Đánh giá chung về chất lƣợng công tác đào tạo ở Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài của công ty TNHH MTV cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) (Trang 74)

3.3.1. Kết quả đạt được

- Công tác đào tạo nghề: Công tác đào tạo nghề tại Trƣờng đào tạo nghề SONA khá phù hợp và đáp ứng đƣợc những thị trƣờng không quá khó

tính nhƣ: Đài Loan, Ả rập. Hơn nữa, khi có đơn hàng với yêu cầu cụ thể về nghề nghiệp thì công ty mới tuyển dụng lao động, hầu hết những lao động này đã có nghề nên muốn đào tạo lại trƣớc khi đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, đa số thị trƣờng xuất khẩu của SONA ở mức độ trung bình, một số thị trƣờng khó tính, công ty đã áp dụng linh hoạt phƣơng thức tăng thời lƣợng giảng dạy để đáp ứng yêu cầu của một số ít thị trƣờng này.

- Công tác dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết:Đƣợc đánh

giá khá cao, học viên sau khi hoàn thành khóa học có thể nhanh chóng hội nhập đƣợc với môi trƣờng, văn hóa và công việc mới. Xác định dạy ngoại ngữ và bồi dƣỡng kiến thức cần thiết là một trọng tâm nên SONA tuyển dụng đội ngũ cán bộ/giảng viên có trình độ cao, thƣờng xuyên đƣợc tập huấn, đào tạo để nắm bắt kiến thức, kỹ năng mới. Hơn nữa, cán bộ thị trƣờng làm công tác kiêm nhiệm, là những ngƣời thƣờng xuyên đƣa học viên đến các nƣớc đối tác nên hiểu rõ về văn hóa, phong tục tập quán và tác phong nghề nghiệp. Chính điều này đã có tác động tích cực tới công tác dạy ngoại ngữ và bồi dƣỡng kiến thức cần thiết đối với học viên.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Đối với đào tạo nghề:Còn tồn tại tình trạng nhiều học viên sau khi tốt

nghiệp khóa đào tạo nghề, trình độ tay nghề chƣa đảm bảo yêu cầu đầu ra, dẫn tới phải đào tạo lại, hay tình trạng học viên vẫn phải học chay, chƣa đƣợc thực hành trên máy móc. Bên cạnh đó, đơn hàng Công ty ký nhận với đối tác vẫn chủ yếu là đơn hàng lao động phổ thông, chƣa nhiều những đơn hàng kỹ thuật cao, chuyên gia.

Nguyên nhân dẫn tới trình trạng trên do thời gian đào tạo giữa lý thuyết và thực hành chƣa phù hợp, giáo trình giảng dạy vẫn nặng về lý thuyết, học trên lớp, học viên chƣa đƣợc thực hành thực tế nhiều. Công ty chƣa chú trọng

việc tuyển chọn lao động có trình độ tay nghề cao ngay từ đầu vào và thực hiện đào tạo chuyên sâu để học viên đạt đến trình độ tay nghề cao, vẫn chủ yếu là những ngành nghề đơn giản nhƣ: May mặc, xây trát, lắp ghép cốp pha, những ngành nghề đòi hỏi trình độ tay nghề cao công ty chƣa đào tạo bài bản và chuyên sâu, nhƣ: Hàn, tiện, chế tạo máy, cơ khí.

- Đối với dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết: Với việc nguồn lao

động đƣợc tuyển chọn ở rất nhiều vùng miền, địa phƣơng khác nhau nên sẽ không có sự đồng đều về trình độ, khả năng nhận thức, tiếp thu nên việc đào tạo dạy ngoại ngữ cho học viên, bồi dƣỡng kiến thức cần thiết vẫn chƣa đạt đƣợc hiểu quả cao nhƣ mong muốn, nên khả năng giao tiếp ngoại ngữ ở mức cơ bản của học viên vẫn còn hạn chế, hiểu biết về nƣớc tiếp nhận chƣa cao, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp vẫn còn chƣa cao.

