác định các dữ liệu cần tìm - Phác thảo nội dung bảng hỏi

+ Chọn dạng câu hỏi: câu hỏi xác định thông tin, câu hỏi mở - Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, trang trọng

- Xác định cấu trúc của bảng hỏi: bao gồm các phần: + Phần mở đầu: giới thiệu và nêu mục đích khảo sát + Câu hỏi định tính: xác định đối tƣợng đƣợc khảo sát

+ Câu hỏi đặc thù: là những câu hỏi nêu rõ nội dung nghiên cứu - Thiết kế trình bày bảng hỏi (phụ lục 01, phụ lục 02)

2.2.4. Thu thập dữ liệu

Tìm hiểu thực trạng đào tạo cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài tại Công ty SONA, những mong muốn, kiến nghị của ngƣời lao động cũng nhƣ cán bộ đào tạo và lãnh đạo doanh nghiệp khoảng thời gian 2013-2015thông qua việc khảo sát, phỏng vấn sâu các đối tƣợng, bao gồm: lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ đào tạo cho lao động trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài, ngƣời lao động và từ đó tác giảxác định các nhân tố tác động đến công tác đào tạo và chất lƣợng đào tạo cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài tại Công ty SONA.

Tuy nhiên, đây là nghiên cứu trƣờng hợp, chỉ tập trung vào nghiên cứu hoạt động đào tạo tại Công ty SONA với số lƣợng mẫu hạn chế nên các phân tích và kết luận trong báo cáo này chỉ trong phạm vi Công ty SONA mà

không có ý nghĩa suy rộng toàn bộ hoạt động đào tạo cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài; Về thu thập số liệu, nội dung khảo sát có một số vấn đề khá

nhạy cảm nhƣ đánh giá chất lƣợng đào tạo của công ty, tại thời điểm mà học viên đang tham gia học tập, đào tạo cũng nhƣ cán bộ đang thực hiện công tác đào tạo tại công ty nên khi trả lời phỏng vấn, học viên và cán bộ đào tạo có thể né tránh trả lời hay cung cấp thông tin chƣa thực sự chính xác; Về cơ cấu

mẫu không đồng đều giữa các thị trƣờng nên việc phân tích, đánh giá theo thị

trƣờng không phù hợp nên trong nghiên cứu này không phân loại theo thị trƣờng nƣớc đến làm việc.

- Đối tƣợng khảo sát:

+ Lãnh đạo Công ty SONA: Phỏng vấn sâu về hoạt động đào tạo và đánh giá chất lƣợng lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài tại Công ty SONA nói riêng và trong cả nƣớc nói chung;

+ Cán bộ/giảng viên hiện đang làm việc tại Công ty SONA (sau đây gọi chung là cán bộ XKLĐ), trong đó có trên 50% cán bộ/giảng viên tham gia quản lý, giảng dạy cho lao động trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài;

+ Học viên đang tham gia học tập, đào tạo tại Công ty SONA trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài.

2.2.4.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu tại bàn sử dụng cho những dữ liệu về Công ty có liên quan nhƣ tầm nhìn, sứ mệnh; các chỉ số về các nguồn lực khác của DN nhƣ: nhân sự, tài chính …

Nguồn thu thập: báo cáo, kế hoạch của Công ty; các nguồn luận văn, luận án, báo cáo, bài báo, chƣơng trình; các nguồn website, internet.

2.2.4.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Cụ thể trong bài luận văn, dữ liệu sơ cấp sẽ đƣợc tác giả thu thập dựa trên các kết quả của các cuộc phỏng vấn, điều tra, khảo sát đơn vị mẫu trong công ty với nội dung, cách thức tiến hành nhƣ đã trình bày. Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏ đi những phiếu không đạt yêu cầu và sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê toán. Phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo sát nhƣ giá trị trung bình, phần trăm. Các kết quả nghiên cứu sau khi đƣợc xử lý sẽ đƣợc trình bày trong luận văn dƣới dạng các bảng biểu, đồ thị…

- Dựa trên mẫu điều tra, tác giả thu thập số liệu cụ thể nhƣ sau:

+ Bƣớc 1: Xây dựng bảng hỏi/ phỏng vấn hoàn chỉnh (phụ lục 01, 02) + Bƣớc 2: Tác giả gặp trực tiếp các cán bộ quản lý, nhân viên trong công ty. Thời gian tiến hành điều tra diễn ra trong 7 ngày; địa điểm tiến hành điều tra, phỏng vấn: Tại trụ sở làm việc của Công ty SONA và Trƣờng đào tạo nghề SONA

