Thuốc bình xuyễn

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 96 - 101)

2 .Thuốc hóa đàm

4. Thuốc bình xuyễn

Ma hoàng

( Xem phần thuốc tân ôn giải biểu)

Cà độc dược ( Mạn xà la hoa)

Flos cum folium Daturae

Dùng hoa và lá cây cà độc dược Datura metel L. Họ Cà Solanaceae có loại cây hoa trắng hoặc loại cây cuống lá tím, hoa có đốm tím- hai loại này có mọc ở miền núi và đồng bằng; hoặc cây Datura stramonium cùng họ , cây này mọc ở vùng núi Mường khương- Lào cai ( có hạt màu đen hình thận)

Tính vị : vị cay, đắng, tính ấm.

Quy kinh: vào phế, can và vị.

Công năng: Bình xuyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống.

- Ho xuyễn khò khè (hen phế quản). Dùng lá, hoa khô thái nhỏ thành sợi (0,4g) cuốn lại như điếu thuốc lá và hút cắt được cơn hen (chỉ dùng cho người lớn).

- Giảm đau: trị đau dạ dày, đau khớp; dùng liều 0,4g sắc uống hoặc dùng 12g sắc, xông và rửa chỗ khớp bị đau.

- Chữa rắn cắn: dùng quả tươi giã nát đắp vào chỗ rắn cắn. Ngoài ra dùng đắp vào chỗ mụn nhọt hoặc chấn thương.

Liều dùng:0,2g/lần( bột lá). 0,6g/24h.Dùng liều lượng này cho cao

lỏng 1:1

Kiêng kỵ:

- Cồn lá khô 1/10, liều tối đa cho người lớn 2g/lần, 6g/24h; liều trung bình cho người lớn 0,5g/lần, 2g/24h.

- Không dùng vị thuốc này cho trẻ dưới 15 tuổi và phụ nữ có thai.

Chú ý:

- Trong lá và hoa cà độc dược có chứa alcaloid atropin, scopolamin. - Theo Ngô Vân Thu, Phạm Xuân Sinh alcaloid toàn phần của cà độc dược có tác dụng làm giãn cơ trơn đường tiêu hoá và cơ trơn khí quản; do đó mà có thể làm giảm nhu động ruột làm hết cơn đau dạ dày, và cắt cơn hen. - Hai tác giả trên đã phân lập alcaloid atropin từ cà độc dược.

- Ơ Trung quốc còn dùng chế phẩm cà độc dược để gây tê trong phẫu thuật.

Bạch quả

Semen Ginkgo

Dùng hạt già phơi hay sấy khô của cây Ngân hạnh hay cây Bạch quả- Ginkgo

biloba L. Họ Bạch quả Ginkgoaceae.

Tính vị : vị ngọt, đắng, sáp; tính bình, có độc.

Quy kinh: vào phế, vị.

Công năng: Bình xuyễn hoá đàm, thu sáp chỉ đới

Chủ trị:

- Chữa ho, hen suyễn; phối hợp với ma hoàng, hạnh nhân.

- Chữa tiểu tiện nhiều, tiểu tiện đục, đái dầm; chữa khí hư bạch đới ở phụ nữ; có thể phối hợp với tỳ giải, xa tiền, chi tử.

Liều dùng:6-12g/ ngày.

Chú ý: Bạch quả sống có độc, cần phải qua chế biến.

Chế biến: thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, bỏ hết chất thịt và vỏ ngoài,

rửa sạch, hấp hoặc luộc qua, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế: Bỏ tạp chất và vỏ cứng của hạt, lấy nhân, khi dùng giã nát.

Kiêng kỵ: Không dùng sống vì có độc. * * * CHƯƠNG VIII THUỐC CỐ SÁP Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc cố sáp? Đặc điểm của thuốc cố sáp? 2. Học sinh trình bày được tác dụng của các loại thuốc cố sáp và những chú ý khi sử dụng ?

3. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc cố sáp đã học?

Nội dung: 1. Đại cương 1. 1. Định nghĩa:

Thuốc cố sáp là các vị thuốc có tác dụng thu liễm cố sáp khi mồ hôi, máu, nước tiểu, phân, khí hư do hư chứng mà hoạt thoát ra ngoài quá nhiều.

Thuốc cố sáp thường có vị chát, chua.

* Thuốc cầm mồ hôi (thuốc liễm hãn)

* Thuốc cầm di tinh, di niệu (thuốc cố tinh sáp niệu) * Thuốc cầm ỉa chảy (thuốc sáp trường chỉ tả)

Ngoài ra thuốc cầm máu (thuốc chỉ huyết) sẽ được trình bày ở một chương riêng.

