Đánh giáhoạt động QTRRTD đốivới DNXD tại VietinBank – Chi nhánh TP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ngành xây dựng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh TP hà nội (Trang 67)

3.1.1 .Quá trình hình thành và phát triển

3.2. Đánh giáhoạt động QTRRTD đốivới DNXD tại VietinBank – Chi nhánh TP

TP Hà Nộigiai đoạn 2016-2018

Kể từ khi thành lập đến nay, VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội đã có 543 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thi công xây dựng mở tài khoản và giao dịch, trong đó số lượng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn là 124 khách hàng, chiếm 22,84%. Các DNXD đã có quan hệ tín dụng với VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội phải kể đến như: Công ty CP Đồng Phát, Công ty CP Xây dựng C.E.O (công ty con của Công ty CP Tập đoàn C.E.O), Công ty CP Sơn Hà Sài Gòn (công ty con của Tập đoàn Sơn Hà), CN Công ty CP Bất động sản Dầu khí – Ban Điều hành dự án 97-99 Láng Hạ, Công ty TNHH Xây dựng Dân dụng và Thương mại Thái Minh (Công ty con của Tập đoàn Delta), Công ty CP Đông Đô 6, SunGroup, ..

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 2016 2017 2018 1.00% 1.00% 1.00% 10.30% 11.80% 12.00% ROA ROE

3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

Căn cứ trên số liệu báo cáo từ phòng Kế hoạch - Tài chính, tình hình cho vay DNXD cụ thể như sau:

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 3.5: Tình hình cho vay DNXD tại VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Phòng Tổng hợp

Về mặt tuyệt đối tổng dư nợ cho vay DNXD có sự tăng trưởng hàng năm, trong đó dư nợ vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nợ vay trung dài hạn. Như vậy, việc tăng trưởng dư nợ cho vay DNXD đã góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng phục vụ cho thi công, xây dựng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Tỷ trọng dư nợ cho vay DNXD qua 3 năm 2016-2018đạt xấp xỉ lần lượt là 12%; 13,9% và 14,5%. Năm 2016-2017, tốc độc tăng trưởng dư nợ cho vay DNXDđạt 21,49% thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cả chi nhánh là 23,29%, tuy nhiên lại cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp là 16,4%.

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

12,083 12,889 15,890 9,609 10,801 12,576 1,234 1,507 1,831

- Về nợ quá hạn của DNXD tại VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội

Bảng 3.5: Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXD giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

Stt Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018

1 Dư nợ quá hạn chung 176,5 165 219,3 2 Tỷ lệ nợ quá hạn chung 1,46% 1,28% 1,38%

3 Dư nợ DNXD 1.234 1.507 1.831

4 Dư nợ quá hạn của DNXD 49 63,5 83,13 5 Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXD 3,96% 4,21% 4,54%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội các năm 2016-2018)

Dư nợ quá hạn của DNXD và Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay DNXD có xu hướng tăng qua 3 năm 2016-2018. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay DNXD luôn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung của VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2016-2018. Điều này cho thấy cho vay DNXD là một trong những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Về mặt tuyệt đối, dư nợ quá hạn của DNXD liên tục tăng qua các năm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó phải kể đến tình hình tài chính của các DNXD ngày càng khó khăn, nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn, nhiều công trình thi công hoàn thành nhưng chưa được bố trí vốn thanh toán nên khách hàng không có nguồn trả nợ vay ngân hàng.

