Là thuốc chữa triệu chứng, phối hợp với thuốc trị nguyên nhân (thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt táo thấp)
Người thuộc hư chứng, phối hợp với thuốc bổ.
2. 4. Kiêng kỵ : Tỳ vị hư hàn 2. 5. Các vị thuốc:
Thạch cao. (Bạch hổ, băng thạch) Gypsum Fibosum
Thành phần: chủ yếu là calci - sunfat ngậm nước (CaSO4. 2H2O) Tính vị quy kinh: Vị ngọt, cay, đại hàn - Phế vị.
Công năng chủ trị : Tả hoả, trừ phiền chỉ khát.
Dùng sống để uống: Chữa sốt cao, khát nước, ho do phế nhiệt, vị hoả gây nhức đầu, đau răng.
Dùng ngoài nung cho mất nước (CaSO4. 2H2O): Chữa lở loét, eczema, vết thương nhiều mủ. Tây y dùng bó bột.
Liều dùng : 12 - 80g/24h dạng bột hay mài với nước, hoặc hoà vào thuốc thang đã sắc mà uống. Không dùng lửa sao, sấy trực tiếp, thạch cao bị mất nước khi uống sẽ gây tắc ruột chết người. Rắc ngoài không kể liều lượng
Chi tử mọc ở núi gọi là sơn chi tử - Gardenia florida L = Gardenia jasminoides Ellis Họ cà phê - Rubiaceae
Bộ phận dùng : Quả chín của cây dành dành Tính vị quy kinh: tinh đắng - hàn - Can phế vị Công năng chủ trị : Tả hoả, lương huyết, lợi niệu
- Dùng sống hoặc sao vàng để tả hoả: Sốt cao vật vã, hoàng đản, đau mắt đỏ do can hoả (dùng lá tươi đắp mắt)
- Sao cháy để chỉ huyết: viêm dạ dày, chảy máu dạ dày (uống với nước gừng), sốt cao chảy máu (nục huyết, tiện huyết, xuất huyết. . . )
Liều lượng cách dùng : 10 - 20g/24h sắc uống Trúc diệp
Cây tre - Bambusa, cây vầu - Phyliostachys. họ lúa (Poaceae)
Bộ phận dùng: Lá non (tươi, khô) hoặc búp tre (trúc diệp quyển tâm) Tính vị quy kinh: Tính cay đạm, hàn - Tâm, phế, vị
Công năng chủ trị: Tả hoả, trừ phiền.
- Sốt cao, vật vã, mê sảng, khát nước, nôn mửa, trằn trọc, mất ngủ. - Chữa phế nhiệt sinh ho: viêm họng, viêm phế quản
Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống, hoặc xông
Hạ khô thảo.
Hạ khô thảo bắc – Trung quốc - Prunella vulgris L. họ Bạc hà - Lamiaceae.
Hạ khô thảo nam (cải trời, cải ma) - Blumea subcapitata DC. , họ Cúc - Asteraceae.
Bộ phận dùng :
Hạ khô thảo bắc: Dùng hoa và quả
Hạ khô thảo nam: Toàn cây, trị vẩy nến, lợi tiểu, viêm gan mãn
Tính vị quy kinh: tính đắng cay, hàn - Can đởm Công năng chủ trị:
- Thanh can hoả, hoạt huyết, lợi niệu
- Hạ sốt, cao huyết áp, viêm gan virus, đau mắt kèm đau nửa đầu (thong manh) - Rong huyết, chấn thương (đắp ngoài), lao hạch, giải dị ứng
- Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu
Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống
Kiêng kỵ: Âm hư, ăn kém
Thảo quuyết minh (Hạt muồng, đậu ma)
Cassia fora họ Vang (caesalpiniaceae)
Bộ phận dùng: Hạt của cây Thảo quyết minh Tính vị quy kinh: Mặn, bình - Can thận Công năng chủ trị: Bình can, nhuận tràng.
