.Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 143 - 148)

3.1. Đặc điểm: Các vị thuốc đa số tính hàn, lương. Quy kinh phế, can, đại trường 3.2. Tác dụng

- Ho ra máu do viêm phổi

- Sốt nhiễm khuẩn làm rối loạn thành mạch gây chảy máu: Chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết dưới da… - Chảy máu cam do cơ địa ở người trẻ

3.3. Vị thuốc

Trắc bách diệp (Trắc bá)

Biota orientalis Endl. = Thuja orientalis L. , họ Trắc bách (Cupressaceae).

Bộ phận dùng:

- Cành lá gọi là trắc bách diệp

- Hạt gọi là bá tử nhân. Vị ngọt - Bình - Tâm thận. Dùng chữa mất ngủ, di tinh

Tính vị quy kinh: Đắng sáp, hàn - Phế can đại trường

- Sao đen chỉ huyết chữa ho ra máu, chảy máu cam

- Dùng sống chữa khí hư bạch đới do thấp nhiệt, lợi tiểu (viêm tiết niệu và sinh dục)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống Hoè hoa

Stypnolobium japonicum ( L. ) Schott = Sophora japonica L. , họ Đậu (Fabaceae).

Bộ phận dùng:

- Nụ hoa hoè gọi là hoè mễ

- Quả hoè gọi là hoè giác, dùng chữa đại tiện ra máu. không dùng khi có thai vì làm sẩy thai

Tính vị quy kinh: Đắn, hàn - Can đại trường Công năng chủ trị: Chỉ huyết, giải độc

- Sao cháy (chỉ huyết): Chữa ho ra máu, thổ huyết, máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ chảy máu, băng huyết

- Sao vàng (giải độc và hạ áp): Làm bền thành mạch (Rutin)chữa cao huyết áp, trị mụn nhọt, viêm họng, viêm mắt

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, hãm uống

Cỏ nhọ nồi (Hạn liên thảo, cỏ mực)

Eclipta alba Hassk. = Eclipta prostrata L. , họ Cúc (Asteraceae).

Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô

Tính vị quy kinh: Ngọt chua- mát - Can, thận Công năng chủ trị: Chỉ huyết, giải độc, bổ thận

- Chữa chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ, rong kinh rong huyết, sốt xuất huyết (vừa hạ sốt vừa cầm máu)

- Chữa ho viêm họng, mụn nhọt

- Làm mạnh gân cốt, đen râu tóc, răng lung lay

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, giã sống vắt nước uống, bã đắp và thái

Hạt mào gà

- Cây mào gà trắng Celosia argentea L., họ Rau dền (Amaranthaceae) - Cây mào gà đỏ Celosia cristata L., họ Rau dền (Amaranthaceae)

Bộ phận dùng:

- Hạt cây mào gà trắng gọi là thanh tương tử - Hạt cây mào gà đỏ gọi là kê quan hoa

Tính vị quy kinh:

- Thanh tương tử: Đắng, hơi hàn - Can để tả hoả

- Kê quan hoa: Ngọt, mát – Can, đại trường để chỉ huyết

Công năng chủ trị: Thanh nhiệt chỉ huyết, tả can hoả

- Chữa xích bạch lị, trĩ chảy máu, thổ huyết, nục huyết, tử cung xuất huyết - Khứ phong nhiệt, thanh can hoả, sáng mắt: chữa phong nhiệt làm đau mắt đỏ

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột Kiêng kỵ:

- Người có đồng tử mở rộng không dùng thanh tương tử - Người có tích trệ không dùng kê quan hoa

4. Thuốc điều trị tỳ hư không thống huyết4.1. Tác dụng 4.1. Tác dụng

- Trị rong kinh, rong huyết kéo dài, đại tiện ra huyết kéo dài - Chữa chảy máu do tan huyết giảm tiểu cầu

4.2. Vị thuốc

Ngải cứu Agiao

Ô tặc cốt (Hải tặc, Hải phiêu tiêu)

Sepia esculenta Houle, họ Cỏ mực (Sepiidae).

Tính vị quy kinh: Mặn, ấm - Can thận

Công năng chủ trị: Chỉ huyết do tỳ hư, cố sáp giải độc

- Chữa thổ huyết, nục huyết, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, rắc vết thương chảy máu

- Chữa khí hư bạch đới, bế kinh

- Chữa đau mắt hột, mắt mờ, viêm tai giữa (tai chảy mủ) - Chữa đau dạ dày

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h bột Kiêng kỵ: Âm hư đa nhiệt không dùng

CHƯƠNG XIV THUỐC TRỪ HÀN Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải:

1. Trình bày được đại cương thuốc trừ hàn: Định nghĩa, phân loại, cách dùng, cấm kị.

2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của một số vị thuốc trừ hàn

Nội dung: 1. Đại cương: 1.1. Định nghĩa

Thuốc trừ hàn là những vị thuốc có tính ấm, nóng (ôn, nhiệt), để chữa các chứng bệnh gây ra lạnh trong cơ thể, do phần dương khí giảm sút (lý hư hàn) hoặc do tà hàn trúng vào tạng phủ (trúng hàn).

Dương khí giảm gây chứng tỳ vị hư hàn và chứng thoát dương

Đặc điểm: Đa số vị cay, tính ôn, quy kinh tỳ, vị. Đều làm mất tân dịch.

1.2. Phân loại: Dựa vào tác dụng của thuốc chia làm 2 loại:

- Ôn trung trừ hàn: chữa chứng tỳ vị hư hàn - Hồi dương cứu nhgịch: chữa chứng thoát dương

- Dùng dạng thuốc khô sắc hoặc tán bột, uống liều nhỏ (3 - 6g/24h) - Uống thuốc khi còn ấm. Kiêng mỡ, thức ăn tanh và lạnh

- Phối hợp với thuốc hành khí kiện tỳ và bổ dương để tăng tác dụng, với thuốc sinh tân vì thuốc trừ hàn đều làm mất tân dịch

1.4. Cấm kị:

- Chân nhiệt giả hàn: Truỵ mạch do nhiễm khuẩn, nhiễm độc (thực nhiệt) - Âm hư, tân dịch giảm, thiếu máu, ốm lâu ngày

Một phần của tài liệu ĐÔNG dược học, đh y hà nội (Trang 143 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w