1.3. Nội dung quản trịrủi ro tín dụng
1.3.2. Xâydựng mô hình quản trịrủi ro tín dụng
Mô hình QTRRTD phản ánh về một hệ thống khung thống nhất gồm có các mô hình tổ chức QTRRvà mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách toàn diện, đầy đủ và liên tục trong hoạt động QTRRTD của NHTM. Mô hình
QTRRTD phản ánh một cách hệ thống dưới hình thức chính sách quản trị rủi ro tín dụng phải do Phòng/khối Quản trị rủi ro chuẩn bị cho Ủy ban quản lý rủi ro và phải được HĐQT định kỳ đánh giá và thông qua trên cơ sở tương quan với năng lực thực tế của mỗi ngân hàng. Bao gồm nội hàm các vấn đề sau:
(i) Chiến lược kinh doanh chung, phù hợp với quy mô, bản chất và khẩu vị rủi ro và mối quan hệ với các hoạt động kinh doanh trong ngân hàng;
(ii) Phù hợp với các sản phẩm tín dụng, mức độ phức tạp liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng;
(iii) Khả năng nhận diện, đo lường, kiểm soát rủi ro hoạt động tín dụng thông qua các kết quả kinh doanh và rủi ro trước đây;
(iv) Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực thực hiện công tác quản trị rủi ro (cả bộ phận kinh doanh và bộ phận quản trị rủi ro);
(v) Năng lực công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu của từng ngân hàng
Mô hình QTRRTD phải hướng vào việc đảm bảo công tác cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng đạt hiệu quả cao nhất; không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM, sẵn sàng ứng phó với bất kỳ rủi ro nào có thể phát sinh trong quá trình hoạt động, ngay cả trong điều kiện thị trường có các biến động phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ có rủi ro gây tổn thất cho NHTM. Như vậy, mô hình QTRRTD được hiểu như sau: Mô hình QTRRTD là cách thức tổ chức quản trị, kiểm soát RRTD nhằm khống chế RRTD trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của tổ chức tín dụng.
a. Mô hình tổ chức QTRRTD
Hiện nay, theo tiêu chí tổ chức quản lý rủi ro có hai mô hình phổ biến được áp dụng. Đó là mô hình QTRRTD tập trung và mô hình QTRRTD phân tán. Ngoài ra còn có mô hình kết hợp giữa tập trung và phân tán, tức là tùy từng lĩnh vực, ngành nghề, loại hình sản phẩm dịch vụ hay khách hàng có thể áp dụng mô hình quản trị tập trung tại Hội sở hay phân cấp xuống từng chi nhánh.
(1) Mô hình QTRRTD tập trung
- Khái niệm: Mô hình quản trị rủi ro tập trung là cách thức tổ chức quản trị rủi ro dựa trên nguyên tắc tập trung tại một bộ phận, quyền quyết định và quản trị rủi ro khoản vay tập trung ở Hội sở.
- Đặc điểm của mô hình quản trị rủi ro tập trung
Một là, thông tin về hoạt động ngân hàng tập trung cao tại Hội sở trên cơ sở đó Hội sở có thể xây dựng, kiểm tra các mục tiêu và tầm nhìn chiến lược, xác định mô hình QTRRTD của ngân hàng.
Hai là, mô hình quản trị rủi ro ra đời dựa trên nguyên tắc chính là tách biệt giữa 3 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro, chức năng tác nghiệp. Theo đó, về tổ chức, phòng Tín dụng được thành lập thành 3 phòng hoặc 3 bộ phận khác nhau thể hiện 3 chức năng: kinh doanh, quản trị rủi ro và tác nghiệp. Cụ thể, theo lược đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình QTRRTD tập trung
+ Bộ phận quan hệ khách hàng: Đây là bộ phận có chức năng chính là khởi tạo kinh doanh, củng cố và phát triển đội ngũ khách hàng với những công việc chính sau: (i) Xác định nhóm khách hàng mục tiêu (ii) Xác định giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng (iii) Phát triển thị phần và bán sản phẩm, dịch vụ (iv) Quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng (v) Hỗ trợ khách hàng trong quá trình giao dịch.
+ Bộ phận quản trị rủi ro: Đây là bộ phận có chức năng rà soát rủi ro và kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất: (i) Xây dựng chiến lược và chính sách QTRRTD; (ii) Quản
KHỐI KHÁCH HÀNG (KHDN - KHBL)
Chức năng kinh doanh - Bộ phận QLKH Chức năng QTRRTD - Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng Chức năng tác nghiệp - Bộ phận quản lý nợ, HTTD, tổng hợp
trong đó chú trọng đến việc tuân thủ chính sách tín dụng, hồ sơ, thủ tục, phát hiện rủi ro; (iv) Giám sát quá trình phê duyệt tín dụng và rủi ro trong quá trình giao dịch với khách hàng.
+ Bộ phận quản lý nợ: Bộ phận này có chức năng duy trì số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ đồng thời thực hiện hồ sơ tín dụng đầy đủ và an toàn: (i) Kiểm soát tuân thủ quy trình; (ii) Cập nhật thông tin trên hệ thống; (iv) Quản lý hồ sơ.
Ba là, các quyết định vay vượt hạn mức đều tập trung vào quyết định cho vay của Hội sở, điều này sẽ hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống.
