Thuốc hoạt huyết

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 130)

3 .Thuốc phá khí giáng nghịch

2.Thuốc hoạt huyết

Thuốc hoạt huyết có tác dụng hành huyết ở mức độ yếu; được dùng khi huyết mạch lưu thông kém gây sưng đau.

Vị thuốc:

Đan sâm

Radix Salviae multiorrhizae

Dùng rễ phơi hoặc sấy khô của cây đan sâm - Salvia multiorrhiza Bunge. họ Hoa môi - Lamiaceae.

Quy kinh: vào kinh tâm, can.

Công năng: Hoạt huyết, khứ ứ, điều kinh, thanh nhiệt Chủ trị:

- Hoạt huyết, trục huyết ứ: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, sau khi sinh huyết ứ đọng gây đau đớn.

- Chữa các triệu chứng sưng, đau do mụn nhọt, do sang chấn.

- Dưỡng tâm an thần: chữa hồi hộp, mất ngủ, suy nhược thần kinh; còn dùng trong bệnh co thắt động mạch vành tim.

- Thanh nhiệt lương huyết: dùng khi nhiệt vào dinh phận gây sốt cao, vật vã, trằn trọc. . .

- Giải độc chữa mụn nhọt, sang lở.

- Bổ huyết: chữa thiếu máu (dùng đan sâm sống không qua chế biến)

Liều dùng: 8 - 20g/ ngày.

Kiêng kỵ: Không dùng chung với lệ lô.

Xuyên khung (khung cùng)

Rhizoma Ligustici wallichii

Dùng thân rễ phơi sấy khô của cây Xuyên khung - Ligusticum wallichii Franch. họ Hoa tán - Apiaceae.

Tính vị : vị cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, đởm, tâm bào.

Công năng: hành khí, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chủ trị:

- Hoạt huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh. - Chữa ngoại cảm phong hàn dẫn đến đau đầu, hoa mắt, đau nhức mình mẩy. - Hành khí giải uất, giảm đau, dùng khi khí trệ gây đau tức ngực sườn, tình chí uất kết.

- Tiêu viêm chữa mụn nhọt. - Bổ huyết.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người âm hư hoả vượng, đàm nghịch, nôn không nên dùng. Chú ý:

Tác dụng dược lý: nước sắc xuyên khung kéo dài giấc ngủ của chuột khi dùng kèm với thuốc ngủ barbituric, đối kháng với cafein.

Ích mẫu

Herba Leonuri

Dùng toàn thân trên mặt đất khi cây chớm ra hoa, phơi hay sấy khô của cây ích mẫu - Leonurus heterophyllus Sw. họ Hoa môi - Lamiaceae.

Hạt cây ích mẫu (sung uý tử) cũng được dùng làm thuốc.

Tính vị : vị cay, hơi đắng; tính mát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy kinh: vào kinh can, tâm bào.

Công năng: hoạt huyết, điều kinh. Chủ trị:

- Hành huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, sau khi sinh ứ huyết gây đau bụng.

- Chữa mụn nhọt, chữa viêm tuyến vú. - Giảm đau do chấn thương.

- Thanh can nhiệt, ích tinh: chữa đau mắt đỏ, sưng, cao huyết áp.

- Hạt ích mẫu vị cay, ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng bổ thận, ích tinh, dưỡng can làm sáng mắt, hạ áp.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người huyết hư, huyết không bị ứ đọng, phụ nữ có thai

không nên dùng.

Radix Achyranthis bidentatae

Dùng rễ đã được chế biến và phơi sấy khô của cây ngưu tất - Achyranthes bidentata Blume. họ Rau giền - Amaranthaceae.

Tính vị : vị đắng, chua; tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: hoạt huyết điều kinh, bổ can thận, mạnh gân cốt. Chủ trị:

- Hoạt huyết thông kinh hoạt lạc: chữa bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều

- Thư cân, mạnh gân cốt: chữa đau khớp, đau thắt lưng, đầu gối đau mỏi (đặc biệt với khớp chân, nếu thiên về hư hàn thì phối hợp với quế chi, tục đoạn, cẩu tích; nếu thấp thiên về nhiệt thì phối hợp với hoàng bá).

- Chữa chóng mặt do can dương nghịch lên (chứng huyết vựng) - Lợi niệu thông lâm: chữa tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra sỏi, đục - Giải độc chống viêm: chữa loét miệng, họng sưng đau.

- Giáng áp: dùng trong bệnh cao huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai, băng huyết không nên dùng. Chú ý:

Trong nhân dân còn dùng rễ cây cỏ xước - A. aspera L. (gọi là ngưu tất nam), chữa đau khớp, thông kinh, trị viêm amidan, đau họng.

Ngưu tất khi sao rượu, trích nước muối rồi chưng thì có tác dụng bổ.

