.Thuốc cầm ditinh di niệu

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 101)

Thuốc cố tinh sáp niệu có tác dụng củng cố tinh dịch dùng trong những trường hợp di tinh, hoạt tinh, tiết tinh sớm, liệt dương, hoặc chức năng sinh dục yếu kém, do thận hư không tàng tinh.

Thuốc cố tinh sáp niệu dùng trong các trường hợp tiểu tiện không cầm, đi đái nhiều lần, lượng nhiều, đái dầm, do thận hư không kiềm chế được bàng quang. Thuốc cố tinh sáp niệu dùng cho phụ nữ bị khí hư, bạch đới do mạch xung, nhâm yếu (can thận).

Vì vậy khi dùng thuốc cố tinh sáp niệu phải phối hợp với thuốc bổ thận.

Vị thuốc:

Kim anh tử

Fructus Rosae laevigatae

Dùng quả chín phơi sấy khô của cây Kim anh - Rosa laevigata Michx. Họ Hoa hồng - Rosaceae.

Tính vị : vị chua, chát ; tính bình.

Quy kinh: vào tỳ, phế, thận.

Công năng: Cố tinh, sáp niệu, cầm ỉa chảy.

Chủ trị:

- Chữa di tinh, hoạt tinh, khí hư bạch đới do thận hư (có thể phối hợp kim anh với ngũ vị tử sắc uống hoặc kim anh với khiếm thực - bài thuỷ lục nhị tiên đơn). - Chữa tiểu tiện nhiều, đái xón, đái dầm do thận hư;đặc biệt đối với trẻ em. - Cầm ỉa chảy do tỳ hư hoặc lỵ lâu ngày không khỏi.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc hoàn tán.

Chú ý: Khi dùng thì ngâm mềm, bổ đôi loại bỏ hết hạt bên trong, phơi hoặc

sấy khô.

Tang phiêu tiêu

Vagina ovorum Mantidis

Dùng tổ bọ ngựa trên cây dâu - Morus alba L. Họ Dâu tằm - Moraceae.

Tính vị : vị ngọt, mặn ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: Cố tinh, sáp niệu.

Chủ trị:

- Ích thận cố tinh: dùng cho bệnh nhân thận hư, di tinh, hoạt tinh, tiết tinh sớm, liệt dương (có thể dùng 10 tổ, sao cháy xem cạnh, nghiền thành bột, trộn với đường hoặc mẫu lệ bằng lượng, uống mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, uống liền 3 ngày).

- Chữa đái dầm, đái xón (có thể dùng tang phiêu tiêu phối hợp với ích trí nhân, kim anh, cũng có thể dùng một tổ bọ ngựa nướng vàng, tán nhỏ, uống với rượu, vào lúc đói, uống 2 - 3 lần trong ngày).

- Chữa ra mồ hôi trộm (có thể phối hợp với long cốt, mẫu lệ) - Chữa khí hư bạch đới do thận hư.

- Chữa đái đục.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày, sao vàng.

Kiêng kị: Những người âm hư hoả vượng, thấp nhiệt bàng quang, tiểu tiện

ngắn đỏ không nên dùng.

Chú ý:

Khi dùng có thể hơ vàng trên củi thân cây liễu; với lượng lớn cần đem chưng khoảng 1h để diệt trứng, tiện cho việc bảo quản.

Khiếm thực

Dùng hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Khiếm thực - Euryale ferox Salisb. Họ Súng - Nymphaeceae.

Tính vị : vị ngọt, chát ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, thận.

Công năng: ích thận, cố tinh, bổ tỳ, trừ thấp, ngừng tiêu chảy, ngừng đới hạ.

Chủ trị:

- Dùng trong trường hợp thận hư dẫn đến di tinh, hoạt tinh, mộng tinh, tiểu tiện không cầm lại được, bạch đới (có thể dùng bài Thuỷ lục nhị tiên đơn).