Bảng 3.6: Phân loại Nợ quá hạn của DNXD theo thời gian

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Nợ quá Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 hạn % Nợ quá hạn % Nợ quá hạn % NQH của DNXD 49.00 100.0 0 63.50 100.00 83.10 100.0 0 - NQH đến 90 ngày 1.70 3.47 3.70 5.83 3.90 4.69 - NQH từ trên 90 ngày 47.30 96.53 59.80 94.17 79.20 95.31

Nguồn: Báo cáo tín dụng VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội các năm 2016-2018

Theo cơ cấu thời gian, nợ quá hạn của VietinBank được chia thành nợ quá hạn đến 90 ngày, nợ quá hạn trên 90 ngày. Đối với những khoản nợ quá hạn dưới

90 ngày, khả năng thu hồi là cao nếu Ngân hàng theo dõi sát dòng tiền của doanh nghiệp, đồng thời tỷ trọng nợ quá hạn đến 90 ngày cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nợ quá hạn cho vay DNXD. Các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày chiếm tỷ trọng chủ yếu, đây là những khoản nợ do năm trước chuyển sang, gây nguy cơ rủi ro mất vốn cao.

- Về tình hình bảo đảm tiền vay đối với DNXD

Bảng 3.7: Tỷ lệ dư nợ DNXD có tài sản bảo đảm giai đoạn 2016-2018

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ 70,7% 70,12% 71,2%

2 Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ DNXD 59% 64% 66%

Nguồn: Báo cáo tín dụng VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội các năm 2016-2018

Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm của DNXD luôn thấp hơn tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm chung của ngân hàng. Nhìn chung, các DNXD có tỷ trọng tài sản cố định chiếm tỷ trọng thấp/tổng tài sản. Trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, lợi nhuận đạt được hàng năm thấp thì việc đầu tư, trang bị thêm tài sản cố định sẽ bị hạn chế. Trên thực tế, đối với DNXD, ngoài việc áp dụng bảo đảm tiền vay bằng tài sản cố định thường áp dụng bảo đảm bằng cầm cố quyền đòi nợ khối lượng xây dựng hoàn thành. Tuy nhiên việc này đôi khi cũng gặp khó khăn do các chủ đầu tư không chấp nhận xác nhận quyền trên theo mẫu của ngân hàng.

Trong khi tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đối với cho vay DNXD luôn lớn hơn so với tỷ lệ này của chung VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội thì tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm lại thấp hơn nhiều. Điều này cũng cho thấy cho vay DNXD tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho vay các loại hình doanh nghiệp khác.

- Tỷ số giữa dự phòng rủi ro tín dụng của DNXD so với tổng dư nợ cho vay DNXD

Tại VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội việc trích lập và duy trì dự phòng chung được trích theo các nhóm nợ phân loại theo quyết định số 1226/QĐ-HĐQT ngày 30/05/2014 V/v Ban hành chính sách phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam. Dự phòng cụ thể được trích như sau: tỷ lệ dự phòng được trích lập theo các nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Tỷ lệ DPRRTD của DNXD /Tổng dư nợ DNXD có xu hướng tăng dần qua các năm, ở mức cao so với tỷ lệ DPRRTD chung/Tổng dư nợ của VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội.

Bảng 3.8: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đối với DNXD

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 DPRR tín dụng chung 58 58 120 2 Tỷ lệ DPRRTD chung/Tổng dư nợ (%) 0,48 0,45 0,76 3 DPRR tín dụng của DNXD 10 13.86 28.2 4 Tỷ lệ DPRRTD của DNXD/Tổng dư nợ DNXD (%) 0,81 0,92 1,54

Nguồn: Báo cáo tín dụng VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội các năm 2016-2018

Để đánh giá thực trạng quản trị RRTD đối với DNXD của VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội, cần xem xét trên tất cả các nội dung: (i) Chủ trương, chính sách quản trị RRTD đối với DNXD tại VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội; (ii) Mô hình quản trị RRTD tại VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội nói chung và các khoản cho vay DNXD nói riêng; (iii) Tổ chức thực hiện quản trị RRTD đối với DNXD tại VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội.

