.Thuốc phát tán phong nhiệt

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 29)

3.1. Đặcđiểm: vị cay, tính mát, phần lớn qui kinh phế và can.

3.2. Công năng chung: Phát tán phong nhiệt, giải biểu nhiệt, chỉ thống.

3.3. Chủ trị: Chữa cảm phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, ho, lợi niệu, giải dị ứng,

hạ sốt.

3.4. Vị thuốc:

Bạc hà

Dùng toàn thân trên mặt đất của cây bạc hà Việt nam Mentha arvensis L.

Họ Hoa môi - Lamiaceae.

Tính vị : vị cay, tính mát. Quy kinh: vào kinh phế, can

Công năng: Phát tán phong nhiệt, trừ phong giảm đau.

Chủ trị:

- Giải cảm nhiệt, làm ra mồ hôi, chữa sốt cao, đau đầu, phiền khát. Có thể xông và uống, như bạc hà và thạch cao sống sắc uống.

- Chữa đau đầu, đau mắt đỏ do phong nhiệt, họng đỏ sưng đau. - Chữa ho, ho có sốt.

- Làm cho sởi, đậu mọc .

- Dùng trong các bệnh ăn không tiêu, nôn lợm. ợ chua, đau bụng, đi tả; có thể dùng lá 20g sắc uống trong ngày.

Liều dùng: 4 - 12g

Kiêng kỵ: Những người khí hư huyết táo, can dương thịnh biểu hư, mồ hôi

nhiều không nên dùng . Không nên dùng bạc hà xông hoặc cho trẻ em uống.

Cát căn

Radix Pueraiae

Dùng rễ đã qua chế biến, phơi sấy khô của cây sắn dây Pueraria thomsonii Benth. Họ đậu Fabaceae.

Tính vị : vị ngọt, cay, tính lương . Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: Thăng dương khí tán nhiệt, sinh tân dịch chỉ khát.

Chủ trị:

- Chữa ngoại cảm phong nhiệt có sốt cao, phiền khát, đau đầu; đặc biệt đau vùng sau đầu, vùng chẩm và vùng gáy, hoặc cứng gáy, cổ gáy đau, khó quay cổ. - Giải độc, làm mọc ban chẩn; dùng bài cát căn thang.

- Sinh tân chỉ khát trong các bệnh sốt cao gây phiền khát.

- Chữa ỉa chảy nhiễm trùng, lỵ lâu ngày; cát căn sao vàng để giảm tính phát hãn của vị thuốc.

- Thanh tâm nhiệt: dùng trong các chứng niêm mạc miệng, môi lở loét, mụn nhọt, các chứng bí tiểu tiện, tiểu buốt, dắt, nước tiểu đục; có thể dùng bột sắn dây với nước cốt rau má, hoặc cỏ nhọ nồi.

- Hạ huyết áp.

Liều dùng: 4 - 24g Chú ý:

- Hoa cát căn vị ngọt, tính bình, dùng để giải độc rượu. Lá có tác dụng chữa rắn cắn.

- Tác dụng dược lý: các isoflavonoid chiết từ cát căn daidzein daidzin có tác dụng làm giãn sự co thắt các động mạch đáy mắt. Flavonoid toàn phần làm tăng lưu lượng máu ở mạch máu não. Điều đó chứng minh tác dụng giảm đau đầu của cát căn. Đối với động mạch vành, flavonoid có tác dụng làm tăng lưu lượng máu, giảm trở lực huyết quản . Trên lâm sàng ứng dụng kết quả này của dược lý để chữa các bệnh đau thắt mạch vành tim cho kết quả. Hạ nhiệt đối với thỏ đã gây sốt thực nghiệm. Ngoài ra daidzein có tác dụng giải các cơn co quắp do acetylcholin gây ra. Ngoài ra cát căn còn có tác dụng lợi tiểu, an thần.

Tang diệp

Folium Mori albae

Dùng lá tươi hay khô của cây dâu tằm Morus alba L. Họ Dâu tằm

Moraceae.