- Kiện tỳ cầm ỉa chảy; đặc biệt với trẻ em tỳ hư, tiêu hoá không tốt, ỉa chảy không ngừng (có thể dùng khiếm thực 12g, hoài sơn, phục linh, ý dĩ mỗi thứ 12g,

bạch truật 8g, trạch tả, thần khúc mỗi thứ 8g, cam thảo 4g).

Liều dùng: 12 - 20g/ngày.

Kiêng kị: Những người đại tiện táo bón, tiểu tiện bí không nên dùng.

Chú ý: Ở nước ta còn dùng củ súng để thay cho vị khiếm thực gọi là khiếm

thực nam; củ súng có vị đắng, chát, tính mát; cũng có tác dụng bổ tỳ, ích thận, cố tinh; cũng dùng để chữa di mộng tinh (có thể dùng 1kg bột khiếm thực, 2kg kim

anh tử nấu thành cao, làm thành hoàn; mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần).

Liên nhục

Semen Nelumbinis

Dùng hạt sen bỏ vỏ bỏ tâm, còn màng mỏng của quả già đã phơi sấy khô của cây sen - Nelumbo nucifera Gaertn. họ Sen - Nelumbonaceae.

Tính vị : vị ngọt, chát ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tâm, tỳ, thận.

Công năng: Bổ tỳ, bổ thận sáp tinh, dưỡng tâm an thần.

Chủ trị:

- Kiện tỳ, chỉ tả: dùng đối với bệnh tỳ hư dẫn đến tiết tả, lỵ lâu ngày không khỏi.

- Chữa hồi hộp mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp tim đập mạnh, kém ăn, cơ thể suy nhược.

Liều dùng: 12 - 20g/ngày.

Kiêng kị: thực nhiệt, táo bón không nên dùng. Chú ý:

- Liên tu (tua sen= nhị phơi khô của hoa sen): vị ngọt, chát; tính ấm, vào tâm, thận, có tác dụng thanh tâm, chữa nôn mửa, di tinh, khí hư bạch đới, đái buốt, đái dắt. Liều dùng 4 - 12g/ ngày.

- Liên phòng (gương sen) vị đắng, chát, tính ấm, có tác dụng tả tâm hoả, trừ phiền táo, dùng trong bệnh tâm hoả, phiền táo, mất ngủ. Còn dùng để chữa kinh nguyệt quá nhiều, đái ra máu, đại tiện ra máu. Liều dùng 6 - 12g/ ngày.

Sơn thù du

Fructus Corni

Dùng quả chín đã phơi sấy khô, bỏ hạt của cây Sơn thù du - Cornus officinalis

Sieb. et Zucc. họ Thù du - Cornaceae.

Tính vị : vị chua, chát ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: Bổ can thận, cố tinh, sáp niệu.

Chủ trị:

- Chữa di tinh, liệt dương, tai ù, tai điếc, tiểu tiện nhiều, đau lưng, mỏi gối do thận hư.

- Cố biểu liễm hãn: dùng sau khi mới ốm dậy biểu hư ra nhiều mồ hôi.

- Cố tinh chỉ huyết: dùng cho phụ nữ thể hư, tiểu cầu giảm, kinh nguyệt nhiều, dong huyết, băng huyết.

- Chữa ù tai, hoa mắt chóng mặt do can hư.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

4. Thuốc cầm ỉa chảy (thuốc sáp trường chỉ tả)

Loại thuốc này dùng trong các trường hợp tỳ vị hư nhược, công năng tiêu hoá, hấp thu giảm sút hoặc bị ngộ độc thức ăn. . . dẫn đến tiêu chảy. Do ỉa chảy lâu ngày, tỳ dương hạ hãm, tay chân mệt mỏi, thở ngắn, ngại nói, sa trực tràng. Thuốc cầm ỉa chảy phải phối hợp với thuốc kiện tỳ để điều trị.

Ô mai

Fructus Armeniacae praeparatus

Là sản phẩm chế từ quả mơ của cây mơ - Prunus mume Sieb. et Zucc. Họ Hoa hồng - Rosaceae. Ô mai là quả phơi khô gác bếp có màu đen, không phải quả mơ đã chế muối.