- Sao vàng: Nhuận tràng, chữa táo bón
- Sao cháy: Bình can: chữa đau đầu, hoa mắt, mất ngủ do cao huyết áp, đau mắt đỏ do can hoả và hạ sốt
- Lá tươi sát ngoài chữa hắc lào
Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống, hãm uống Tri mẫu – Trung quốc
Anemarrhena asphodeloides Bge. họ Tri mẫu - Asphodelaceae
Bộ phận dùng Thân rễ
Tính vị quy kinh: tính đắng, hàn - Phế, vị, thận Công năng chủ trị: Tả hoả, tư âm, nhuận trường
- Hạ sốt, khát nước (do sốt cao kéo dài, tiêu khát)
- Chữa ho khan, nhức xương, triều nhiệt, mồ hôi trộm, đại tiểu tiện không lợi
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống 3. Thuốc thanh nhiệt lương huyết
3. 1 Định nghĩa :
Thanh nhiệt lương huyết: là những vị thuốc để chữa các chứng bệnh do huyết nhiệt gây ra.
Đặc điểm: Đa số có vị ngọt, tính hàn. Quy kinh tâm, can, thận. Đều sinh tân dịch.
3. 2 Tác dụng:
- Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát có biến chứng đến thần kinh, vận mạch (ôn nhiệt phạm vào phần dinh huyết) gây sốt cao vật vã, mê sảng, hôn mê, co giật hoặc chảy máu như: thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, ban chẩn (xuất huyết dưới da). . .
- Tránh tái phát một số bệnh do tạng nhiệt (cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn) như mụn nhọt, dị ứng, đau khớp, hen, viêm phế quản mãn. . .
- Chữa sốt kéo dài, táo bón do mất tân dịch, hoặc thời kỳ hồi phục của bệnh nhiễm khuẩn (âm hư, còn dư nhiệt)
3. 3 Cách dùng :
- Là thuốc chữa triệu chứng phối hợp thuốc trị nguyên nhân như thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt táo thấp .
- Để tránh tái phát, chữa dị ứng phối hợp thuốc khu phong. - Để tăng tác dụng phối hợp thuốc bổ âm.
3. 4 Cấm kị : Tà còn ở khí phận, tỳ hư 3. 5 Các vị thuốc:
Sinh địa (Địa hoàng )
Rehmannia glutinosa (Gaertn. ) Libosch họ Hoa mõm chó – Scrophulariaceae
Bộ phận dùng: Thân rễ (củ)
Tính vị quy kinh: Ngọt, đắng, hàn - Tâm, can, thận, tiểu trường Công năng chủ trị: Lương huyết, giải độc, điều kinh, an thai.
- Chữa sốt cao kéo dài mất tân dịch, sốt cao gây chảy máu. - Trị mụn nhọt, viêm họng, viêm amidan.
- Chữa kinh nguyệt không đều, động thai do sốt nhiễm khuẩn (thai nhiệt)
- Chữa ho do phế âm hư, táo bón do mất tân dịch, khát nước do đái đường (Rehmanin làm hạ đường huyết)
Liều dùng - cách dùng: 12 - 64g/24h sắc uống.
Kiêng kỵ: Kị đồng gây tổn huyết, bại thận làm tóc bạc
Huyền sâm (nguyên sâm, hắc sâm)
Scrophularia buergeriana Miq. , họ Hoa mõm chó - Scrophulariacea.
Bộ phận dùng: Rễ (củ)
Tính vị quy kinh: Đắng, mặn, hàn - Phế, thận. Công năng chủ trị: Lương huyết, giải độc, nhiễn kiên
- Chữa sốt cao vật vã, khát nước, táo bón do mất tân dịch - Chữa sốt phát ban, viêm họng, mụn nhọt, tràng nhạc.
Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống
Kiêng kỵ: Kị đồng gây tổn huyết, bại thận làm tóc bạc Bạch mao căn (Rễ cỏ tranh)
Imperata cylindrica P. Beauv. , họ Lúa - Poaceae.
Bộ phận dùng: Thân rễ tươi hoặc khô Tính vị quy kinh: Ngọt, hàn - Phế, vị Công năng chủ trị: Lương huyết, lợi niệu
- Chữa sốt cao, khát nước, nôn mửa, chảy máu: chảy máu cam ho ra máu, tiểu tiện ra máu
- Chữa viêm phế quản co thắt
- Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu, hoàng đản
Liều dùng - cách dùng: 10 - 40g/24h sắc uống hoặc hãm uống Kiêng kỵ: Khi có thai
Paeonia suffruticosa Andr. , họ Hoàng liên - Ranunculaceae.
