.Thuốc ôn trung trừ hàn

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 148)

2.1. Tác dụng:

- Chữa rối loạn tiêu hoá do tỳ vị hư hàn (tỳ dương hư): Đầy bụng nôn mửa, ỉa chảy mãn, không khát, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì, vô lực. - Chữa đau bụng do lạnh (trừ hàn chỉ thống): Đau dạ dày, viêm đại tràng mãn thể hàn - Kích thích tiêu hoá (làm gia vị ): Trị đầy bụng, chậm tiêu ăn uống kém.

2.2. Vị thuốc:

Can khương (Gừng khô)

Zingiber officinale Rose. , họ Gừng (Zingiberaceae).

Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô của cây gừng Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tâm, phế, tỳ, vị

Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn

- Chữa nôn, ỉa chảy mãn do tỳ hư - Bài lý trung thang - Chữa đau bụng do lạnh - Bài đại kiến trung thang

- Tăng tác dụng của thuốc Hồi dương cứu nghịch - Bài tứ nghịch thang

- Cầm máu (sao cháy) gọi là thán khương: Chữa ho ra máu kéo dài, người lạnh, đi ngoài ra máu do tỳ hư.

- Chữa ho và nôn mửa do lạnh - Bài tiểu thanh long thang

Kiêng kỵ: Ho do nhiệt

Thảo quả (Quả đò ho)

Amomum aromaticum Roxb. , họ Gừng (Zingiberaceae).

Bộ phận dùng: Quả chín phơi sấy khô, khi dùng bỏ vỏ lấy hạt Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ, vị

Công năng chủ trị : Ôn trung trừ hàn, trừ đàm, chữa sốt rét

- Chữa đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt do lạnh - Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, nôn do lạnh - Chữa ho, long đờm

- Chữa sôt rét do tỳ hư: Sốt ít, rét nhiều, đại tiện lỏng, không muốn ăn (Bài thường sơn triệt ngược)

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, viên Ngải cứu (y thảo)

Artemisia vulgaris L. , họ Cúc (Asteraceae)

Bộ phận dùng: Lá phơi khô, càng để lâu càng tốt gọi là ngải diệp Tính vị quy kinh: Đắng, ôn - Can, tỳ, thận

Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn, điều kinh an thai, cầm máu

* Lá khô:

- Chữa đau bụng do lạnh

- Chữa kinh nguyệt không đều, an thai do tử cung hư hàn hoặc do phong hàn gây động thai

- Sao cháy trị thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh rong huyết do tỳ hư. Ngải nhung làm mồi cứu

* Lá tươi

- Chữa đau do chấn thương, đau lưng cấp, đau thần kinh do lạnh: Sao nóng, thêm chút muối hoặc dấm, đắp vào chỗ đau

- Bổ huyết, chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, mệt mỏi: Luộc nấu canh ăn với trứng gà

Liều dùng - cách dùng: 4 - 8gkhô 30 - 50gtươi/24h sắc, cao lỏng, đắp ngoài Đại hồi (Bát giác hồi hương, Đại hồi hương)

Illicium verum Hook. f. , họ Hồi (Illiciaceae).

Tránh nhầm với hồi núi (Illicium griffithii Hook. et Thoms. ), quả có nhiều đại, mọc

toả theo hình nan hoa, đầu cong như chiếc liềm. Loại này không dùng làm thuốc vì gây độc

Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ, vị, can, thận Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn

- Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy do lạnh

- Chữa đầy bụng chậm tiêu, ăn kém, giải độc thịt cá - Ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức tê thấp, chấn thương

Liều dùng - cách dùng: 4 - 8g/24h sắc, bột, ngâm rượu xoa bóp

Nếu dùng liều cao gây ngộ độc: Run chân tay, xung huyết não và phổi, trạng thái ngây có khi tới co giật như động kinh

Tiểu hồi (Hồi hương, tiểu hồi hương)

Foeniculum vulgare Mill. , họ Cần (Apiaceae).

Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Can, thận, tỳ, vị

Công năng chủ trị: Trừ hàn, chỉ thống, kiện tỳ, khai vị

- Chữa đau bụng do lạnh

- Chữa ăn không ngon, đầy bụng, chậm tiêu

Liều dùng - cách dùng: 4 - 8g/24h sắc, bột

Riềng (Cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương)

Alpinia officinarum Hance. , họ Gừng (Zingiberaceae).

Đại cao lương khương (riềng nếp) (Alpinia galanga Willd. ). , củ to hơn, nhưng không tốt bằng, phối hợp với huyết dư thán chữa ngộ độc thịt cóc. Quả gọi là hồng đậu khấu, dùng như bạch đậu khấu

Bộ phận dùng: Thân rễ phơi sấy khô Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ vị

Công năng chủ trị: Ôn trung, tán hàn, giảm đau, tiêu thực

- Chữa đau bụng do lạnh (đau dạ dày, viêm đại tràng) - Chữa cảm lạnh gây sốt rét, sốt nóng, ỉa chảy, nôn mửa - Làm ăn ngon, chóngtiêu

- Nhai sống chữa đau răng

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ: Hoả vượng sinh nôn mửa, cảm nắng mà hoắcloạn Sả (Hương mao, sả chanh)

Cymbopogon sp . , họ Lúa (Poaceae).

Bộ phận dùng: Lá, củ, tinh dầu Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ vị

Công năng chủ trị: Phát hãn giải biểu, kích thích tiêu hoá

- Lá xông chữa cảm mạo hoặc pha nước uống cho mát và dễ tiêu - Củ thông tiểu, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt, ăn ngon, chóng tiêu - Tinh dầu giúp tiêu hoá, đuổi muỗi, làm hương liệu

Liều dùng - cách dùng: 15 - 30g/24h lá, củ sắc, xông

Syzygium aromaticum (L. ) Merill. et L. M. Perry = Eugenia caryophyllata Thunb. , họ

Sim (Myrtaceae).

Bộ phận dùng: Nụ hoa

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Phế, thận, tỳ, vị

Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn, phá khí giáng nghịch

- Chữa đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa do lạnh, nấc cụt

- Bôi ngoài trị chàm, lở, nhai đinh hương để phòng bệnh (có dịch) - Làm thuốc tê và diệt tuỷ răng, súc miệng làm thơm miệng

Liều dùng - cách dùng: 1 - 4g/24h sắc, bột, hoàn, rượu xoa bóp.

Khi sắc thuốc được mới bỏ đinh hương vào

Kiêng kỵ: Kị lửa, không phải hư hàn không dùng

Ngô thù du (Ngô vu, thù du) - Trung quốc

Evodia rutaecarpa (Juss. ) Benth. , họ Cam (Rutaceae).

Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô, phải thuỷ bào

Tính vị quy kinh: Cay đắng, ôn, hơi có độc - Tỳ vị, can, thận Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn, chỉ thống

- Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, ăn không tiêu

- Chữa đau đầu, đau răng, đau mình mẩy, lưng gối yếu mềm - Chữa cảm lạnh, lở ngứa

Liều dùng - cách dùng: 1 - 3g/24h bột, 4 - 6g/24h sắc Kiêng kỵ: Không phải hàn thấp thì không dùng

Xuyên tiêu (hoa tiêu, thục tiêu, hạt sẻn, sưng, hoàng lực, lưỡng diện châm. . . )

Zanthoxylum sp. , họ Cam (Rutaceae).