Tính vị : vị chua, chát ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, tỳ, phế.

Công năng: Sáp trường chỉ tả, chỉ ho, sinh tân, giảm đau.

Chủ trị:

- Cầm ỉa chảy do tỳ hư, hoặc do lỵ lâu ngày (thịt quả ô mai và hoa hoè, lượng bằng nhau, sao qua cho dòn, tán nhỏ, uống với nước cơm).

- Chữa ho lâu ngày không giảm, viêm họng, đau họng (ô mai tẩm nước gừng, tẩm cam thảo).

- Sinh tân chỉ khát do hư nhiệt, tân dịch giảm, cơ thể háo khát (ô mai, cát căn, mạch môn, cam thảo, hoàng kỳ).

- Chữa đau bụng do giun đũa, hoặc nôn ra giun, giun chui ống mật (dùng ô mai 12g sắc uống; hoặc ô mai, binh lang, sử quân tử; hoặc dùng bài ô mai hoàn: ô mai

12g, hoàng liên, hoàng bá, can khương mỗi thứ 6g; phụ tử 12g, xuyên tiêu 6g, quế chi 8g, tế tân 4g, đương qui, đẳng sâm 12g; dùng mật ong làm hoàn; mỗi ngày uống 8g).

Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

Kiêng kị: Bệnh cần phát tán không nên dùng. Ngũ bội tử

Galla chinensis

Là tổ đã phơi hay sấy khô của ấu trùng sâu Ngũ bội tử - Melaphis chinensis

(bell. ) Baker ký sinh trên cây Muối tức cây Diêm phu mộc - Rhus chinensis Muell. Họ Đào lộn hột - Anacardiaceae.

Tính vị : vị chua, chát, mặn ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh phế, thận, đại trường.

Công năng: Sáp trường chỉ tả, liễm hãn, chỉ huyết, liễm sang, giải độc.

Chủ trị:

- Cầm ỉa chảy: chữa ỉa chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày.

- Cầm mồ hôi, chữa mồ hôi trộm (uống hoặc trộn thành dạng bột nhão đắp vùng rốn).

- Cầm máu: đắp ngoài cầm máu vết thương, nôn ra máu, trĩ ra máu.

- Chữa hôi nách, bột ngũ bội và bột phèn phi cùng lượng, trộn đều sát vào nách.

- Chữa ho, chữa hôi miệng, chảy máu chân răng (sắc lấy nước ngậm).

- Dùng ngoài, nước sắc dùng để rửa các vết lở loét, mụn nhọt, trĩ, sa dạ con; súc miệng chữa viêm niêm mạc miệng, viêm lợi răng.

Liều dùng: 3 - 6g/ngày. Dùng ngoài lượng thích hợp.

Chú ý: Lượng tanin trong dược liệu >= 50% (theo Dược điển VNIII ) Kha tử

Fructus Terminaliae chebulae

Dùng quả chín phơi hay sấy khô của cây Kha tử - Terminalia chebula Retz. họ Bàng - Combretaceae.

Tính vị : vị đắng, chua, sáp ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh phế, đại trường.

Công năng: Sáp trường chỉ tả, liễm phế, thông lợi yết hầu.

- Chữa tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, sa trực tràng. - Phế hư ho, suyễn, ho lâu ngày không ngừng, yết hầu đau, tiếng khàn.

Liều dùng: 3 - 6g/ngày

* * *

CHƯƠNG IX THUỐC TIÊU HOÁ

(Thuốc tiêu đạo)

Mục tiêu:

2. Học sinh trình bày được tác dụng chung của thuốc tiêu hóa và những chú ý khi sử dụng các vị thuốc này?

3. Học sinh trình bày được tên khoa học ,bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc tiêu hoá đã học?

Nội dung: 1. Đại cương

1. 1. Tác dụng chung:

- Tiêu thực hoá tích: Loại thuốc này được dùng khi tiêu hoá không tốt, thức ăn

bị tích trệ trong dạ dày, ruột; gây bụng đầy trướng, ợ chua, buồn nôn, nấc, lợm

giọng, đau bụng, ỉa chảy.