Bộ phận dùng: Vỏ rễ của cây hoa mẫu đơn (Mộc thược dược, hoa vương, phấn đơn
bì)
Tính vị quy kinh: Cay, đắng, hàn - Tâm, can, thận Công năng chủ trị: Lương huyết, hoạt huyết
- Dùng sống: Sốt cao phát cuồng, sốt phát ban, đau đầu, đau lưng đau do sang chấn - Tẩm rượu sao: Trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, một số bệnh sau sinh đẻ (hậu sản)
- Sao cháy: Cầm máu khi chảy máu cam, thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu
Kiêng kỵ: Khi có thai
Địa cốt bì
Lycium chinense Mill. , họ Cà - Solanaceae
Bộ phận dùng
: vỏ rễ cây kỷ tử
Tính vị quy kinh: Ngọt, hàn - Phế, can, thận, tam tiêu Công năng chủ trị: Lương huyết, thanh phế, dưỡng âm
- Sốt cao chảy máu: Thổ huyết, máu cam, ho ra máu, tiểu huyết. . . - Ho do viêm phế quản cấp và mãn
- Nhức trong xương, lao nhiệt ra mồ hôi, phiền nhiệt, tiêu khát
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống 4 - Thuốc thanh nhiệt giải độc
4.1. Định nghĩa:
Thuốc thanh nhiệt giải độc là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do hoả độc, nhiệt độc gây ra.
Đặc điểm: Đa số có vị Đắng, tính hàn. Quy kinh can, phế, vị. Đều gây táo (làm mất tân
dịch).
- Trị mụn nhọt, chốc lở, dị ứng. . .
- Trị ho do phế nhiệt (viêm đường hô hấp): viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản. . .
- Hạ sốt do nhiễm khuẩn
- Chữa viêm cơ, viêm tai giữa, viêm mắt, viêm vú, chữa các vết thương. . .
4.3. Cách dùng:
1. Để tránh kháng thuốc và giảm liều dễ gây mệt (háo), khi kê đơn số vị thuốc ít nhất là 2 và nhiều nhất là 4
2. Phải phối hợp với các thuốc chữa triệu chứng: - Để chống viêm phối hợp thuốc hoạt huyết
- Để hạ sốt phối hợp thuốc tả hoả, nhuận tràng, lợi niệu - Để simh tân, chống tái phát phối hợp thuốc lương huyết
4.4. Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, mụn nhọt đã vỡ 4.5. Các vị thuốc:
Kim ngân (Nhẫn đông)
Lonicera japonica Thunb. , họ Kim ngân - Caprifoliaceae.
Bộ phận dùng: Nụ hoa (kim ngân hoa ), cành lá (kim ngân đằng) Tính vị quy kinh: Ngọt, hàn - Phế, vị, tâm, tỳ
Công năng chủ trị: Giải độc, táo thấp
- Trị mụn nhọt, dị ứng, viêm vú, ho do phế nhiệt, hạ sốt - Chữa lị trực khuẩn, đại tiểu tiện ra máu, đái buốt đái rắt - Chữa đau khớp (dùng cành lá)
Liều dùng - cách dùng: 12 - 16g khô, 20 - 50g tươi/24h sắc uống Bồ công anh
- Bồ công anh Việt Nam (cây diếp dại, rau bồ cóc, mũi mác)
- Bồ công anh TQ
Taraxacum officinale Wigg . , họ Cúc - Asteraceae
- Chỉ thiên - Elephantopus scaber, họ Cúc - Asteraceae Tuệ Tĩnh gọi rễ là tiền hồ nam, dùng để chữa ho
Bộ phận dùng: Lá tươi hoặc khô
Tính vị quy kinh: Đắng, ngọt, hàn - Can, vị Công năng chủ trị: Giải độc, táo thấp, lợi niệu
- Trị mụn nhọt, dị ứng, viêm mắt, tràng nhạc (phối hợp với hạ khô thảo), viêm vú (lá tươi giã vắt nước uống, bã đắp nơi vú sưng đau)
- Trị đái buốt, đái rắt, phù do viêm đường tiết niệu - Chữa đau dạ dày, ăn kém tiêu
Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g khô, 50 - 100gtươi/24h sắc uống hoặc giã đắp Xạ can (Rẻ quạt)
Belamcanda chinensis (L. ) DC. , họ Ladơn - Iridaceae.