Bộ phận dùng: Quả (hoa tiêu hay thục tiêu), rễ gọi là hoàng lực Tính vị quy kinh: Cay, ôn, có độc - Phế, tỳ, thận

- Chữa bụng lạnh đau, thổ tả, kích thích tiêu hoá - Tâỷ giun sán, đau nhức răng

- Rễ để chữa sốt làm ra mồ hôi, sốt rét kinh niên, trị tê thấp

Liều dùng - cách dùng: Quả: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu. Rễ: 4 - 8g/24h sắc, rượu 3. Thuốc hồi dương cứu nghịch

3.1. Tác dụng

- Chữa chứng thoát dương (vong dương, tâm dương hư thoát) do mất nước, mất máu ra quá nhiều mồ hôi, gây choáng, truỵ mạch: Sắc mặt xanh nhợt, chân tay lạnh, mồ hôi dính, mạch vi muốn tuyệt

- Chữa cơn đau nội tạng, và nôn mửa do lạnh

3.2. Vị thuốc

Ô đầu - Phụ tử

Ô đầu - Phụ tử Trung quốc (Xuyên ô, Thảo ô). Ô đầu VN (Củ gấu tầu, củ ấu tầu)

Aconitum chinense=Aconitum carmichaeli=Aconitum fortunei Hemsl. , họ Hoàng liên

(Ranunculaceae).

Bộ phận dùng: Rễ củ

- Củ mẹ (Ô đầu), ngâm rượu xoa bóp chữa chân tay nhức mỏi, bán thân bất toại, mụn nhọt lâu ngày không vỡ, vết loét lâu lành

- Củ con (phụ tử), phải chế mới dùng gọi là phụ tử chế.

Tuỳ cách chế ta có sản phẩm có độ độc khác nhau. Độ độc giảm dần từ Diêm phụ (trị bán thân bất toại) - Hắc phụ (Hồi dương cứu nghịch) - Bạch phụ (trị ho trừ đàm)

Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, đại nhiệt, có độc - 12kinh

Công năng chủ trị: Hồi dương cứu nghịch, bổ thận dương, trừ phong hàn thấp

- Chữa choáng, truỵ mạch - Bài tứ nghịch thang - Chữa đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh, di niệu

- Chữa ngực bụng lạnh đau, ỉa chảy mãn do tỳ dương hư - Trị cước khí thuỷ thũng (phù do thận dương hư ) - Chữa đau khớp, đau thần kinh do lạnh, chân tay tê mỏi

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h hoặc100g/24h sắc uống.

Phối hợp với can khương, cam thảo, sắc kỹ để tránh ngộ độc

Kiêng kỵ: - Âm hư, có thai

- Ô đầu phản Bán hạ, Bối mẫu, Qua lâu, Bạch cập, Bạch liễm

Quế nhục

Cinnamomum obtusifolium Nees. và một số loài Quế khác Cinnamomum cassia

Blume, Cinnamomum zeylanicum Breyn. . . . , họ Long não (Lauraceae).

Bộ phận dùng: Vỏ thân của cây quế từ 5năm tuổi trở lên. Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, đại nhiệt, hơi có độc – Can, thận Công năng chủ trị: Bổ mệnh môn hoả, kiện tỳ, kích thích tiêu hoá

- Truỵ mạch do mất nước, mất máu

- Chữa di tinh, liệt dương, chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi - Chữa phù do viêm thận mãn

- Chữa thống kinh, bế kinh do lạnh, bồi bổ cho phụ nữ sau đẻ - Chữa đầy bụng chậm tiêu, ăn kém, đau bụng, ỉa chảydo lạnh - Chữa đau mắt, ho hen, mụn nhọt lâu ngày không vỡ

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu Kiêng kỵ: Âm hư, có thai không dùng.

CHƯƠNG XV

THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, sinh viên phải:

1. Trình bày được đại cương của thuốc BCTP: Định nghĩa, tác dụng, cách dùng, kiêng kị.

2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của một số vị thuốc BCTP

Nội dung: 1. Đại cương 1.1. Định nghĩa:

Thuốc bình can tức phong là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong gây ra (can phong nội động).