Tính vị : vị ngọt, đắng, tính hàn. Quy kinh: vào kinh phế, can, thận.

Công năng: Phát tán phong nhiệt, lương huyết, nhuận phế.

- Chữa cảm phong nhiệt, có sốt cao, đau đầu, ho khan; có thể dùng bài tang cúc ẩm.

- Dùng trong các trường hợp nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, ra mồ hôi lòng bàn chân, bàn tay.

- Dùng khi kinh can bị phong nhiệt, mắt đỏ sưng đau, viêm kết mạc, hoa mắt, chảy nước mắt.

- Hạ huyết áp. - Hạ đường huyết.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày. Chú ý:

- Tác dụng dược lý: Tang diệp có tác dụng làm hạ đường huyết, hạ huyết áp trên động vật thí nghiệm.

- Tác dụng kháng khuẩn : Tang diệp có tác dụng ức chế trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn.

- Kinh nghiệm : lấy lá bánh tẻ, tước bỏ cuống và xơ gân . Lá non nấu canh với tôm chà cho trẻ ăn chữa mồ hôi trộm.

Cúc hoa

Flos Chrysanthemi

Dùng hoa của cây cúc hoa vàng Chrysanthemum indicum L . và cây cúc hoa trắng Chrysanthemum sinense Sabine. Họ Cúc - Asteraceae. Thông thường dùng loại cúc hoa vàng.

Tính vị : vị đắng, cay, tính hơi hàn. Quy kinh: vào kinh phế, can, thận.

Công năng: Phát tán phong nhiệt, giải độc, giáng áp.

Chủ trị:

- Chữa cảm mạo phong nhiệt, có biểu hiện sốt cao, đau đầu; dùng bài Tang cúc ẩm.

- Bình can hạ huyết áp; có thể phối hợp cúc hoa, hoa hoè, hoa kim ngân, đinh lăng (chè hạ áp).

- Giải độc chữa mụn nhọt, đinh độc; có thể dùng cúc hoa vàng, cam thảo.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Kiêng kỵ : Những người tỳ vị hư hàn, hoặc đau đầu do phong hàn không nên dùng.

Chú ý:

- Sau khi thu hái cúc hoa cần được chế biến bằng cách sấy với diêm sinh để giữ cho cánh hoa không bị rụng; tiện lợi cho quá trình bảo quản. - Tác dụng dược lý: với liều cao cúc hoa có tác dụng hạ nhiệt, hạ huyết áp. Điều đó chứng minh phần nào cho tác dụng giải cảm hạ áp của vị thuốc.

- Tác dụng kháng khuẩn: cúc hoa ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, lỵ trực khuẩn, trực khuẩn đại tràng, bạch hầu và virus cúm.

Mạn kinh tử

Fructus Viticis

Dùng quả chín phơi sấy khô của cây mạn kinh tử Vitex trifolia L. Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae.

Tính vị : vị đắng, cay, tính hơi hàn.

Quy kinh: vào kinh can, phế, bàng quang.

Công năng: Phát tán phong nhiệt, lợi niệu, thông kinh hoạt lạc.

Chủ trị:

- Chữa cảm phong nhiệt, gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt (đặc biệt đau nhức bên thái dương, đau nhức trong mắt )

- Thanh can sáng mắt, chữa đau mắt đỏ, viêm kết mạc cấp; có thể phối hợp với tang diệp.

- Trừ tê thấp co quắp, dùng trong các bệnh phong thấp, chân tay giá lạnh, co rút.

- Làm hạ huyết áp; có thể phối hợp với cát căn, hoè hoa.

- Chữa phù thũng do viêm thận, phù dị ứng do tác dụng lợi niệu.

Liều dùng: 8 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ : Những người huyết hư mà đau đầu dùng phải thận trọng vì thuốc có tính thăng tán.