Đào nhân

Semen Pruni

Dùng nhân hạt quả đào - Prunus persica Stokes. họ Hoa hồng - Rosaceae.

Tính vị : vị đắng, ngọt; tính bình.

Công năng: hoạt huyết, trừ đàm, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị:

- Hoạt huyết khứ ứ: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, ứ huyết sau sinh gây đau bụng.

- Nhuận tràng thông đại tiện: chữa táo bón do tân dịch khô ráo. - Chữa ho đàm nhiều,

- Giảm đau, chống viêm do sang chấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng. Những người đại tiện lỏng không

nên dùng.

Xuyên sơn giáp (vảy tê tê)

Squama Manidis

Dùng vảy phơi khô của con tê tê (con trút) - Manis pentadactyla L. họ Tê tê -

Manidae.

Tính vị : vị mặn; tính hàn.

Quy kinh: vào kinh can, vị.

Công năng: hoạt huyết, thông kinh, tan ung nhọt, lợi sữa. Chủ trị:

- Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh.

- Thông, lợi sữa: dùng cho phụ nữ sau sinh ít sữa, tắc tia sữa . - Giải độc chữa mụn nhọt.

- Chữa phong thấp đau nhức. Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Hồng hoa

Dùng hoa phơi sấy khô của cây hồng hoa - Carthamus tinctorius L. họ Cúc -

Asteraceae.

Tính vị : vị cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tâm, can.

Công năng: hoạt huyết, thông kinh, tán ứ, chỉ thống Chủ trị:

- Chữa bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều, huyết ứ thành hòn cục; dùng cho trường hợp sau khi sinh máu bị ứ đọng, bụng trướng, đau.

- Chữa các chấn thương sưng, đau, tụ máu. - Chữa mụn nhọt sưng đau.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng. Chú ý:

- Nếu dùng hồng hoa với liều nhỏ có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết; liều lớn có tác dụng phá huyết, khứ huyết ứ.

- Tác dụng dược lý: làm tăng co bóp tử cung của động vật thí nghiệm kể cả có thai hay không có thai.

- Nước sắc hồng hoa có tác dụng hạ huyết áp.

Kê huyết đằng

Caulis Spatholobi

Dùng thân leo phơi sấy khô của cây Kê huyết đằng - Spatholobus suberectus Dunn. họ Đậu - Fabaceae.

Tính vị : vị đắng, hơi ngọt; tính ấm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh lạc. Chủ trị:

- Dùng trong trường hợp huyết hư, da vàng.

- Mạnh gân cốt: chữa đau lưng, đau nhức khớp xương, chân tay tê bại.

Liều dùng: 10 - 20g/ ngày.

Nhũ hương

Gummi resina Olibanum

Dùng chất gôm nhựa lấy từ cây nhũ hương- Boswellia carterii Birdw. họ Trám- Burseraceae.

Tính vị : vị cay, đắng; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tâm, can, tỳ.

Công năng: hoạt huyết, hành khí, chỉ thống, trừ độc. Chủ trị:

- Chữa đau bụng do khí huyết ngưng trệ, điều kinh, chữa đau bụng kinh nguyệt.

- Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, đau các dây thần kinh, đau do chấn thương.

- Dùng ngoài chữa mụn nhọt sưng đau, mụn đã vỡ

Liều dùng: 4-12g/ ngày. Dạng thuốc sắc, dạng hoàn tán. Dùng ngoài

tán bột mịn, bôi hoặc đắp.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng. 3. Thuốc phá huyết:

Thuốc phá huyết có tác dụng hành huyết ở mức độ mạnh hơn; được dùng với các bệnh huyết ứ đọng, gây đau đớn mãnh liệt.

Vị thuốc:

Khương hoàng (nghệ vàng)

Rhizoma Curcumae longae

Dùng thân rễ đã phơi khô hay đồ chín rồi phơi khô của cây nghệ - Curcuma longa L. họ Gừng - Zingiberaceae.

Tính vị : vị cay, đắng; tính ấm.

Công năng: hành khí, chỉ thống, phá huyết, thông kinh, tiêu mủ, lên da non. Chủ trị:

- Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh. Dùng cho phụ nữ sau sinh để hoạt huyết, làm sạch huyết ứ, chữa chứng huyết vậng.

- Chữa các cơn đau do khí trệ: chữa đau dạ dày, ngực bụng đầy trướng đau tức, đau thần kinh liên sườn.

- Chữa mụn nhọt sang lở.

- Chữa các chứng xung huyết do sang chấn (bị đòn, ngã tổn thương ứ huyết. . . ) .

- Trị phong thấp, tay chân đau nhức.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày. Dạng thuốc sắc. Dùng ngoài nghệ tươi giã nhỏ vắt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lấy nước để bôi ung nhọt, các vết tấy lở loét ngoài da.