3.2.1. Chủ trương, chính sách quản trị RRTD đối với DNXD tại VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội

Toàn bộ hệ thống VietinBank đã và đang gấp rút xây dựng cơ sở dữ liệu, các công cụ đo lường và hạ tầng công nghệ QTRRTD theo tiêu chuẩn Basel II. Khung quản trị RRTD được xây dựng theo mô hình “ba vòng kiểm soát” cho phép tách bạch hoạt động quản trị rủi ro/Chính sách tín dụng và thẩm định/thực thi chính sách tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát rủi ro tốt. Kiện toàn công tác xây dựng hệ thống các văn bản chính sách khung, chính sách cụ thể, tuyên bố mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp định lượng, để chuẩn bị cho giai đoạn triển khai mô hình thẩm định tín dụng tập trung trên toàn hàng. Đồng

giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ toàn diện hướng tới khách hàng, tạo sự khác biệt của một ngân hàng, xây dựng văn hóa dịch vụ hướng tới khách hàng.

Cụ thể, với nhóm đối tượng đề nghị cấp tín dụng là DNXD, VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội đã duy trì một chính sách quản trị RRTD đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Thiết lập một môi trường quản trị RRTD phù hợp;

- Vận hành theo quy trình cấp tín dụng rõ ràng, lành mạnh;

- Tuân thủ một quy trình quản trị RRTD xuyên suốt từ nhận diện, đo lường, kiểm soát, và xử lý RRTD phù hợp;

- Xây dựng hệ thống kiểm soát đầy đủ và toàn diện đối với RRTD.

Căn cứ công văn số 811/2018/QĐ-HĐQT-NHCT9 ngày 31/12/2018 về việc ban hành Quy định khung chính sách thẩm quyền tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội tiến hành xét duyệt tín dụng thông qua nhiều cấp để đảm bảo một khoản tín dụng được xem xét một cách độc lập; đồng thời việc phê duyệt các khoản vay được thực hiện trên cơ sở hạn mức được giao cho từng cấp có thẩm quyền theo quy mô khoản tín dụng và xếp loại tín dụng của Chi nhánh 6 tháng/lần. Bên cạnh đó, với đặc thù hoạt động SXKD của nhóm DNXD có nhiều tính chất đặc thù, quy mô khoản tín dụng lớn, có tính chất đặc thù riêng có của mỗi công trình, Vietinbank – Chi nhánh TP Hà Nội đã xây dựng mô hình phê duyệt tín dụng đối với các khoản tín dụng có tính chất đặc thù này có sự tham gia của Hội đồng tín dụng do Chi nhánh thành lập để đảm bảo hoạt động phê duyệt tín dụng được tập trung, khách quan với chất lượng cao nhất. Thành phần của Hội đồng tín dụng chi nhánh được xây dựng trên cơ sở tính chất của khoản tín dụng gồm: Giám đốc chi nhánh – Chủ tịch Hội đồng, và các thành viên gồm Phó giám đốc phụ trách trực tiếp khách hàng, Phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ liên quan, Trưởng/phó phòng KHDN, Trưởng/phó phòng HTTD, Trưởng/phó phòng Tổng hợp – phụ trách quản lý nợ chi nhánh.

Khung chính sách cấp tín dụng của VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội đối với KHDN nói chung và các DNXD nói riêng hiện đang áp dụng bám sát các quy định chung của VietinBank được ban hành khá đồng bộ trên toàn hệ thống, bao gồm