Phù bình (bèo tấm tía)

Herba Spirodelae polyrrhizae

Dùng toàn thân bỏ rễ phơi sấy khô của cây bèo tấm tía - Spirodela

polyrrhiza. Họ Bèo tấm - Lemnaceae

Loại mặt trên hơi xanh, mặt dưới có màu tía thì tốt hơn . Thường dùng tươi, không có chế biến gì, có khi phơi khô.

Tính vị : vị cay, tính hàn. Quy kinh: vào kinh can, phế.

Công năng: Phát tán phong nhiệt, lợi niệu, giải độc, giải dị ứng.

Chủ trị

- Chữa cảm mạo có sốt.

- Làm cho sởi mọc, dùng tốt với bệnh nhân sởi ở thời kỳ đầu, sởi khó mọc. - Lợi tiểu tiêu phù thũng; có thể dùng phù bình đem đồ chín, phơi sấy khô, tán bột (theo kinh nghiệm để lợi tiểu thì dùng bèo trắng) ; uống 4g với nước sôi để nguội.

- Giải độc, trị mẩn ngứa, mụn nhọt có thể sao vàng sắc uống; hoặc lấy cây tươi đun nước, xông vào chỗ ngứa.

- Bình suyễn.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ : Những người mồ hôi ra nhiều, thể hư không nên dùng.

Sài hồ

Dùng rễ cây sài hồ Bupleurum chinense DC. Họ Hoa tán Apiaceae.

Tại Việt Nam hiện nay một số nơi dùng rễ cây lức hoặc rễ cây cúc tần, họ Cúc - Asteraceae làm sài hồ nam, cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Tính vị : vị đắng, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh can, đởm, tâm bào, tam tiêu.

Công năng: Thoái nhiệt (giảm sốt), thư can, thăng dương.

Chủ trị:

- Chữa cảm mạo nhưng bán biểu bán lý; có thể dùng bài tiểu sài hồ thang. - Giải cảm nhiệt, dùng với bệnh nhân sốt do cảm mạo.

- Chữa sốt rét; có thể dùng sài hồ, thường sơn, thảo quả.

- Sơ can giải uất do can khí uất kết gây ra các chứng suy nhược thần kinh, hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực sườn, bế kinh, thống kinh. . .

- Chữa loét dạ dày - tá tràng, ỉa chảy (đông y gọi là can tỳ bất giao hay can khắc tỳ)

- Có tác dụng thăng dương để chữa các chứng sa giáng do khí hư sinh ra; dùng bài bổ trung ích khí.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Kiêng kỵ : Những người âm hư hoả vượng, nôn lợm, ho đầu đau căng không nên dùng.

Do có chất saponin có tính chất kích thích; vì thế khi dùng liều cao có thể gây nôn lợm.

Chú ý:

- Tác dụng dược lý: vị thuốc có tác dụng hạ nhiệt, do đó trên lâm sàng thường dùng tốt với các chứng sốt mà nhiệt độ thường chênh lệch 1°C giữa sáng và chiều hoặc chứng hàn nhiệt vãng lai.

- Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của ký sinh trùng sốt rét và trực khuẩn lỵ Sh. shiga.

- Khi dùng chữa sốt nói chung, sài hồ được tẩm với miết huyết (máu ba ba ).

Thăng ma

Radix Cimicifugae

Dùng rễ cây thăng ma Cimicifuga foetida L. , C. dahurica (Turcz) Maxim . Họ Mao lương Ranunculaceae.

Việt nam còn dùng rễ cây quả nổ làm vị thăng ma nam. Họ Ôrô.

Tính vị : vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hàn. Quy kinh: vào kinh phế, vị, đại tràng.

Công năng: Phát tán phong nhiệt, giải độc, thăng dương.

Chủ trị:

- Chữa cảm mạo phong nhiệt, làm ra mồ hôi.

- Giải độc chữa các chứng do vị nhiệt gây ra như loét miệng, sưng đau răng lợi, đau họng, làm cho sởi mọc.