Nguyên nhân do việc dạy ngoại ngữ và bỗi dƣỡng kiến thức cần thiết cho học viên còn cứng nhắc, dạy theo giáo trình, chƣa lồng ghép với tình huống thực tế làm việc, những phát sinh ngƣời lao động phải đối diện khi làm việc tại nƣớc sở tại, nên ngƣời lao động sau khi hoàn thành khóa học vẫn còn mơ hồ, chƣa đƣợc trang bị đầy đủ về vốn ngoại ngữ cơ bản, chƣa nắm bắt đƣợc hết văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán, pháp luật của nƣớc đến làm việc. Công ty vẫn cọi nhẹ việc trang bị kỹ năng làm việc, làm việc theo nhóm, tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn lao động trong khi làm việc.

- Cán bộ quản lý XKLĐvàĐội ngũ giáo viên: Chuyên môn nghiệp vụ của cán

bộ quản lý và đội ngũ giáo viên vẫn chƣa đồng đều, hiệu quả quản lý và giảng dạy chƣa cao, chƣa nắm bắt đầy đủ hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, nhiều giáo viên dạy nghề có nghiệp vụ sƣ phạm chƣa cao nên ảnh hƣởng tới khả năng truyền đạt kiến thức tới ngƣời học.

cơ bản về kiến thức quản lý, chƣa có nhiều cơ hội tham gia các lớp tập huấn về pháp luật do Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tổ chức. Bên cạnh đó cũng có một phần đông cán bộ quản lý giữ vai trò kiêm nhiệm nên cán bộ quản lý đào tạo chƣ bảo đảm đủ về số lƣợng, chất lƣợng. Trình độ giáo viên chƣa đƣợc đồng nhất: Giáo viên dạy nghề trình độ chủ yếu là Cao đẳng và Trung cấp, giáo viên giảng dạy ngoại ngữ và bồi dƣỡng kiến thức cần thiết ngoài việc giảng dạy còn phải kiêm nhiệm những công việc khác trong Công ty nên họ không có thời gian để tìm hiểu và trau dồi kiến thức chuyên môn.

- Cơ sở vật chất, thiết bị

Hiện nay, hệ thống máy móc thiết bị tại trƣờng phục vụ cho việc thực hành nghề còn thiếu, chƣa chuẩn hóa, nhiều máy móc đã lạc hậu nên tồn tại tình trạng nhiều học viên cùng học tập và thực hành trên một thiết bị hay học viên mặc dù đƣợc thực hành vẫn phải học lại khi sang nƣớc sở tại làm việc, chƣa có khu chức năng, nhà xƣởng để học viên có cơ hội thực hành sau khi học lý thuyết.Từ đó dẫn đến tình trạng Công ty chƣa thể trang bị cho học viên đầy đủ những kiến thức cần thiết sau khi hoàn thành khóa học.

Khi đƣợc hỏi, một số học viên đánh giá chung về hoạt động đào tạo của Công ty:Khó khăn ở đây là thiếu kinh phí, cơ sở đào tạo thiếu thiết bị, vì vậy

cần hỗ trợ vay vốn để người lao động có đủ tiền chi phí học tập, đảm bảo thời gian đào tạo, cơ sở đào tạo cần đầu tư thêm về trang thiết bị, máy móc phục vụ việc thực hành và học tập của học viên. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn được đào tạo thêm về ngoại ngữ, kỹ năng sống và làm việc khi xa quê.

Ngoài ra, nguồn lực tài chính của Công ty chƣa có đủđể xây dựng đội ngũ cán bộ XKLĐ, giáo viên có trình độ, cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập hiện đại và tiện nghi để phục vụ cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nguồn lao động tại Công ty. Cũng không thể không nhắc tới những cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc có khi chƣa kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình

thực tế: Còn thiếu những chiến lƣợc dài hơi về chuẩn bị nguồn cho lao động đi XKLĐ. Chính sách hỗ trợ chƣa thực sự tạo chuyển biến mạnh trong chất lƣợng lao động. Hệ thống văn bản pháp luật còn thiếu một số chính sách, cơ chế cụ thể hóa đƣợc một số nội dung trong chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc để điều chỉnh và quản lý hoạt động XKLĐ: Chính sách đầu tƣ cho đào tạo nguồn LĐ xuất khẩu, chính sách lồng ghép đào tạo nghề cho lao động nghèo, lao động nông thôn với đào tạo lao động cho XKLĐ;