Bộ phận dùng: Rễ, hơi có độc (gây bỏng niêm mạc) Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Can, phế
Công năng chủ trị: Giải độc, lợi niệu
- Ho do phế nhiệt, hạ sốt, trị mụn nhọt, tràng nhạc, sưng vú, thống kinh - Chữa phù, bí đại tiểu tiện
Liều dùng - cách dùng : 3 - 6g/24h sắc uống, bột
Sài đất (Cúc nháp, húng trám, cúc dại)
Wedelia chinensis (Osb. ) Merr. , họ Cúc - Asteraceae.
Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô, thường dùng tươi Tính vị quy kinh: Đắng, mát - Can, phế, thận
Công năng chủ trị: Thanh nhiệt giải độc
Liều dùng - cách dùng: 25 - 30g khô, 100g tươi/24h sắc uống, nấu nước tắm Rấp cá (Diếp cá, ngư tinh thảo)
Houttuynia cordata Thunb. , họ Lá giấp - Saururaceae.
Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô
Tính vị quy kinh: Cay, hàn - Phế. Hơi có độc (làm phồng da) Công năng chủ trị: Giải độc, táo thấp
- Trị mụn nhọt, áp xe phổi (phế ung), viêm mắt do trực khuẩn mủ xanh (lá tươi giã, đắp mắt), trĩ chảy máu (uống và xôngrửa)
- Chữa đái buốt, đái rắt do viêm bàng quang, niệu đạo
Liều dùng - cách dùng: 10 - 20gkhô, 40 - 60gtươi/24h sắc uống, đắp, xông rửa Liên kiều – Trung quốc (Trúc căn, Hạn liên tử, Hoàng thọ đan)
Forsythia suspensa Vahl. , họ Nhài - Oleaceae.
Bộ phận dùng: Quả chín (lão kiều), quả xanh (thanh kiều) Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Đởm, đại tràng, tam tiêu Công năng chủ trị: Giải độc, táo thấp
- Trị sốt cao, vật vã mê sảng, mụn nhọt, sưng vú, tràng nhạc, ổgà - Trị đái buốt, đái rắt do viêm bàng quang, niệu đạo
Liều dùng - cách dùng: 10 - 30g/24h sắc uống hoặc rửa Sâm đại hành (sâm cau, tỏi lào, tỏi đỏ)
Eleutherine subaphylla Gagnep. , họ La dơn - Iridaceae.
Bộ phận dùng: Củ tươi hoặc khô
Tính vị quy kinh: Ngọt, nhạt, mát - Phế, can, thận Công năng chủ trị: Giải độc, bổ huyết
- Chữa các bệnh ngoài da: mụn nhọt, chốc lở, tràm nhiễm khuẩn, viêm da có mủ, tổ đỉa vẩy nến. . .
- Chữa thiếu máu (huyết hư): da xanh, mệt mỏi
Liều dùng - cách dùng: 4 - 12gkhô, 12 - 30gtươi/24h sắc, bột, viên, ngâm rượu Mỏ quạ (Hoàng lồ, Vàng lồ, Xuyên phá thạch. )
Cudrania tricuspidata ( Carr. ) Bur. , họ Dâu tằm - Moraceae.
Bộ phận dùng: Lá, rễ.
Thành phần học chính: Flavonoid. Công dụng: Chữa thương phần mềm. Liều dùng - cách dùng:
Lá tươi rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết thương, băng lại, mỗi ngày rửa và thay băng một lần. Rửa bằng nước lá Trầu không. Thường dùng kết hợp với một số vị thuốc khác.
Rễ làm thuốc khứ phong, hoạt huyết, phá ứ, chữa ứ tích lâu năm, phụ nữ bế kinh, ngày dùng 10 - 30g rễ dưới dạng thuốc sắc.
5. Thuốc thanh nhiệt táo thấp5.1. Định nghĩa: 5.1. Định nghĩa:
Thuốc thanh nhiệt táo thấp là những vị thuốcdùng để chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt gây ra.
Đặc điểm: Đa số vị đắng, tính hàn. Quy kinh tâm, can, tỳ, phế, thận.
Đều mất tân dịch.
5.2. Tác dụng
1 - Chữa nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục: viêm thận, viêm bàng quang, niệu đạo, viêm loét cổ tử cung, viêmtinh hoàn. . .