1. 3. Những chú ý khi sử dụng thuốc cố sáp

* Thuốc cố sáp là thuốc điều trị triệu chứng (trị tiêu), khi dùng phải phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân (trị bản):

- Ra mồ hôi nhiều (tự hãn) do vệ khí hư phải dùng thuốc bổ khí; mồ hôi trộm (đạo hãn) do âm hư phải phối hợp với thuốc bổ âm.

- Di tinh, di niệu do thận hư phải phối hợp với thuốc bổ thận - ỉa chảy kéo dài do tỳ hư cần thêm thuốc kiện tỳ.

* Thuốc cố sáp là thuốc chữa các bệnh thuộc hư chứng, vì vậy không nên dùng quá sớm khi ngoại tà chưa giải hết, vì do tính chất thu liễm, tà độc có thể bị giữ lại trong cơ thể.

1. 4. Cấm kỵ

- Không dùng thuốc cầm mồ hôi khi mồ hôi ra nhiều do nhiệt chứng. - Không dùng thuốc cầm ỉa chảy khi ỉa chảy do thấp nhiệt.

- Không dùng thuốc sáp niệu khi đái dắt, đái buốt, đái ra máu do thấp nhiệt.

2. Thuốc cầm mồ hôi (thuốc liễm hãn)

Dùng trong các trường hợp bệnh có liên quan đến việc khai mở tấu lý; đó là các trường hợp đạo hãn (mồ hôi trộm), tự hãn (mồ hôi tự chảy ròng ròng).

Nguyên nhân do dương hư không bảo vệ bên ngoài, âm hư không giữ bên trong; vì vậy khi dùng thuốc cầm mồ hôi có thể phối hợp với thuốc bổ dương, bổ khí và bổ âm.

Chú ý nếu mồ hôi ra quá nhiều, không ngừng kèm các triệu chứng chân tay lạnh, hơi thở gấp, mạch vi muốn tuyệt (chứng vong dương) thì phải dùng thuốc hồi dương cứu nghịch, bổ khí cứu thoát như phụ tử, quế nhục, nhân sâm. . .

Ngũ vị tử

Fructus Schisandrae

Dùng quả chín phơi hoặc sấy khô của cây ngũ vị bắc Schisandra chinensis (Turcz. ) Baill. hoặc cây Hoa trung ngũ vị hay Ngũ vị Hoa nam Schisandra

sphenanthera Rehd. et Wils. Họ Ngũ vị Schisandraceae

Tính vị : 5 vị trong đó vị chua là chính; tính ấm.

Quy kinh: vào phế, tâm, thận.

Công năng: Cố biểu liễm hãn, ích khí, sinh tân, bổ thận, an thần.

Chủ trị

- Cố biểu liễm hãn: Chữa chứng ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm (có thể phối hợp với kỷ tử, đẳng sâm, cẩu tích).

- Liễm phế chỉ ho: chữa ho do phế hư, hen suyễn do thận hư không nạp phế khí.

- ích thận cố tinh: dùng khi thận hư gây di tinh, hoạt tinh, đái đục, tiểu nhiều. - Cầm ỉa chảy do thận dương hư không ôn vận tỳ dương gây ỉa chảy, chân tay lạnh, lưng gối mỏi, mạch nhược, phân lỏng, ỉa chảy lúc sáng sớm.

- Sinh tân chỉ khát: dùng khi tân dịch hư hao, miệng khô khát, nứt nẻ (phương sinh mạch tán: đẳng sâm, mạch môn 12g, ngũ vị tử 6g)

Liều dùng: 1, 5 - 6g/ 24h, dạng thuốc sắc, thuốc bột.

Kiêng kị: Đang cảm sốt cao, đang lên sởi, hoặc sốt phát ban không được dùng. Chú ý:

- Dùng với bệnh ho do phế hư thì dùng sống, khi dùng để bổ thì tẩm với mật ong rồi chưng chín mới nên dùng.

- Ngũ vị tử có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, trung khu hô hấp, có thể xúc tiến quá trình chuyển hoá trong cơ thể, nâng cao thị giác, thính giác và tăng tính mẫn cảm của cơ quan cảm thụ. Ngoài ra, còn có tác dụng hưng phấn tử cung.

(Xem phần thuốc an thần)

Mẫu lệ - Concha Ostreae

(Xem phần thuốc an thần)

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w