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI

TẠI CÔNG TY SONA 4.1. Bối cảnh

4.1.1. Bối cảnh trong nước

Quá trình hội nhập về kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam. Trƣớc hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều nƣớc trên thế giới, có cơ quan ngoại giao tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nên có cơ hội tìm hiểu khả năng đƣa lao động đi làm việc tại các nơi này. Cùng với quá trình hội nhập về kinh tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ ở nƣớc ngoài nên có nhu cầu đƣa lao động Việt Nam ra nƣớc ngoài làm việc tại các dự án đầu tƣ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam có thể tìm hiểu thông tin về nhu cầu lao động của các nƣớc qua Internet, đồng thời tham gia các hoạt động xúc tiến thƣơng mại tìm đƣợc nhiều cơ hội đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Cuối cùng, nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam muốn nhận những lao động Việt Nam đã từng làm việc tại các nƣớc đó.

Bên cạnh đó, mục tiêu toàn diện trong Chiến lƣợc Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2011 - 2020 là phấn đấu cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Để đạt đƣợc mục tiêu này cần phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt. Không những chỉ nâng cao chất lƣợng nguồn lực trong nƣớc mà còn nâng cao chất lƣợng cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Hơn nữa, với những đòi hỏi ngày càng cao của các đối tác nƣớc ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nƣớc đang phải cạnh tranh hết sức gay gắt để có thể nhận đƣợc các đơn hàng và đáp ứng đƣợc các yêu cầu. Trƣớc tiên, mỗi doanh

nghiệp phải nâng cao chất lƣợng tuyển dụng, cải thiện cơ sở vật chất và đào tạo cho lao động để nâng cao uy tín trên thị trƣờng.

Tuy nhiên trong quá trình hội nhập, hoạt động XKLĐ cùng gặp phải một số các thách thức. Thứ nhất, về cơ cấu ngành nghề đối với lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài: Hiện nay, lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài chủ yếu trong lĩnh vực thuyền viên, xây dựng, công nhân nhà máy (lao động phổ thông). Trình độ tay nghề của lao động Việt Nam nhìn chung còn rất thấp. Vì vậy, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực thông qua con đƣờng XKLĐ chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Bên cạnh đó, cơ cấu ngành nghề đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài, nếu không chú trọng đến việc nâng cao tay nghề và kỷ luật cho lao động thì ta sẽ mất dần ƣu thế cạnh tranh vì lao động ta kém hơn về sức khoẻ và sự quen thuộc đối với phong tục, ngôn ngữ trên các thị trƣờng tiếp nhận lao động truyền thống.

4.1.2. Bối cảnh quốc tế

Trong những năm qua, thị trƣờng lao động ngoài nƣớc có nhiều biến động do ảnh hƣởng của tăng trƣởng kinh tế,tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động, bất ổn chính trị… đã khiến nền kinh tế thế giới nói chung và thị trƣờng lao động quốc tế nói riêng phải đƣơng đầu với những thách thức mới.

Ngoài khó khăn do tính chất của hoạt động xuất khẩu lao động, một vấn đề trong thời gian gần đây cũng tác động xấu đến hoạt động XKLĐ chính là sự bất ổn định của nhiều khu vực trên thế giới (nhƣ Châu Phi và Trung Đông), đặc biệt là vấn đề liên quan đến khủng bố. An ninh và an toàn của nhiều khu vực trên thế giới không đƣợc đảm bảo, đã thu hẹp cơ hội tìm kiếm việc làm cho công dân của các nƣớc xuất khẩu lao động. Bị kéo vào vòng xoáy của cuộc chiến chống khủng bố do Hoa Kỳ và các đồng minh phát động, nền kinh tế của nhiều quốc gia, kể cả các cƣờng quốc về kinh tế cũng nhƣ các nƣớc liên quan đã lâm vào suy thoái và bất ổn. Giá cả các nhiên liệu

nhƣ xăng, dầu… giảm mảnh dẫn đến những ảnh hƣởng tiêu cực về kinh tế tại cả các nƣớc không có liên quan trực tiếp đến cuộc chiến. Nhiều ngành kinh tế bị ảnh hƣởng, nhiều công ty phải thu hẹp sản xuất, ngập ngừng trong việc chuyển hƣớng đầu tƣ, kéo theo là tỷ lệ thất nghiệp tăng và nhu cầu tiếp nhận lao động nƣớc ngoài giảm mạnh.

