.Thuốc ôn tán thử thấp

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 81)

Đặc điểm: Đa số có vị cay, tính ôn, quy kinh phế, vị. Đều làm ra mồ hôi. Tác dụng:

- Chữa cảm lạnh mùa hè do đi nắng gặp mưa, hoặc tắm lạnh gây sốt, sợ lạnh, đau đầu, không có mồ hôi

- Chữa rối loạn tiêu hoá mùa hè do ăn uống đồ lạnh gây nôn mửa, ỉa chảy, ngực bụng đầy tức, khát nước, ra mồ hôi, gọi là ỉa chảy do lạnh hay chứng hoắc loạn

Các vị thuốc

Hương nhu

- Hương nhu trắng (é lớn lá)

Ocimum gratissimum L. , họ Bạc hà - Lamiaceae.

- Hương nhu tía (é tía).

Ocimum sanctum L. , họ Bạc hà - Lamiacea.

Bộ phận dùng: Toàn cây của cây hương nhu trắng và tía Tính vị quy kinh: Cay - Ôn - Phế, vị

Công năng chủ trị: giải thử, phát hãn giải biểu, lợiniệu, điều hoà tỳ vị

- Chữa cảm lạnh mùa hè, phối hợp với thuốc giải biểu chữa cảm phong hàn. Có thể nói hương nhu dùng chữa cảm mạo 4 mùa

- Chữa ỉa chảy do lạnh (hoắc loạn)

- Chữa phù và làm thuốc trị hôi miệng (sắc lấy nước súc miệng)

Liều dùng - cách dùng: 3 - 8g/24h sắc uống, súc miệng Kiêng kỵ: Âm hư, khí hư

Hoắc hương

Pogostemon cablin (Blanco) Berrth. ), họ Bạc hà - Lamiaceae.

Bộ phận dùng: Toàn cây khô

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Phế, vị Công năng chủ trị: Hành khí, giải thử

- Chữa cảm lạnh mùa hè, trị hoắc loạn

- Chữa đau bụng chậm tiêu, rối loạn tiêu hoá do khí trệ

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống, tán bột Bạch biển đậu (Đậu ván trắng)

Lablab vulgaris Savi. , họ Đậu - Fabaceae.

Bộ phận dùng: Hạt, thu hái khi quả chín Tính vị quy kinh: Ngọt, ôn - Tỳ, vị

Công năng chủ trị: Kiện tỳ, hoá thấp, sinh tân dịch - Chữa ỉa chảy mùa hè, ỉa chảy mãn do tỳ hư - Làm bớt khát nước do đái đường (tiêu khát ) - Giải ngộ độc rượu, nhân ngôn (thạch tín - As2O3)

Liều dùng - cách dùng: 8 - 16g/24h sắc, tán b

Thanh hao hoa vàng (thanh cao)

Artemisia annua L. , họ Cúc - Asteraceae.

Không dùng cây thanh hao chổi xuể Baeckea frutescens L. , họ Sim - Myrtaceae,

dùng cành để cất tinh dầu, làm chổi quét nhà, hoặc câyThanh cao Artemisia carvifolia Wall. = Artemisia apiacea Hance, họ Cúc - Asteraceae.

Bộ phận dùng: Toàn cây thu hái khi đang ra hoa của cây thanh hao hoa vàng, hoa

trắng

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Can, thận

Công năng chủ trị: Thanh thử tịch uế, trừ âm phận phục nhiệt

- Chữa cốt chưng, lao nhiệt, mồ hôi trộm

- Chữa cảm sốt, sốt rét, sốt không có mồ hôi, sốt do bệnh phổi thương hàn - Chữa vàng da, ăn không ngon, chóng tiêu, mệt mỏi cơ thể và trí não - Cầm máu: chữa chảy máu cam, đại tiện ra máu

- Dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa

Liều dùng - cách dùng: 6 - 20g/24h sắc uống

Hiện nay đã chiết được Artemisinin là một ancaloid có tác dụng diệt kí sinh trùng sốt rét thể vô tính trong hồng cầu: Viên 0,25g

* Chữa sốt rét cấp do P. fanciparum và P. vivax. Uống 5 ngày liền theo công thức sau: 42222 (ngày đầu 4v, các ngày sau 2v/24h)

* Phòng sốt rét, trước và sau khi ở vùng sốt rét. Uống 2v/l/tuần (1tuần trước và 4 tuần sau khi ở vùng sốt rét)

Kiêng kỵ: Tỳ hư không dùng

* * *

CHƯƠNG VII

THUỐC HOÁ ĐÀM, CHỈ HO, BÌNH XUYỄN

Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc hoá đàm, thuốc chỉ ho và thuốc bình xuyễn ?

2. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc hoá đàm, thuốc chỉ ho và thuốc bình suyễn đã học.

Nội dung:

1. Đại cương:

Thuốc hoá đàm, chỉ ho, bình suyễn là các vị thuốc có tác dụng làm hết hay làm giảm các triệu chứng ho, đàm và xuyễn.

Y học cổ truyền quan niệm đàm là chất dịch nhớt, dính, sản sinh ra trong quá trình hoạt động của lục phủ ngũ tạng; chất dịch đó ngưng đọng lại mà thành đàm. Đàm ngưng đọng ở bộ phận nào thì gây bệnh cho bộ phận đó.

Nếu đàm đọng ở phế, thường gọi là đờm thì gây bệnh cho đường hô hấp. Đàm ở phế có liên quan đến ho và suyễn. Vì đàm ngưng đọng làm không khí vào phế khó khăn, dẫn đến khó thở, đồng thời là môi trường phát triển tốt cho các loại vi khuẩn,

virus. Do đó khử đàm là một khâu quan trọng trong điều trị bệnh ở phế; đặc biệt là đối với ho suyễn.

2. Thuốc hoá đàm:

Thuốc hoá đàm có tác dụng hoá đàm làm hết đàm, long đàm, trừ đàm, làm cho đàm dễ khạc ra.

Thuốc hoá đàm ngoài việc trị bệnh đàm ở phế, còn được dùng cho các bệnh phong đàm, đàm tại não như kinh giản, trúng phong.

Phân loại: Dựa vào tác dụng của các vị thuốc, có thể chia thành 2 loại sau:

- Thuốc ôn hoá hàn đàm ( thuốc hoá đàm hàn) - Thuốc thanh hoá nhiệt đàm ( thuốc hoá đàm nhiệt)

2.1. Thuốc ôn hoá hàn đàm

Tác dụng: Theo YHCT do tỳ dương hư không vận hoá được thuỷ thấp, ứ lại

thành đàm. Chất đàm thường dễ khạc, người mệt mỏi, chân tay lạnh, đại tiện lỏng.

Hàn đàm ứ lại ở phế gây ho, hen suyễn; ứ lại ở kinh lạc gây đau nhức khớp xương; ứ lại ở cơ nhục gây đau bắp thịt ê ẩm, nhưng đau không nhất định ở chỗ nào.

Đặc điểm: Thường vị cay, tính ấm và táo, dùng cho các chứng đàm lạnh, đàm

thấp.

Vị thuốc:

Bán hạ chế (Chóc chuột, ba chẽ)

Rhizoma Typhonii

Dùng thân rễ cây bán hạ Typhonium trilobatum Schott. (bán hạ nam). Họ Ráy -

Araceae

Tính vị : vị cay, tính ấm, có độc. Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: Ráo thấp hoá đàm, giáng nghịch cầm nôn, tiêu viêm, tán kết.

- Dùng trong các chứng đàm thấp, biểu hiện ho có nhiều đàm, viêm khí quản mạn tính, hoặc kèm theo mất ngủ, hoa mắt, nhức đầu, váng đầu. (Bài Nhị trần

thang: bán hạ, phục linh, trần bì mỗi thứ 12g, cam thảo 10g)

- Chữa khí nghịch lên mà gây nôn, hoặc phụ nữ có thai nôn hoặc buồn nôn. - Dùng ngoài trị rắn cắn, sưng đau.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người không có chứng táo, nhiệt không nên dùng. Phụ nữ có thai dùng thận trọng.

Bán hạ phản ô đầu, phụ tử.

Chú ý: Ngoài vị bán hạ Nam, trên thị trường còn có vị bán hạ Bắc - Pinellia

ternata (Thunb) Breit. Họ Ráy - Araceae.