- Làm cho phần khí đi lên phía trên (thăng dương khí), dùng trong các trường hợp trung khí bị hạ hãm, dẫn đến các chứng sa giáng; dùng bài bổ trung ích khí.

- Thanh vị nhiệt, dùng trong các chứng nóng rát ở dạ dày.

Liều dùng: 4 - 8g/ ngày.

*

CHƯƠNG III

THUỐC PHÁT TÁN PHONG THẤP Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc phát tán phong thấp.

2. Học sinh trình bày được những chú ý khi dùng thuốc phát tán phong thấp trong điều trị.

3. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc phát tán phong thấp đã học.

Nội dung: 1. Đại cương 1.1. Định nghĩa

Thuốc phát tán phong thấp là thuốc chữa các bệnh do phong thấp xâm nhập vào da, gân, cơ, xương, kinh lạc gây đau nhức; mà YHCT gọi là các chứng tý. Nguyên nhân : phong thấp hàn và phong thấp nhiệt

Đặc điểm: các vị thuốc trừ phong thấp đều tương đối ráo và nóng, vì vậy

những người âm hư, huyết hư khi sử dụng nên thận trọng.

1.2. Những chú ý khi sử dụng thuốc phát tán phong thấp

- Cần chú ý phân biệt tính hàn, nhiệt của vị thuốc để chữa các chứng bệnh do phong thấp hàn (viêm đa khớp tiến triển mãn tính, thoái hoá khớp), và do phong thấp nhiệt (viêm khớp cấp có sưng nóng đỏ đau) có khác nhau.

- Muốn đẩy mạnh tác dụng của thuốc phát tán phong thấp cần phối ngũ:

+ Với thuốc hoạt huyết: để giảm sưng, đau và đến nơi cần chữa bệnh (trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt)

+ Với thuốc lợi niệu để trừ thấp, giảm bớt triệu chứng sưng phù tại chỗ. + Với các thuốc bổ, vì theo lý luận trung y:

Phối hợp với thuốc bổ can huyết trong trường hợp teo cơ, cứng khớp vì can chủ cân, nuôi dưỡng cân.

Phối hợp với thuốc bổ thận với các bệnh xương, khớp mãn tính vì thận chủ cốt tuỷ.

Nên phối hợp với các thuốc thông kinh hoạt lạc như: quế chi, tế tân . . . vì phong thấp ứ đọng ở gân, cơ, xương, kinh lạc.

- Bệnh lâu ngày thường dùng thuốc ngâm rượu .

2. Các vị thuốc

Hy thiêm

Herba Siegesbeckiae

Dùng toàn thân trên mặt đất lúc cây sắp ra hoa của cây hy thiêm -

Siegesbeckia orientalis L. Họ Cúc Asteraceae.

Tính vị : vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, giải độc

Chủ trị:

- Chữa các bệnh phong thấp tê đau, thấp khớp, đau xương, chân tay tê mỏi, đau lưng, đau thần kinh.

- Giã đắp chữa mụn nhọt, dị ứng.

- Bình can tiềm dương: chữa các chứng đau đầu, hoa mắt, huyết áp cao.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày. Chú ý:

- Khi dùng có thể tẩm rượu pha mật ong, rồi đồ chín, sau phơi sấy khô. - Tác dụng dược lý: Có tác dụng hạ huyết áp

Tang chi

Dùng cành dâu non (đường kính không quá 1cm) của cây dâu tằm Morus alba L. Họ dâu tằm - Moraceae. Cành dâu sau khi thu hái, phơi qua cho mềm, sau đó

thái thành phiến mỏng, phơi sấy khô, khi dùng sao vàng hoặc tẩm rượu sao.

Tính vị : vị đắng, tính bình. Quy kinh: vào kinh phế, thận.

Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cốt.

Chủ trị:

- Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, chữa đau nhức khớp xương, chân tay co rút tê dại.

- Chữa ho (có thể phối hợp với bách bộ, cát cánh, trần bì)

- Lợi tiểu, chữa đái buốt, đái dắt, tiểu tiện khó khăn hoặc bị phù thũng (có thể phối hợp kim tiền thảo, bạch mao căn)

- Hạ áp: có thể nấu nước tang chi ngâm chân 20 phút trước khi đi ngủ.