Do vậy, thời gian qua, tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu vẫn gia tăng, đặc biệt là ở những nƣớc có nền kinh tế kém phát triển, tạo ra sức ép mạnh mẽ về lao động và việc làm, do đó di cƣ lao động quốc tế tiếp tục trở thành nhân tố quan trọng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, thời gian qua cũng chứng kiến bƣớc phát triển và phục hồi kinh tế của một số nƣớc bị ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế. Nhờ một loạt chính sách cải cách hệ thống doanh nghiệp và tài chính cùng sự hỗ trợ của các Tổ chức quốc tế (WB, IMF), nền kinh tế các nƣớc này đã phục hồi và có tác động tích cực vào tình hình thị trƣờng lao động trong nƣớc và khu vực, tạo thêm nhiều việc làm mới cho ngƣời lao động.

Tóm lại, bối cảnh trong nƣớc và quốc tế hiện nay đã đặt hoạt động xuất khẩu lao động của ta trƣớc những thuận lợi và khó khăn sau:

- Thuận lợi:

+ Sự ổn định về chính trị - xã hội trong những năm gần đây của Việt Nam đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu lao động nói riêng.

+ Kinh tế nƣớc ta tiếp tục ổn định và tăng trƣởng với tốc độ cao; quan hệ hợp tác của nƣớc ta với các nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển; hệ thống luật pháp ngày càng trở nên chặt chẽ, tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế.

+ Xuất khẩu lao động và chuyên gia đã trở thành một hoạt động kinh tế – xã hội đƣợc Lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, chỉ đạo sâu sát và phối hợp

nhịp nhàng, chặt chẽ của các ngành, các địa phƣơng trong cả nƣớc; hệ thống chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn hoạt động xuất khẩu lao động thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh, hoàn thiện và ban hành nhằm đáp ứng những thay đổi của điều kiện thị trƣờng.

+ Đã xây dựng đƣợc một đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng lao động quốc tế, việc kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, các ngành và địa phƣơng trong hoạt động xuất khẩu lao động đƣợc triển khai trên quy mô rộng.

- Khó khăn, thách thức:

+ Chất lƣợng nguồn lao động Việt Nam còn nhiều bất cập, nhất là về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức chấp hành pháp luật, tạo thành điểm bất lợi trong việc cạnh tranh với lao động của các quốc gia khác; tình trạng lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp vẫn tiếp diễn tại một số thị trƣờng, gây ra tình trạng đóng cửa toàn bộ, hoặc từng phần thị trƣờng đối với lao động của ta.

+ Sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động ngày càng gay gắt trên những bình diện: chất lƣợng lao động, mức lƣơng cũng nhƣ các điều kiện làm việc và thu nhập khác...

+ Nhận thức của xã hội và ngƣời lao động về XKLĐ còn chƣa đúng nên việc đầu tƣ cho XKLĐ của Nhà nƣớc và ngƣời lao động còn manh mún, nhỏ lẻ, chƣa tạo đƣợc sự bứt phá trong XKLĐ.

+ Tổ chức công đoàn tại một số quốc gia tiếp nhận lao động thƣờng tạo sức ép đối với Chính phủ để hạn chế số lƣợng lao động nƣớc ngoài đƣợc nhận vào làm việc do lo ngại lao động nƣớc ngoài sẽ là mối đe dọa đối với công ăn việc làm của lao động bản địa.

4.1.3. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2016-2020

vực xuất khẩu lao động có tay nghềvà chuyên gia. Xây dựng Công ty SONA thành thƣơng hiệu hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

- Trong 5 năm tới nằm trong tốp 5 doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Phát triển và kết hợp hài hòa giữa các ngành nghề kinh doanh của công ty,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài của công ty TNHH MTV cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)