Bán hạ dùng trong nhất thiết phải qua khâu chế biến; có nhiều phương pháp chế biến, thường được chế với gừng (sinh khương).

Tác dụng dược lý: Bán hạ chưa qua chế biến sẽ làm chim bồ câu và chuột lang nôn mạnh, chuột nhắt bị ho. Qua chế biến với gừng hoặc đem sắc kéo dài> 12h, dịch bán hạ sẽ có tác dụng cầm nôn và chỉ ho.

Bạch giới tử (hạt cải trắng)

Semen Brassicae

Dùng hạt chín của cây cải trắng - Brassica alba Boisser hoặc Sinapis alba. Họ cải - Brassicaceae

Tính vị : vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào kinh phế.

Công năng: Ôn phế trừ đàm, tiêu viêm, chỉ thống.

Chủ trị:

- Dùng chữa ho do đàm hàn ngưng đọng ở phế, hoặc hen suyễn, nhiều đàm, ngực đau đầy trướng (Bài Tam tử thang: bạch giới tử, lai phục tử, tô tử mỗi thứ

- Hành khí giảm đau dùng khi khí trệ, đàm ứ đọng, đau khớp, đau nhức cơ nhục.

- Tiêu ung nhọt, tán kết: chữa nhọt lúc mới viêm, bạch giới tử nghiền bột, hoà với dấm và bôi vào chỗ nhọt mới mọc.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người khí hư có nhiệt và ho khan do phế hư không nên dùng.

Chú ý:

Phạm Xuân Sinh, Cao Văn Thu, Trần Thị Oanh thấy rằng trong Tam tử thang có tác dụng chống ho, trừ đàm tốt, nếu bỏ bạch giới tử thì tác dụng đó giảm đi.

Tạo giác ( quả bồ kết)

Fructus Glendischiae

Dùng quả cây bồ kết Gleditschia australis Hemsl. Họ Vang-

Caesalpiniaceae.

Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau: - Quả bồ kết bỏ hạt ( tạo giác)

- Hạt bồ kết (tạo giác tử)- Semen Glendischiae: vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt; liều 5-10g/ ngày, dạng thuốc sắc.

- Gai bồ kết (tạo giác thích)- Spina Glendischiae: vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng chữa ác sang tiêu ung độc, làm xuống sữa ; liều 5-10g/ ngày, dạng thuốc sắc.

Tính vị : vị cay, mặn, tính ấm, ít độc. Quy kinh: vào kinh phế và đại tràng

Công năng: Trừ đàm thông khiếu, trừ mủ, tán kết.

Chủ trị:

- Khử đàm chỉ ho: chữa đàm đặc, ngưng trệ, ngực đầy chướng,suyễn tức, nôn ra đờm rãi.

- Thông khiếu, khai bế: dùng khi trúng phong cấm khẩu, điên giản, đàm tắc lấy cổ họng, cổ họng sưng đau.

- Dùng ngoài trị mụn nhọt, rửa vết thương.

Liều dùng:4-12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người khí hư có nhiệt và ho khan do phế hư không nên dùng.

Phụ nữ có thai không được dùng.

2.2. Thuốc thanh hoá nhiệt đàm

Tác dụng: Các thuốc hoá đàm nhiệt, đa số có tính hàn, dùng thích hợp với các bệnh ho suyễn tức, nôn ra đàm đặc, vàng, hôi, hoặc các bệnh điên giản kinh phong có đàm ngưng trệ. YHCT quan niệm đó là do đàm hoả thấp nhiệt, uất kết mà dẫn đến.

Đặc điểm: Thường có tính hàn, dùng cho các chứng đàm nhiệt. Vị thuốc:

Trúc nhự (tinh tre)

Caulis Bambusae in Taeniis

Dùng lớp vỏ giữa, sau khi đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài ở thân cây tre Bambusa sp.

Họ Lúa - Poaceae.

Tính vị : vị ngọt, tính hơi hàn. Quy kinh: vào kinh phế, can, vị.

Công năng: Thanh phế lợi đàm, thanh vị cầm nôn.