Kiêng kỵ: không có ứ trệ không nên dùng.

Chú ý: Rễ củ cây nghệ gọi là uất kim; có vị cay, đắng, tính lạnh, vào kinh

tâm, phế can. Có công năng hành huyết phá ứ, hành khí giải uất. Chỉ định: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, cầm máu do xung huyết gây thoát quản, chữa các cơn đau dạ dày do khí trệ, an thần do sốt cao gây mê sảng, vật vã.

Liều dùng 6 - 12g/ ngày, dùng sống.

Nga truật (tam nại, nghệ đen, ngải tím)

Rhizoma Curcumae zedoariae

Dùng thân rễ đã chế biến, phơi sấy khô của cây Nga truật - Curcuma zedoaria (Berg. ) Roscoe. họ Gừng - Zingiberaceae.

Tính vị : vị đắng, cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, tỳ.

Công năng: hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị:

- Tiêu thực hoá tích trệ: dùng khi ăn uống không tiêu gây đau bụng, đầy bụng, chướng hơi, ợ chua.

- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, thống kinh.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày. Dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với

các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng. Cơ thể yếu không có tích trệ thì không

nên dùng.

Tô mộc (gỗ vang)

Lignum Sappan

Dùng gỗ lõi chẻ nhỏ rồi phơi sấy khô của cây Tô mộc (cây Vang) - Caesalpinia

sappan L. họ Vang Caesalpiniaceae.

Tính vị : vị ngọt, mặn; tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, tỳ.

Công năng: phá huyết thông kinh. Chủ trị:

- Chữa bế kinh, thống kinh

- Chữa xung huyết do sang chấn. - Chữa lỵ, ỉa chảy.

Liều dùng: 3 - 9g/ ngày. Dạng thuốc sắc hay hoàn tán hay cao lỏng. Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng, huyết hư không ứ trệ không dùng.

Tam lăng

Dùng thân rễ cây Tam lăng- Scirpus yagara họ Cói - Cyperaceae.

Tính vị: Vị đắng, tính bình Quy kinh: vào kinh can, tỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công năng: Phá huyết, hành khí, tiêu tích.

Chủ trị: Chữa bế kinh, chữa các cơn đau nội tạng do khí trệ như đau dạ dày,

chữa đầy bụng đau bụng do ăn nhiều thịt, trứng, sữa.

* * *

CHƯƠNG XIII THUỐC CHỈ HUYẾT Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, sinh viên phải:

1. Trình bày được đại cương thuốc chỉ huyết: Định nghĩa,phân loại, tác dụng, cách dùng.

2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của thuốc chỉ huyết

Nội dung: 1. Đại cương: 1.1. Định nghĩa

Thuốc chỉ huyết là những vị thuốc dùng để chữa các chứng chảy máu do nhiều nguyên nhân khác nhau.

1.2. Phân loại:

Dựa vào tác dụng của thuốc, chia làm 3 loại:

1 - Thuốc cầm máu do xung huyết gọi là thuốc khứ ứ chỉ huyết

2 - Thuốc cầm máu do nhiễm khuẩn, nhiễm độc gọi là thuốc thanh nhiệt chỉ huyết (lương huyết chỉ huyết)

1.3. Cách dùng:

1. Phải sao đen để chỉ huyết 2. Phối ngũ để tăng tác dụng:

- Thuốc khứ ứ chỉ huyết phối hợp hoạt huyết

- Thuốc Thanh nhiệt chỉ huyết phối hợp Thanh nhiệt tả hoả, giải độc, lương huyết, táo thấp, hoạt huyết để tiêu viêm

- Thuốc chỉ huyết do tỳ hư phối hợp kiện tỳ

Trường hợp chảy máu nhiều gây choáng, truỵ mạch phải dùng nhân sâm để cấp cứu

2. Thuốc khứ ứ chỉ huyết2.1. Tác dụng 2.1. Tác dụng

- Chảy máu do sang chấn

- Chảy máu đường tiêu hoá: Chảu máu dạ dày, ruột, trĩ… - Sỏi tiết niệu gây đái ra máu

- Ho ra máu, chảy máu cam - Rong kinh, rong huyết

2.2. Vị thuốc:

Tam thất (Sâm tam thất, Kim bất hoán)

Panax notoginseng (Burk. ) F. H. Chen = Panax pseudo - ginseng Wall, họ Nhân sâm (Araliaceae).

- Thổ tam thất (Tam thất giả): Rễ củ được dùng làm Bạch truật nam. Gynura pseudochina DC. = Cacalia bulbosa Lour. , họ Cúc (Asteraceae)

- Tam thất nam: là thõn rễ cõy Stahlianthus thoreli Gagnep., họ Gừng (Zingiberaceae).