Nguyên nhân sinh nội phong:

- Do nhiệt cực sinh phong gây sốt cao co giật

- Do thận âm hư không nuôi dưỡng can âm, làm can dương vượng (can hoả vượng)gây nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. . .

- Do huyết hư nên can huyết cũng hư, làm chân tay run, co giật bán thân bất toại (liệt nửa người do tai biến mạch máu não)

Chấn kinh, tiềm dương

1 - Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do can hoả vượng, hay gặp ở bệnh cao huyết áp, SNTK, rối loạn tiền mãn kinh. . .

2 - Chữa các chứng co giật do sốt cao, sản giật, động kinh (YHCT cho rằng đều do thiếu tân dịch, huyết hư sinh ra)

3 - Chữa đau khớp, đau thần kinh (do can phong đi vào kinh lạc)

1.3. Cách dùng:

1. Chú ý tính hàn nhiệt của thuốc với tính hàn nhiệt của bệnh

2. Chứng âm hư, huyết hư mà dùng thuốc có tính ôn, nên thận trọng vì gây táo làm mất thêm tân dịch

3. Phối ngũ: Phối hợp với thuốc trị nguyên nhân - Sốt cao co giật, phối hợp với thanh nhiệt tả hoả

- Âm hư, huyết hư, phối hợp với thuốc bổ âm, bổ huyết

- Mất ngủ, co giật động kinh, phối hợp với thuốc trọng trấn an thần - Đau khớp, đau thần kinh, phối hợp với thuốc thông kinh hoạt lạc

1.4. Kiêng kỵ: Hư chứng 2. Các vị thuốc

Câu đằng (Gai móc câu)

Uncaria sp. , họ Cà phê (Rubiaceae).

Bộ phận dùng: Cành có gai móc câu. Tính vị quy kinh: Ngọt, hàn - Can, tâm bào Công năng chủ trị: Bình can trấn kinh, giải độc

- Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do cao huyết áp - Chữa sốt cao co giật, trẻ khóc đêm (khóc dạ đề)

Liều dùng - cách dùng: 12 - 16g/24h sắc uống. Khi thuốc gần được mới cho câu

đằng vào đun sôi 15phút là được. Sắc lâu sẽ mất tác dụng

Thuyền thoái (Thuyền thuế, thiền thuế, thuyền y)

Ve sầu đồng bằng Leptopsaltria tuberosa Sigr. hay Ve sầu núi Gaeana maculata Drury, họ Ve sầu (Cicadidae).

Bộ phận dùng: Xác lột con ve sầu có 2 loại:

- Kim thuyền thoái: Xác ve có màu vàng là tốt nhất

- Thuyền hoa: Xác ve có mầm cỏ bên trong vì rơi xuống đất

Tính vị quy kinh: Mặn ngọt, hàn - Can, phế

Công năng chủ trị: Bình can trấn kinh, giải độc, tán phong nhiệt, tuyên phế

- Chữa co giật do sốt cao, uốn ván, trẻ co kinh giản, khóc dạ đề - Chữa cảm phong nhiệt gây sốt, đau đầu choáng váng

- Chữa ho cảm mất tiếng do viêm họng, viêm thanh quản

- Chữa mụn nhọt, dị ứng, viêm tai giữa, viêm màng tiếp hợp, làm mọc các nốt ban chẩn như: sởi, thuỷ đậu (dùng ngoài)

Liều dùng - cách dùng: 1 - 3g/24h sắc, bột Kiêng kỵ: Khi có thai

Bạch cương tằm

Bombyx mori L. , họ Tằm tơ (Bombycidae),

Bộ phận dùng: Con tằm bị bệnh do vi khuẩn Batrylis Bassiana chết cứng có sắc trắng

như vôi

Tính vị quy kinh: Cay mặn, bình - Tâm, can, tỳ, phế Công năng chủ trị: Khứ phong, hoá đàm, tán kết