- Khai vị nhập thực: Làm cho ăn ngon miệng. 1. 2. Chú ý khi sử dụng :

- Khi tiêu hoá không tốt mà có kèm theo khí trệ thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá với các thuốc lý khí như chỉ thực, trần bì, hậu phác.

- Khi có tích trệ đầy trướng thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá với các thuốc tả hạ như đại hoàng, mang tiêu.

- Khi tiêu hoá không tốt do tỳ vị hư nhược thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá với các thuốc bổ khí kiện tỳ như bạch truật, đẳng sâm, hoài sơn.

2. Vị thuốc

Sơn tra (quả chua chát)

Fructus Mali

Dùng quả chín đã thái phiến phơi hay sấy khô của cây chua chát - Malus

doumeri (Bois. A. Chev. ), họ Hoa hồng - Rosaceae.

Tính vị : vị chua, ngọt ; tính hơi ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, can.

Công năng: tiêu thực tích, hành ứ, hoá đàm.

Chủ trị:

- Tiêu thực hoá tích: dùng khi thức ăn là thịt, dầu mỡ, sữa bị tích trệ, bụng đầy trướng, không tiêu.

- Khứ ứ thông kinh: dùng đối với ứ trệ, kinh bế lâu ngày, sau khi đẻ ứ huyết, đau bụng (dùng 40g sơn tra sắc uống).

- Bình can hạ áp: dùng trong bệnh huyết áp cao, co thắt mạch vành.

Liều dùng: 8 - 20g/ngày.

Kiêng kị: những người tỳ vị hư nhược, không có tích trệ không nên dùng. Chú ý: Ngoài vị sơn tra nói trên, còn có vị sơn tra bắc - Crataegus pinnatifida

Bge. var . major NE

Kê nội kim

Endothelium Corneum Gigeriae Galli

Dùng màng trong đã phơi hay sấy khô của mề con gà - Gallus gallus domesticus Brisson. họ Chim trĩ - Phasianidae.

Tính vị : vị ngọt ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, tiểu trường, bàng quang.

Chủ trị:

- Tiêu thực hoá tích, kiện vị: Dùng khi ăn uống bị tích trệ, tiêu hoá không tốt, bụng đầy trướng, buồn bực, bí tích, buồn nôn.

- Cầm ỉa chảy, do tỳ hư đi lỏng lâu ngày. - Cố thận ích tinh: chữa di tinh, đái dầm. - Chữa sỏi bàng quang, sỏi mật.

Liều dùng: 8 - 12g/ngày. Sao vàng tán bột mịn. Kiêng kị: không có tích trệ không nên dùng.

Chú ý: Theo kinh nghiệm màng mề gà sau khi sao vàng tán bột min uống, tốt

hơn là dạng thuốc sắc.

Ngoài ra, còn dùng ngoài sát vào mụn cơm, mụn cóc.

Mạch nha

Fructus Hordei germinatus

Dùng quả chín nảy mầm của cây lúa Đại mạch - Hordeum vulgare L. họ Lúa - Poaceae.

Tính vị : vị mặn ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: tiêu thực hoá tích, làm mất sữa.

Chủ trị

- Tiêu hoá thức ăn: do ăn nhiều miến, sữa, hoa quả gây đầy bụng. Dùng mạch nha sao.

- Làm mất sữa: dùng mạch nha sao sắc uống (dùng cho phụ nữ muốn cai sữa)

Liều dùng: 8 - 16g/ngày. Làm mất sữa 60g/ ngày.

Kiêng kị: Thuốc có tính chất làm mất sữa, cho nên phụ nữ có thai và trong

thời kỳ cho con bú không nên dùng.

- Sinh mạch nha: có tác dụng kiện tỳ, hoà vị, thư can, thông sữa. Chữa tỳ hư, kém ăn, sữa uất tích.