- Khương tam thất (Tam thất gừng): là thân rễ của cây Kaempferia rotunda L. , họ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gừng (Zingiberaceae). Được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc chữa đau xương, nôn ra máu, rong kinh.

Loại 2: 14 - 16 củ/100g Loại 3: 22 - 24củ/100g

Tính vị quy kinh: Ngọt đắng, ấm - Can vị Công năng chủ trị: Khứ ứ chỉ huyết, chỉ thống

- Chữa ho ra máu, thổ huyết, lị ra máu, chảy máu dạ dày - Chữa sang chấn tụ máu

- Chữa rong kinh, rong huyết, dùng cho phụ nữ sau đẻ (trục huyết ứ, sinh huyết mới) - Giảm đau do sang chấn, mụn nhọt, đau dạ dày, đau do khí trệ, thống kinh, đau khớp - Bồi bổ cơ thể không kém nhân sâm, dùng thay thế nhân sâm nên gọi là nhân sâm tam thất hay sâm tam thất

- Bột rắc vết thương để cầm máu

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột

Bách thảo sương (Nhọ nồi)

Pulvis Fumi Carbonisatus

Bộ phận dùng: Chất mịn đen bám vào đáy nồi đun bằng rơm rạ, cỏ khô Tính vị quy kinh: Cay, ấm - Phế vị đại trường

Công năng chủ trị: Chỉ huyết

- Đi ngoài ra máu (tả lị ra huyết): bách thảo sương hoà vào nước cháo nóng - Chảy máu cam (thổi vào mũi), chảy máu chân răng (sát vào chân răng) - Động thai ra máu: bách thảo sương hoà vào thuốc thang đã sắc

Liều dùng - cách dùng: 2 - 4g/24h bột

Ngó sen (Ngẫu tiết)

Nelumbium speciosum Wild. = Nelumbo nucifera Gaertn. , họ Sen (Nelumbonaceae).

Bộ phận dùng: Thân rễ cây hoa sen

Tính vị quy kinh: Đắng chát, bình - Tâm can vị Công năng chủ trị: Khứ ứ chỉ huyết

- Chữa ho ra máu, thổ huyết, máu cam - Đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, rong huyết

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sao đen sắc uống Bạch cập

Bletilla hyacinthina R. Br. = Bletilia striata (Thumb. ) Reichb. f., họ Lan

(Orchidaceae).

Bộ phận dùng: Thân rễ (củ)

Tính vị quy kinh: Đắng, bình - Phế

- Chữa ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu do viêm loét dạ dày tá tràng, lị ra máu, đau mắt đỏ

- Đắp ngoài trị mụn nhọt, bỏng lửa

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột Huyết dư

Crinis carbonisatus

Bộ phận dùng: Tóc người rửa sạch, đốt tồn tính thành than Tính vị quy kinh: Đắng, bình (hơi ấm) - Tâm can thận Công năng chủ trị: Chỉ huyết, hoạt huyết

- Chữa thổ huyết, máu cam, đại tiểu tiện ra máu, bí đái - Nấu cao dán nhọt làm chóng lên da non

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h bột (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tông lư (bẹ móc) Trachycarpus fortunei H. Wendl. Họ dừa (Palmae) Bộ phận dùng: Cuống lá cây móc

Tính vị quy kinh: Đắng sáp, bình - Phế can đại trường Công năng chủ trị: Chỉ huyết

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc uống

Bồ hoàng (cỏ nến) – Trung quốc

Typha orientalis presb; = Typha angustifolia L. Họ hương bồ (Typhaceae)

Bộ phận dùng: Phấn hoa đực của cây cỏ nến Tính vị quy kinh: Cay, ấm (bình) - Tâm can

Công năng chủ trị: Hoạt huyết, chỉ huyết, tiêu viêm, lợi tiểu

- Dùng sống (hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm): Dùng trị bế kinh, thống kinh, đau do chấn thương, trị mụn nhọt, viêm tai giữa, loét miệng, tiểu tiện khó khăn

- Sao đen (chỉ huyết): Trị thổ huyết, máu cam, ho ra máu, đái ra máu

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h . Sống để hoạt huyết, sao đen đế cầm máu

(có thể không cần sao đen vẫn cầm máu)

3. Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết

3.1. Đặc điểm: Các vị thuốc đa số tính hàn, lương. Quy kinh phế, can, đại trường 3.2. Tác dụng

- Ho ra máu do viêm phổi

- Sốt nhiễm khuẩn làm rối loạn thành mạch gây chảy máu: Chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết dưới da… - Chảy máu cam do cơ địa ở người trẻ

3.3. Vị thuốc

Trắc bách diệp (Trắc bá)

Biota orientalis Endl. = Thuja orientalis L. , họ Trắc bách (Cupressaceae).

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 130)