Chủ trị:

- Chữa ho đàm nhiều do viêm phế quản, viêm phổi (hay dùng cùng với bán hạ, trần bì)

- Chữa nôn nấc do vị nhiệt.

- Cầm máu do sốt cao gây chay máu: chảy máu cam, nôn ra máu, rong huyết. - An thai: do sốt cao gây động thai.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng. Khi dùng có thể dùng sống hoặc tẩm nước gừng sao vàng và sắc uống.

Trúc lịch

Succus Bambusae

Là dịch chảy ra sau khi đem đốt các ống tre tươi hoặc măng cành tre Bambusae

sp. Họ Lúa - Poaceae.

Tính vị : vị ngọt, tính đại hàn. Quy kinh: vào tâm, vị.

Công năng: Khử đàm, khai bế, thanh nhiệt trừ phiền.

Chủ trị:

- Chữa sốt cao, hôn mê co giật hoặc viêm phổi dẫn đến ho hen, khó thở. Dùng trúc lịch, nước gừng mỗi thứ 5 - 10ml, uống với nước sôi để nguội.

- Chữa sốt cao, bứt rứt khó chịu.

- Chữa sốt cao gây mất tân dịch gây phiền khát. - Chữa viêm màng tiếp hợp cấp.

Liều dùng: 5 - 10ml/ ngày.

Kiêng kỵ: Nếu không có đàm nhiệt thì không được dùng. Khi uống nên uống với nước gừng.

Thiên trúc hoàng (phấn nứa)

Concretio Silicea Bambusae

Là những cục bột màu trắng hoặc vàng đọng lại trong ống cây tre hoặc nứa -

Bambusa sp. Họ Lúa - Poaceae.

Tính vị : vị ngọt, tính hàn. Quy kinh: vào tâm, can.

Công năng: Thanh nhiệt trừ đàm, định tâm, an thần, đuổi phong nhiệt.

Chủ trị:

- Chữa sốt cao, hôn mê, vật vã, mê sảng.

- Chữa trẻ em sốt cao, hôn mê, co giật.

Liều dùng: 3 - 6g/ ngày dạng thuốc sắc; 1 - 3g/ ngày dạng thuốc bột.

Kiêng kỵ: Những người không có đàm nhiệt không nên dùng.

Qua lâu nhân

Semen Trichosanthis

Dùng hạt phơi sấy khô của cây qua lâu Trichosanthes sp . Họ Bí -

Cucurbitaceae.

Hiện nay qua lâu nhân là hạt phơi sấy khô của nhiều loài Trichosanthes đều thuộc họ Bí. Ngoài vị qua lâu nhân, cây qua lâu còn cho nhiều vị thuốc khác như: - Qua lâu bì (vỏ quả) Pericarpium Trichosanthis: được dùng để chữa ho, thổ huyết, sốt nóng, khát nước. Ngoài ra còn dùng chữa thuỷ thũng, hoàng đản.

- Thiên hoa phấn hay qua lâu căn (rễ cây) Radix Trichosanthis: Chữa sốt nóng, hoàng đản, miệng khô, hơi ngắn.

Tính vị : vị ngọt, tính hàn.

Quy kinh: vào phế, vị, đại trường.

Công năng: Thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, trị ho, nhuận tràng.

Chủ trị:

- Chữa các chứng đàm nhiệt gây ho, chữa viêm phế quản, giãn phế quản. - Dùng khi lồng ngực đầy trướng buồn bực do đàm nhiều trong phế quản. - Nhuận tràng thông đại tiện: dùng khi đại tràng táo kết.

- Tán kết tiêu ung thũng: dùng trong viêm hạch, bướu cổ, mụn nhọt. - Chữa hoàng đản nhiễm trùng.

Liều dùng: 8 - 20g/ ngày.

Kiêng kỵ: Không dùng cho những người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy mãn tính, đờm sắc trắng loãng.

Qua lâu phản ô đầu.

Tác dụng dược lý: hợp chất saponin trong qua lâu nhân có tác dụng chống ho, trừ đàm tốt. Thành phần dầu trong qua lâu nhân có tính chất nhuận tràng.

