.Thuốc khứ ứ chỉ huyết

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 140 - 143)

- Chảy máu do sang chấn

- Chảy máu đường tiêu hoá: Chảu máu dạ dày, ruột, trĩ… - Sỏi tiết niệu gây đái ra máu

- Ho ra máu, chảy máu cam - Rong kinh, rong huyết

2.2. Vị thuốc:

Tam thất (Sâm tam thất, Kim bất hoán)

Panax notoginseng (Burk. ) F. H. Chen = Panax pseudo - ginseng Wall, họ Nhân sâm (Araliaceae).

- Thổ tam thất (Tam thất giả): Rễ củ được dùng làm Bạch truật nam. Gynura pseudochina DC. = Cacalia bulbosa Lour. , họ Cúc (Asteraceae)

- Tam thất nam: là thõn rễ cõy Stahlianthus thoreli Gagnep., họ Gừng (Zingiberaceae).

- Khương tam thất (Tam thất gừng): là thân rễ của cây Kaempferia rotunda L. , họ

Gừng (Zingiberaceae). Được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc chữa đau xương, nôn ra máu, rong kinh.

Loại 2: 14 - 16 củ/100g Loại 3: 22 - 24củ/100g

Tính vị quy kinh: Ngọt đắng, ấm - Can vị Công năng chủ trị: Khứ ứ chỉ huyết, chỉ thống

- Chữa ho ra máu, thổ huyết, lị ra máu, chảy máu dạ dày - Chữa sang chấn tụ máu

- Chữa rong kinh, rong huyết, dùng cho phụ nữ sau đẻ (trục huyết ứ, sinh huyết mới) - Giảm đau do sang chấn, mụn nhọt, đau dạ dày, đau do khí trệ, thống kinh, đau khớp - Bồi bổ cơ thể không kém nhân sâm, dùng thay thế nhân sâm nên gọi là nhân sâm tam thất hay sâm tam thất

- Bột rắc vết thương để cầm máu

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột

Bách thảo sương (Nhọ nồi)

Pulvis Fumi Carbonisatus

Bộ phận dùng: Chất mịn đen bám vào đáy nồi đun bằng rơm rạ, cỏ khô Tính vị quy kinh: Cay, ấm - Phế vị đại trường

Công năng chủ trị: Chỉ huyết

- Đi ngoài ra máu (tả lị ra huyết): bách thảo sương hoà vào nước cháo nóng - Chảy máu cam (thổi vào mũi), chảy máu chân răng (sát vào chân răng) - Động thai ra máu: bách thảo sương hoà vào thuốc thang đã sắc

Liều dùng - cách dùng: 2 - 4g/24h bột

Ngó sen (Ngẫu tiết)

Nelumbium speciosum Wild. = Nelumbo nucifera Gaertn. , họ Sen (Nelumbonaceae).

Bộ phận dùng: Thân rễ cây hoa sen

Tính vị quy kinh: Đắng chát, bình - Tâm can vị Công năng chủ trị: Khứ ứ chỉ huyết

- Chữa ho ra máu, thổ huyết, máu cam - Đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, rong huyết

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sao đen sắc uống Bạch cập

Bletilla hyacinthina R. Br. = Bletilia striata (Thumb. ) Reichb. f., họ Lan

(Orchidaceae).

Bộ phận dùng: Thân rễ (củ)

Tính vị quy kinh: Đắng, bình - Phế

- Chữa ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu do viêm loét dạ dày tá tràng, lị ra máu, đau mắt đỏ

- Đắp ngoài trị mụn nhọt, bỏng lửa

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột Huyết dư

Crinis carbonisatus

Bộ phận dùng: Tóc người rửa sạch, đốt tồn tính thành than Tính vị quy kinh: Đắng, bình (hơi ấm) - Tâm can thận Công năng chủ trị: Chỉ huyết, hoạt huyết

- Chữa thổ huyết, máu cam, đại tiểu tiện ra máu, bí đái - Nấu cao dán nhọt làm chóng lên da non

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h bột

Tông lư (bẹ móc) Trachycarpus fortunei H. Wendl. Họ dừa (Palmae) Bộ phận dùng: Cuống lá cây móc

Tính vị quy kinh: Đắng sáp, bình - Phế can đại trường Công năng chủ trị: Chỉ huyết

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc uống

Bồ hoàng (cỏ nến) – Trung quốc

Typha orientalis presb; = Typha angustifolia L. Họ hương bồ (Typhaceae)

Bộ phận dùng: Phấn hoa đực của cây cỏ nến Tính vị quy kinh: Cay, ấm (bình) - Tâm can

Công năng chủ trị: Hoạt huyết, chỉ huyết, tiêu viêm, lợi tiểu

- Dùng sống (hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm): Dùng trị bế kinh, thống kinh, đau do chấn thương, trị mụn nhọt, viêm tai giữa, loét miệng, tiểu tiện khó khăn

- Sao đen (chỉ huyết): Trị thổ huyết, máu cam, ho ra máu, đái ra máu

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h . Sống để hoạt huyết, sao đen đế cầm máu

(có thể không cần sao đen vẫn cầm máu)

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 140 - 143)