2 - Nhiễm khuẩn tiêu hoá: Đau dạ dày, viêm gan mật, lị trực khuẩn, lị amip. . . 3 - Bệnh ngoài da bội nhiễm: tràm, ghẻ lở nhiễm khuẩn
(do thấp hoá nhiệt gọi là thấp chẩn)
5.3. Cách dùng
1. Không dùng liều cao khi tân dịch đã mất 2. Phối hợp với thuốc chữa triệu chứng:
- Sốt cao phối hợp thuốc tả hoả, lương huyết. . .
- Xuất huyết, xung huyết phối hợp thuốc hoạt huyết, chỉ huyết - Co thắt gây mót rặn, đái rắt phối hợp thuốc hành khí
3. Các thuốc thanh nhiệt táo thấp có tác dụng giải độc, ngược lại các thuốc thanh nhiệt giải độc có tác dụng táo thấp, gọi là kháng sinh đông y.
5.4. Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn 5.5. Các vị thuốc
Hoàng cầm –Trung quốc
Scutellaria baicalensis Georg. , họ Bạc hà - Lamiaceae.
Bộ phận dùng: Rễ
Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Tâm, phế, can, đởm, đại tràng Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc, an thai
- Chữa lị trực khuẩn, ỉa chảy nhiễm khuẩn, hoàng đản - Ho do phế nhiệt: viêm phổi, viêm phế quản
- Hạ sốt khi sốt lúc nóng, lúc rét gọi là hàn nhiệt vãng lai (hoà giải thiếu dương) - An thai khi sốt nhiễm khuẩn gây động thai
- Chữa cao huyết áp gây đau đầu mất ngủ (do làm giãn mạch), không có tác dụng với cơn tăng huyết áp đột biến
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu Kiêng kỵ: Hoàng cầm ghét sinh khương
- Hoàng liên bắc - Trung quốc: Hoàng liên chân gà Coptis teeta Wall. và một số loài Hoàng liên khác Coptis sinensis Franch. , Coptis teetoides C. Y. Cheng. , họ Hoàng liên - Ranunculaceae.
- Hoàng liên nam (hoàng đằng) Fibraurea tinctoria Lour. hay Fibraurea recisa
Pierre), họ Tiết dê – Menispermaceae, người ta còn dùng các loài Hoàng liên khác như:
- Thổ Hoàng liên Thalictrum foliolosum DC. , họ Hoàng liên - Ranunculaceae, công
dụng như Hoàng liên nhưng yếu hơn.
- Hoàng liên gai Berberis wallichiana DC. , họ Hoàng liên gai - Berberidaceae, dùng thay Hoàng liên và chiết xuất berberin.
- Hoàng liên ô rô Mahonia bealei Carr. , họ Hoàng liên gai Berberidaceae, dùng thay Hoàng liên, Hoàng bá.
Bộ phận dùng: Rễ của nhiều loài hoàng liên chân gà (hoàng liên bắc)
- Thân và rễ của cây hoàng liên gai, hoàng đằng, thổ hoàng liên (nam hoàng liên)
Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Tâm, can, đởm, tiểu trường Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc
- Chữa lị trực khuẩn, lị amip, ỉa chảy nhiễm khuẩn, đau dạ dày cấp (chứa berberin) - Trị mụn nhọt, viêm mắt, viêm tai, viêm loét miệng lưỡi. . .
- Chữa sốt cao mê sảng, mất ngủ, nôn, chảy máu do sốt cao - Giải ngộ độc ba đậu, khinh phấn (Hg2Cl2)
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, chiết berberin
Kiêng kỵ: Tỳ hư, ỉa chảy do lên đậu không dùng
Phụ nữ có thai dùng thận trọng vì berberin gây co bóp tử cung làm xảy thai
Hoàng bá (Hoàng nghiệt)
- Hoàng bá bắc (Hoàng nghiệt) - Trung quốc
Phellodendron chinense Schneid. , họ Cam - Rutaceae.
Oroxylon indicum Vent. ), họ Chùm ớt - Bignoniaceae.
Bộ phận dùng: Vỏ thân hoàng bá bắc, nam.
- Hạt cây núc nác gọi là mộc hồ điệp chữa ho hen, viêm phế quản