Bối mẫu

Người ta phân biệt ra 2 loại bối mẫu:

- Triết bối mẫu (Bulbus Fritillariae thunbergii): Là tép dò khô của cây triết bối mẫu - Fritillaria thunbergii (Mig. ) - Fritillaria verticillata Willd. Var. thunbergii (Mig. ) Bak, thuộc họ Hành - Alliaceae.

- Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae cirrlosac): Là tép dò khô của cây xuyên bối mẫu - Fritillaria roylei Hook, hay bối mẫu lá quăn - Fritillaria cirrhoa D. Don - đều thuộc họ Hành - Alliaceae.

Tính vị : vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào tâm, phế.

Công năng: Thanh táo nhuận phế, hoá đàm, tán kết

Chủ trị:

- Chữa đờm ho nhiệt, viêm phổi, viêm phế quản, họng rát, đờm nhiều, dính, khó khạc.

- Chữa ho, lao hạch.

- Chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sưng tấy.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Bối mẫu phản ô đầu.

3 . Thuốc chỉ khái ( chỉ ho)

Thuốc chỉ khái còn gọi là thuốc chữa ho là những vị thuốc làm hết hay làm giảm triệu chứng ho.

Nguyên nhân ho có nhiều, nhưng đều thuộc phế, vì vậy chữa ho phải lấy chữa phế làm chính.

Ho và đàm có quan hệ mật thiết, các thuốc chữa ho thường có tác dụng trừ đàm hay ngược lại thuốc trừ đàm lại có tác dụng làm hết ho.

Thuốc chỉ khái chia làm 2 loại: ôn phế chỉ khái và thanh phế chỉ khái.

Thuốc dùng để chữa ho thuộc chứng hàn, đàm hàn.

Nguyên nhân: do ngoại cảm phong hàn có kèm ho, ngạt mũi, khản tiếng..., hoặc ho do nội thương hay gặp ở người già dương khí suy kém, chứng ho thường nặng khi trời lạnh.

Vị thuốc:

Bách bộ

Radix Stemonae tuberosae

Dùng rễ đã phơi sấy khô của cây Bách bộ - Stemona tuberosa Lour. họ Bách

bộ - Stemonaceae

Tính vị : vị ngọt, đắng, tính hơi ấm Quy kinh: vào phế.

Công năng: Nhuận phế chỉ khái, sát trùng.

Chủ trị:

- Chữa ho lâu ngày do viêm khí quản, ho gà, người già bị ho. - Chữa viêm họng, ho nhiều.

- Bách bộ tẩm mật có tác dụng điều trị âm hư, lao thấu. - Tẩy giun kim, diệt chấy rận, ghẻ lở. (Dùng ngoài)

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Chú ý:

- Tác dụng dược lý: alcaloid của bách bộ có khả năng giảm thấp sự hưng phấn của trung khu hô hấp do đó có tác dụng trị ho. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự thấy rằng các alcaloid chiết suất từ bách bộ có tác dụng giảm ho, trừ đàm tốt trên chuột thực nghiệm.

- Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết bách bộ có tác dụng kháng khuẩn mạnh, đối với vi khuẩn lao hoàn toàn bị ức chế.

Hạt củ cải ( La bặc tử, Lai phục tử)

Semen Raphani sativi

Dùng hạt chín phơi sấy khô của cây cải củ- Raphanus sativus L. họ Cải-

Tính vị : vị cay, ngọt, tính bình. Quy kinh: vào phế, tỳ, vị.

Công năng: Giáng khí hoá đàm, tiêu thực trừ trướng.

Chủ trị:

- Chữa hen suyễn, ho do lạnh, nhiều đàm.

- Chữa đầy bụng, do tiêu hoá kém thức ăn bị tích trệ, đại tiện bí kết, tiêu chảy, kiết lỵ.

Liều dùng:6-12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người khí hư không có thực tích, đàm trệ không nên dùng.

Hạnh nhân ( khổ hạnh nhân)

Semen Armeniacae amarae

Dùng nhân hạt quả mơ- Prunus armeniaca L. Họ Hoa hồng- Rosaceae

Tính vị : vị đắng, tính hơi ấm. Quy kinh: vào phế, đại trường.

Công năng: Giáng khí , chỉ khái, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện.

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w