+ Bƣớc 3: Nhận lại bảng hỏi đã đƣợc trả lời

+ Bƣớc 4: Xử lý số lƣợng và quy cách hợp lệ của bảng hỏi + Bƣớc 5: Tổng hợp số liệu từ bảng hỏi

2.2.5. Phân tích dữ liệu

Sau khi tiến hành điều tra xong tác giả sẽ tổng hợp, các phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, phân tích cũng đƣợc sử dụng để phân tích định tính

2.2.6. Kết luận về kết quả nghiên cứu

Sau khi phân tích dữ liệu thu thập đƣợc từ quá trình điều tra, tác giả sẽ phân tích số liệu theo phƣơng pháp thống kê. Từ đây, kết quả sẽ giúp tác giả nhận định đƣợc tình hình cụ thể của quá trình đào tạo nhân lựctại công ty thời gian qua, những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế sẽ cần khắc phục, từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp ở chƣơng 4.

CHƢƠNG 3

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI CỦA

CÔNG TY SONA 3.1. Tổng quan về Công ty SONA

Công ty TNHH MTV Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thƣơng mại đƣợc thành lập năm 1990, là doanh nghiệp do Bộ Lao động - Thƣơng Binh và Xã hội Việt Nam nắm cổ phần chi phối. Từ khi thành lập đến nay, Công ty SONA đã đƣa đƣợc hơn 30.000 lao động đi làm việc ở trên 20 nƣớc và vùng lãnh thổ nƣớc ngoài.

Với 25 năm kinh nghiệm hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở ngoài nƣớc, Công ty SONA đã trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và đào tạo lao động xuất khẩu.

Tầm nhìn:Công ty SONA phấn đấu trở thành công ty hàng đầu về cung cấp

dịch vụ tuyển dụng và đào tạo tại Việt Nam và trong khu vực.

Sứ mệnh:

- Đối với khách hàng, Công ty SONA sẽ cung cấp các dịch vụ/giải pháp hoàn hảo và toàn diện về nguồn nhân lực có chất lƣợng của Việt Nam để lại sự thành công cho khách hàng.

- Đối với ngƣời lao động, SONA sẽ cung cấp các dịch vụ tƣ vấn tuyển dụng tốt nhất để ngƣời lao động tự nguyện lựa chọn việc làm phù hợp ở trong và ngoài nƣớc. SONA sẽ luôn đồng hành để bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của ngƣời lao động.

- Đối với nhân viên, SONA phấn đấu xây dựng môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp và đoàn kết; tạo điều kiện tối đa cho nhân viên phát huy hết năng lực và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên công ty.

- Đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài (Xuất khẩu lao động – XKLĐ) - Đào tạo

- Tƣ vấn du học - Đại lý vé máy bay

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Nguồn : Văn phòng Công ty SONA cung cấp Quan hệ trực tuyến

XKLĐ: Xuất khẩu lao động

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty SONA

Trong đó hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài là một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của công ty, với năng lực hoạt động và chất lƣợng dịch vụ, mỗi năm Công ty SONA đƣa đi trung bình gần 1.300 lao động, thực tập sinh trong các ngành nghề khác nhau sang làm việc tại nhiều quốc gia nhƣ: Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Trung Đông,

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC XKLĐ 1 XKLĐ 2 XKLĐ 3 XKLĐ 4 Vé máy bay dịch vụ Văn phòng Tài chính – Kế toán Trƣờng đạo tạo nghề PHÓ GIÁM ĐỐC Tƣ vấn du học

Singapore. SONA đã hợp tác với nhiều tập đoàn lớn trên thế giới nhƣ Tập đoàn Odebrecht (Brazin), J&P (CH Síp), Danielli (Italia).

Công ty SONA thực hiện tuyển dụng và cung ứng các loại hình lao động đa dạng từ lao động phổ thông, lao động có kỹ năng, đến kỹ thuật viên: xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, may mặc, điện tử, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, bảo vệ)… Công ty SONA cam kết cung cấp các dịch vụ uy tín và chất lƣợng nhất đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng.

Bên cạnh đó, Công ty SONA luôn luôn quan tâm đến công tác đào tạo, chế độ phúc lợi cho cán bộ nhân viên, xây dựng môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên yên tâm công tác và phát triển, Công ty luôn mong muốn hợp tác, phát triển hợp tác và mở rộng hợp tác với bạn bè, khách hàng trong và ngoài nƣớc trên các lĩnh vực hoạt động của mình luôn đảm bảo hợp tác với chất lƣợng và tuy tín cao nhất, cung cấp các dịch vụ tốt nhất với mục tiêu vì khách hàng và vì quyền lợi khách hàng.