- Chữa cảm phong nhiệt gây sốt, đau đầu, hoa mắt chóng mặt - Chữa co giật, trẻ khóc đêm, hay giật mình, tai biến mạch não

- Chữa lao hạch, dùng ngoài chữa lở ngứa, dị ứng, sạm da do suy thượng thận (protein của bạch cương tằm kích thích hormon vỏ thượng thận)

- Bổ thận dương: chữa liệt dương, xích bạch đới, băng huyết

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sao cháy hoặc sao rượu vàng, sắc uống, tán bột Kiêng kỵ: Huyết hư, không phải phong tà không dùng

Thiên ma – Trung quốc

Gastrodia elata Bl. , họ Lan (Orchidaceae).

Bộ phận dùng: Rễ của cây thiên ma Tính vị quy kinh: Cay, bình - Can Công năng chủ trị: Bình can trấn kinh

- Chữa co giật trẻ em; cao huyết áp gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt; liệt nửa người do tai biến mạch máu não (bán thân bất toại)

- Chữa đau khớp, đau thần kinh - Chữa ho và long đờm

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc uống

Toàn yết (Bọ cạp)

Buthus sp . , họ Bọ cạp (Buthidae).

Bộ phận dùng: Toàn con hoặc đuôi (yết vĩ). Tính vị quy kinh: Mặn cay, bình, có độc - Can Công năng chủ trị: Bình can trấn kinh, giải độc

- Chữa trẻ con kinh giản, uốn ván, bị cảm méo mồm bán thân bất toại (tai biến mạch máu não)

- Chữa đau khớp, đau thần kinh, đau bụng do lạnh - Chữa mụn nhọt, dị ứng, chảy mủ tai, trĩ, rắn cắn

Liều dùng - cách dùng: 3 - 4con/24h. 3 - 8đuôi/24h sắc, bột

Ngô công (Con rết, thiên long, bách túc trùng, bách cước)

Scolopendra morsitans L. , họ Ngô công (Scolopendridae).

Bộ phận dùng: Cả con khô, bỏ đầu đuôi, tẩm gừng, sao với gạo nếp ướt đến khi gạo

vàng là được, tán bột uống hoặc ngâm rượu

Tính vị quy kinh: Cay, ôn, có độc - Can

Công năng chủ trị: Bình can, phá huyết, giải độc của rắn

- Chữa trẻ con co giật, uốn ván, bán thân bất toại

- Truỵ thai, sang nhọt, lao hạch, rắn hoặc sâu trùng độc cắn (bôi)

Liều dùng - cách dùng: 2 - 6g/24h bột, ngâm rượu uống hoặc bôi ngoài Kiêng kỵ: Khi có thai

Bạch tật lê (Thích tật lê, gai ma vương, gai trống)

Tribulus terrestris L. , họ Tật lê (Zygophyllaceae)

Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô, sao cho cháy gai rồi sàng bỏ gai, giã nátvụn mà

dùng

Tính vị quy kinh: Đắng- ôn - Can, phế

Công năng chủ trị: Bình can, tán phong, hành huyết, giải độc

- Chữa nhức đầu, hoa mắt do cao huyết áp

- Chữa ngực sườn đầy tức, sữa không xuống, kinh nguyệt không đều, thống kinh - Chữa đau mắt, nhức vùng mắt, chảy nước mắt docan hoả (viêm màng tiếp hợp cấp) - Chữa lị, loét miệng (súc miệng), giải dị ứng, chảy máu cam

- Bổ thận : trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu

Liều dùng - cách dùng: 12 - 16g/24h sắc, bột Kiêng kỵ: Huyết hư, khí yếu

*

CHƯƠNG XVI THUỐC AN THẦN Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, sinh viên phải:

1. Trình bày được đại cương thuốc an thần: Định nghĩa, phân loại, cách dùng, kiêng kị.

2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của một số vị thuốc an thần

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 148)