Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài của công ty TNHH MTV cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) (Trang 79 - 80)

4.1. Bối cảnh

4.1.1. Bối cảnh trong nước

Quá trình hội nhập về kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam. Trƣớc hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều nƣớc trên thế giới, có cơ quan ngoại giao tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nên có cơ hội tìm hiểu khả năng đƣa lao động đi làm việc tại các nơi này. Cùng với quá trình hội nhập về kinh tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ ở nƣớc ngoài nên có nhu cầu đƣa lao động Việt Nam ra nƣớc ngoài làm việc tại các dự án đầu tƣ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam có thể tìm hiểu thông tin về nhu cầu lao động của các nƣớc qua Internet, đồng thời tham gia các hoạt động xúc tiến thƣơng mại tìm đƣợc nhiều cơ hội đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Cuối cùng, nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam muốn nhận những lao động Việt Nam đã từng làm việc tại các nƣớc đó.

Bên cạnh đó, mục tiêu toàn diện trong Chiến lƣợc Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2011 - 2020 là phấn đấu cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Để đạt đƣợc mục tiêu này cần phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt. Không những chỉ nâng cao chất lƣợng nguồn lực trong nƣớc mà còn nâng cao chất lƣợng cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Hơn nữa, với những đòi hỏi ngày càng cao của các đối tác nƣớc ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nƣớc đang phải cạnh tranh hết sức gay gắt để có thể nhận đƣợc các đơn hàng và đáp ứng đƣợc các yêu cầu. Trƣớc tiên, mỗi doanh

nghiệp phải nâng cao chất lƣợng tuyển dụng, cải thiện cơ sở vật chất và đào tạo cho lao động để nâng cao uy tín trên thị trƣờng.

Tuy nhiên trong quá trình hội nhập, hoạt động XKLĐ cùng gặp phải một số các thách thức. Thứ nhất, về cơ cấu ngành nghề đối với lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài: Hiện nay, lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài chủ yếu trong lĩnh vực thuyền viên, xây dựng, công nhân nhà máy (lao động phổ thông). Trình độ tay nghề của lao động Việt Nam nhìn chung còn rất thấp. Vì vậy, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực thông qua con đƣờng XKLĐ chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Bên cạnh đó, cơ cấu ngành nghề đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài, nếu không chú trọng đến việc nâng cao tay nghề và kỷ luật cho lao động thì ta sẽ mất dần ƣu thế cạnh tranh vì lao động ta kém hơn về sức khoẻ và sự quen thuộc đối với phong tục, ngôn ngữ trên các thị trƣờng tiếp nhận lao động truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài của công ty TNHH MTV cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)