Bảng 3.1. Số lƣợng lao động xuất cảnh giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị: người

Nội dung Năm

So sánh 2013/2014 So sánh 2014/2015 2013 2014 2015 +/- % +/- % Doanh thu (đv: 1.000đ) 15.189.820 15.949.970 17.582.963 760.150 105 1.632.993 110 Số lƣợngLĐXC 1.307 1.526 1.657 219 116 131 108 Giới tính Nam 882 1050 1.175 168 119 125 112 Nữ 425 476 482 51 112 6 101 Lao động kỹ thuật 180 225 240 45 125 15 107 Lao động phổ thông 1127 1301 1417 174 115 116 109

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán cung cấp

Nhìn vào bảng 3.1, doanh thu tiền dịch vụ từ hoạt độngđƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài của công ty tăng trƣởng ổn định qua các năm, nhƣng tốc độ tăng trƣởng không có đột biến:năm 2014tăng 5% so với năm 2013 và năm 2015 tăng 10% so với năm 2014. Nguyên nhân doanh thu không tăng mạnh là do số lao động xuất cảnh trong 3 năm cũng không tăng đột biến: năm 2014 tăng 219 lao động so với năm 2013 và năm 2015 tăng 131 lao động so với năm 2014, trong 5 năm trở lại đây do số lƣợng doanh nghiệp xuất khẩu lao động tăng đột biến từ 168 doanh nghiệp ở năm 2010 thành hơn 260 doanh

nghiệp cuối năm 2015 nên việc tuyển chọn lao động của Công ty khó khăn hơn rất nhiều, ngƣời lao động có nhiều sự lựa chọn hơn, đi cùng với nó là việc tìm kiếm đối tác tiếp nhận lao động cũng khó khăn hơn. Điều đó tác động rất lớn đến việc đƣa đƣợc nhiều hay ít lao động. Lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài hàng vẫn chủ yếu là lao động phổ thông và chiếm 86% trong tổng số lao động Công ty đƣa đi.

3.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài tại Công ty SONA tại Công ty SONA

Trong phần thực trạng ngoài số liệu thống kê thu thập đƣợc, tác giả còn sử dụng số liệu trong quá trình điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Dƣới đây là quy mô mẫu thống kê trong quá trình điều tra:

THỐNG KÊ CƠ CẤU MẪU CỦA QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA

- Quy mô điều tra: 112 ngƣời

- Số lƣợng phiếu phát ra: 112 phiếu - Số lƣợng phiếu thu về: 96 phiếu

- Số lƣợng phiếu không hợp lệ: 11 phiếu - Số lƣợng phiếu sử dụng: 85 phiếu

3.2.1. Quy trình đào tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Công ty SONA ty SONA

Quy trình đào tạo tại Công ty quy định một phƣơng thức thống nhất về việc tổ chức đào tạo nguồn lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài: Đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, và trang bị kiến thức cần thiết cho học viên trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài.

Sơ đồ 3.2. Quy trình đào tạo nguồn lao động

Nguồn: Trường đào tạo nghề cung cấp

Với quy trình nhƣ trên, sau khi kết thúc khóa đào tạo Công ty hƣớng đến mục tiêu là toàn bộ học viên đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc sau khi sang nƣớc ngoài làm việc, sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp trong công việc và trong đời sống; đƣợc trang bị những kiến thức về pháp luật nƣớc sở tại, phong tục tập quán của họ, quy định về an toàn lao động.

3.2.2. Xác định nhu cầu đào tạo của Công ty

Nhƣ đã trình bày ở trên, xác định nhu cầu đào tạo trong hoạt động XKLĐ động chính là việc Công ty tuyển chọn đƣợc những học viên phù hợp nhất với yêu cầu của chử dụng lao động mà Công ty muốn đƣa ngƣời lao động sang nƣớc đó làm việc để từ đó cơ hội ngƣời lao động đƣợc chủ sử dụng lựa chọn, cụ thể:

- Tỉnh, thành mà ngƣời lao động Công ty SONA tuyển chọn, lao động vùng đồng bằng khả năng nhận thức và thao tác máy móc sẽ tốt hơn là những lao động đƣợc tuyển chọn ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc có những thị trƣờng chủ sử dụng không chọn lao động có hộ khẩu sinh sống nhƣ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải phòng, lý do: Lao động thƣờng hay bỏ trốn ra ngoài làm việc, hay họ hay gây rối, kết bè phái bên…

Xác định nhu cầu đào tạo

Xây dựng chƣơng trình và thực hiện

- Ngành nghề: Căn cứ theo công việc ngƣời lao động sẽ làm, Công ty

sẽ tuyển chọn ngƣời lao động phù hợp, nhƣ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài của công ty TNHH MTV cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)