- Mạch nha sao: có tác dụng hành khí, tiêu thực, làm mất sữa. Chữa thực tích không tiêu, bầu vú đau trướng.

- Tiêu mạch nha: có tác dụng tiêu thực hoá trệ. Chữa thực tích không tiêu, thượng vị trướng đau.

(Mạch nha sao: mạch nha rang nhỏ lửa, sao đến vàng nâu lấy ra để nguội, sẩy sạch bụi, tro vụn là được. Tiêu mạch nha: mạch nha cho vào nồi, đun to lửa, sao cho vàng sém, lấy ra để nguội sẩy hết tro bụi là được. )

Cốc nha

Dùng mầm hạt thóc tẻ đã phơi khô của cây lúa - Oryza sativa L. họ Lúa -

Poaceae.

Tính vị : vị ngọt ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: tiêu thực hoá tích, khai vị.

Chủ trị

- Dùng khi ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, căng đau.

- Khai vị, làm cho ăn ngon miệng; dùng đối với tỳ vị hư nhược, ăn uống không tiêu .

Liều dùng: 8 - 16g/ngày. Dùng sống hay sao vàng.

Chú ý: Mạch nha, cốc nha đều có tác dụng kiện vị, tiêu thực, về hiệu quả đó

thì tương đương nhau. Nhưng mạch nha có tác dụng làm cho tiêu hoá tốt hơn; cốc nha thì công năng dưỡng vị tốt hơn.

Thần khúc (lục thần khúc)

Massa medicata fermentata

Là chế phẩm được chế biến từ một số vị thuốc đông y phối hợp với bột mỳ hoặc bột gạo, trộn đều, ủ kín cho lên mốc vàng rồi phơi khô thành bánh thuốc.

Công thức Lục thần khúc thường có: bột mỳ, bột hạnh nhân, bột xích tiểu đậu,

nước ép cây thanh hao, cây thương nhĩ, cây dã liệu (nghể) tươi. Trộn đều, ủ kín

cho lên mốc vàng, đem phơi khô. Thần khúc thường đóng thành bánh hoặc nắm thành thỏi; thời gian chế biến, sản xuất thần khúc tốt nhất vào mùa hè. Số lượng vị thuốc lúc đầu chỉ có 6 vị, sau tăng dần lên tới 30 - 50vị thuốc.

Tính vị : vị cay, ngọt ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: tiêu thực, hoà vị, hành khí, kiện tỳ, phát biểu, hoà lý.

Chủ trị

- Tiêu hoá thức ăn bị tích trệ, bụng đầy trướng, nôn, ỉa chảy (thần khúc uống với nước sôi để nguội)

- Chữa bệnh không muốn ăn, miệng nhạt vô vị, bụng đầy trướng. - Cầm ỉa chảy do tỳ hư.

- Chữa cảm lạnh, cảm nắng. - Lợi sữa.

Liều dùng: 10 - 20g/ngày. Dạng thuốc sắc hay thuốc bột, thường dùng phối

hợp với các vị thuốc khác.

Chú ý: Do thuốc chế từ nhiều vị thuốc có nguồn gốc khác nhau nên trong thần

khúc có chứa nhiều men thuỷ phân tinh bột, tinh dầu và các men khác nhau. Do đó có tác dụng kích thích tiêu hoá tốt, giúp cho ăn uống tốt.

*

CHƯƠNG X THUỐC TẢ HẠ Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được tác dụng chung của thuốc tả hạ và những chú ý khi sử dụng các vị thuốc này?

2. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc tả hạ đã học?

Nội dung: 1. Đại cương

1.1. Định nghĩa:

Thuốc tả hạ còn gọi là thuốc xổ; là những thuốc có tác dụng thông lợi đại tiện. Thuốc có khả năng làm tăng nhu động vị tràng, đặc biệt đại tràng mà gây ra đại tiện lỏng; mặt khác do bản chất giữ nước của thuốc mà gây hoạt tràng.

1. 2. Tác dụng chung:

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w