Liều dùng: 8 - 12g/ ngày

Tang ký sinh

Ramulus Loranthi

Dùng toàn thân cây tầm gửi Loranthus parasiticus (L. ) Merr . Họ Tầm gửi -

Loranthaceae sống ký sinh trên cây dâu.

Tính vị : vị đắng, tính bình. Quy kinh: vào kinh can, thận

Công năng: Thông kinh hoạt lạc, bổ thận, an thai.

Chủ trị:

- Trừ phong thấp, mạnh gân cốt: dùng khi chức năng gan thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối ở người già, trẻ con chậm biết đi, chậm mọc răng, đau dây thần kinh (dùng bài Độc hoạt ký sinh thang).

- Dưỡng huyết an thai, dùng khi huyết hư dẫn đến động thai, có thai ra máu. Dùng cho phụ nữ đẻ xong không có sữa, làm xuống sữa.

- Hạ áp: dùng với bệnh nhân cao huyết áp. Liều dùng: 10 - 20g/ngày

Kiêng kỵ: Khi mắt có màng mộng thì không dùng.

Thiên niên kiện (sơn thục)

Rhizoma Homalomenae

Dùng thân rễ cây thiên niên kiện - Homalomena occulta (Lour. ) Schott. Họ Ráy - Araceae.

Tính vị : vị đắng, cay, hơi ngọt; tính ấm. Quy kinh: vào kinh can, thận

Công năng: Trừ phong thấp, bổ thận, mạnh gân cốt.

Chủ trị:

- Trừ phong thấp, chỉ thống: dùng khi phong hàn thấp tý đau nhức xương khớp, cơ nhục, đặc biệt các khớp vai, cổ, gáy.

- Thông kinh hoạt lạc: dùng khi khí huyết ứ trệ dẫn đến tê dại, co quắp, đau dây thần kinh.

- Mạnh gân cốt: dùng cho người già đau nhức mình mẩy, trẻ con chậm biết đi. - Kích thích tiêu hoá: dùng khi tỳ vị hư hàn ăn uống kho tiêu, đầy bụng.

- Dùng khói thiên niên kiện và thương truật xông chữa chàm dị ứng. Liều dùng: 6 - 12g/ngày

Kiêng kỵ : Không nên dùng cho người âm hư hoả vượng, người háo khát, táo bón, đau đầu.

Chú ý:

- Vị thuốc có tác dụng trừ phong chỉ thống tương đối mạnh, nên có thể phối hợp với một số vị thuốc khác làm thuốc xoa bóp chữa đau nhức xương khớp. - Vị thuốc có mùi thơm mạnh, thường dùng cho vào thuốc ngâm rượu (với lượng vừa phải), đặc biệt các thuốc có mùi vị tanh như rắn, tắc kè.

Rhizoma Smilacis

Dùng thân rễ phơi sấy khô của nhiều cây thuộc chi Smilax, trong đó có cây

Smilax glabra Roxb. Họ khúc khắc - Smilacaceae

Tính vị : vị ngọt, nhạt; tính bình. Quy kinh: vào kinh can, thận, vị.

Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cốt, giải độc thuỷ ngân.

Chủ trị:

- Chữa đau nhức khớp xương. - Giải độc thuỷ ngân.

- Trừ rôm sảy, mụn nhọt.

- Dùng trong nhân dân để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khoẻ gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau nhức khớp xương.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Dây đau xương (khoan cân đằng)

Caulis Tinosporae .

Dùng toàn cây tươi hoặc khô của các loại dây đau xương - Tinospora sinensis Merr. (T. tomentosa Miers. , T. malabarica Miers. , Menispermum malabaricum

Lamk. ). Họ Tiết dê - Menispermaceae.

Tính vị : Đắng, mát. Qui kinh: Can, tỳ.

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 29)