quy định giới hạn tín dụng và quy định khung về thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định miễn, giảm lãi…; Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hóa và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay tín dụng, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống phần mềm, quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng. Để có những ứng xử tín dụng kịp thời với những biến động thị trường, khối QTRR định kỳ hoặc đột xuất ban hành các văn bản chỉ đạo định hướng tín dụng và cảnh báo tín dụng với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cụ thể trên cơ sở phân tích các tác động về mặt chính sách lên tình hình SXKD của khách hàng. Đặc biệt, với nhóm khách hàng DNXD, VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội thực hiện triển khai cấp tín dụng theo sản phẩm đặc thù cho một số khách hàng truyền thống trong lĩnh vực xây lắp tại chi nhánh theo văn bản số 1983/2018/QĐ-TGĐ-NHCT56 ngày 30/10/2018. Sản phẩm này được thiết kế phù hợp dành riêng cho nhóm khách hảng DNXD như: cơ chế thẩm quyền nhận TSBĐ linh hoạt, dựa trên tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng thi công công trình xây dựng. Điều này phù hợp với đặc thù hoạt động của DNXD là thời gian thi công kéo dài, tài sản ngắn hạn tập trung chủ yếu trong chi phí xây dựng dở dang. Đồng thời với sản phẩm này, VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội có thêm cơ chế linh hoạt và tăng tính chủ động tiếp cận các nhu cầu từ phía khách hàng về tỷ lệ cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản trong tổng dư tín dụng được điều chỉnh giảm 10% so với các chính sách cấp tín dụng thông thường. Đồng thời, để kiểm soát rủi ro tín dụng với sản phẩm đặc thù này, VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội thực hiện đầy đủ các hướng dẫn quản lý tín dụng với nhóm khách hàng DNXD như: (i) Ký Biên bản thỏa thuận về việc triển khai sản phẩm theo giữa VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội với Chi nhánh cấp tín dụng cho DNXD là Nhà thầu chính/nhà thầu phụ khác; (ii) Phối hợp với Chi nhánh cấp tín dụng cho DNXD là Nhà thầu chính/nhà thầu phụ khác để đảm bảo toàn bộ phần tiền giải phân thanh toán cho các nhà thầu này để thi công các gói thầu, hạng mục thi công thuộc Dự án được tài trợ vốn được chuyển về tài khoản mở tại

VietinBank; (iii) Ngay sau khi giải ngân thanh toán cho DNXD là Nhà thầu chính/nhà thầu phụ thực hiện Dự án được tài trợ vốn, VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội thực hiện thông báo bằng văn bản cho Chi nhánh cấp tín dụng cho DNXD là Nhà thầu chính/nhà thầu phụ đó về việc giải ngân theo sản phẩm này; (iv) Trao đổi thông tin, phối hợp với Chi nhánh cấp tín dụng cho DNXD là Nhà thầu chính/nhà thầu phụ để quản lý giám sát khoản tín dụng theo quy định của NHCT và Biên bản thỏa thuận về việc triển khai sản phẩm này.

Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội thực hiện chức năng quản lý điều hành bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền, ủy quyền quyết định tín dụng cho các cá nhân Trưởng/phó phòng, đơn vị kinh doanh trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn chi nhánh, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ đơn vị kinh doanh nào thuộc chi nhánh cũng sẽ có cảm nhận tương đồng và thống nhất theo cam kết chất lượng của chi nhánh. Đồng thời, Ban giám đốc căn cứ vào kết quả phân loại đơn vị kinh doanh của Hội sở chính, ban hành văn bản ủy quyền mức thẩm quyền phán quyết tín dụng của trên cơ sở tương quan với chất lượng hoạt động tín dụng, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được ủy quyền. Cụ thể, mức thẩm quyền phê duyệt của Phó giám đốc tương đương 80% mức thẩm quyền phê duyệt được ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh. Mức thẩm quyền của Trưởng/phó phòng giao dịch (không có nợ xấu, nợ xử lý rủi) tương đương 50% mức thẩm quyền phê duyệt được ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh. Mức thẩm quyền của Trưởng/phó phòng giao dịch (có nợ xấu, nợ xử lý rủi) tương đương 30% mức thẩm quyền phê duyệt được ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh.

3.2.2. Mô hình quản trị RRTD tại VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội

Hiện nay, với năng lực quản trị của ngân hàng cùng với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin, VietinBank đang áp dụng mô hình tổ chức quản trị RRTD phân tán trên toàn hàng với VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội là một đơn

vị thành viên trong mô hình hoạt động. Đây là mô hình mà cách thức tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định và quản trị trị rủi ro khoản vay không tập trung ở Hội sở mà dàn đều ở các chi nhánh. Mô hình quản trị RRTD phân tán được hiểu là 3 nhóm nhiệm vụ chính gồm thẩm định khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ngành xây dựng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh TP hà nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)