(2) Mô hình QTRRTD phân tán
Mô hình quản trị rủi ro phân tán là cách thức tổ chức hoạt động QTRRTD tản mát, ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định và quản trị rủi ro khoản vay không tập trung ở Hội sở mà dàn đều ở cấp cơ sở. Mô hình QTRRTD phân tán được xây dựng theo phân quyềncông tác thẩm định khách hàng, công tác quản trị rủi ro và tác nghiệp của ngân hàng tại ngay nội bộ một đơn vị kinh doanh. Và khi đó, hội sở chính có nhiệm vụ chính là chỉ đạo định hướng tín dụng chung của toàn hàng và thẩm định những khách hàng đặc thù, vượt quá thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh, hoặc có nội dung phê duyệt đặc thù khác biệt với chính sách cấp và quản lý tín dụng. Mô hình này có một nhược điểm lớn nhất là chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng: Chức năng kinh doanh - quản trị rủi ro - tác nghiệp trong quy trình cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng phi TCTD.
- Đặc điểm của mô hình QTRRTD phân tán
Một là, quyền lực không tập trung vào Hội sở, thông tin bị phân tán dẫn đến tình trạng Hội sở khó có khả năng xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược, các quyết định phòng ngừa RRTD của ngân hàng.
Hai là, chưa có sự tách bạch rõ giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp trong hoạt động tín dụng. Trong đó, bộ phận tín dụng sẽ thực hiện đầy đủ 3 nhóm chức năng (thẩm định – QTRR – tác nghiệp) và chịu trách nhiệm toàn diện và cuối cùng đối với mọi khâu trong quy trình cấp và quản lý một khoản tín dụng. Các phòng ban nghiệp vụ liên quan khác đóng vai trò tác nghiệp hệ thống với các
sản phẩm có tính chất tín dụng như L/C, bảo lãnh, chiết khấu chứng từ... cũng tham gia vào quy trình cấp và quản lý tín dụng với cả vài trò đánh giá nhận diện các rủi ro đặc thù liên quan trực tiếp đến nhóm nghiệp vụ phát sinh.
Ba là, hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro được thực hiện độc lập ở các chi nhánh. Mỗi giám đốc chi nhánh tự đưa ra phán quyết tín dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
b. Mô hình kiểm soát RRTD:
Cơ chế kiểm soát RRTD là cơ chế theo dõi, trách nhiệm kiểm tra của các chủ thể có quyền theo dõi đối với hoạt động tín dụng để đưa ra nhận định, phê phán đánh giá về RRTD của ngân hàng. Để thực hiện được chức năng giám sát hoạt động tín dụng, chủ thể có quyền giám sát phải sử dụng các công cụnhất định, đó là các hoạt động thanh tra, kiểm soát, trong đó thanh tra: Là tác động của cơ quan giám sát lên đối tượng bị giám sát để xem xét, phát hiện, ngăn chặn các hành vi của đối tượng trái với các quy định cho phép; kiểm tra: là hoạt động thường xuyên của cơ quan giám sát đối với đối tượng bị giám sát nhằm đảm bảo cho các hoạt động của đối tượng được diễn ra theo đúng quy định.
(1) Mô hình QTRRTD theo cơ chế kiểm soát đơn
Mô hình QTRRTD theo cơ chế kiểm soát đơn là là mô hình QTRR được tổ chức theo cơ chế hoạt động tồn tại duy nhất sự kiểm soát của cơ quan kiểm tra, kiểm soát nội bộ bên trong ngân hàng; cơ quan thanh tra của NHNN và mà không có chịu sự kiểm soát cơ quan kiểm toán của bên thứ 3 và giám sát của thị trường. - Đặc điểm của mô hình quản trị rủi ro theo cơ chế kiểm soát đơn
Về cơ cấu tổ chức, cơ chế kiểm soát đơn thực hiện công tác kiểm soát thông qua kiểm soát của thanh tra NHNN và bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM. Thanh tra NHNN tổ chức giám sát các NHTM qua hai hình thức chủ yếu là (i) Thanh tra tại chỗ (ii) Giám sát từ xa. Bộ phận kiểm soát nội bộ của NHTM bao gồm kiểm tra, kiểm toán nội bộ và phòngQLRRTD thuộc khối QTRR của NHTM.
Về phương thức kiểm soát, mô hình QTRRTD theo cơ chế kiểm soát đơn chủ yếu là giám sát qua hệ thống các văn bản, các báo cáo giám sát từ xa của cơ quan
Thanh tra NHNN. Tuy nhiên, do kết luận thanh tra chỉ là kết quả duy nhất của cơ quan Thanh tra NHNN nên kết quả đưa ra còn mang nặng ý kiến chủ quan từ phí cơ quan quản lý nhà nước mà không được kiểm tra lại bởi một cơ quan thứ hai độc lập nên tính chính xác và hiệu quả cảnh báo rủi ro chưa thực sự cao như kỳ vọng.
- Ƣu nhƣợc điểm
Ưu điểm:Mô hình QTRRTD theo cơ chế kiểm soát đơn chỉ dựa vào kiểm soát nội bộ bên trong NHTM và cơ quan thanh tra của NHTW nên chi phí về kiểm soát, kiểm tra ít tốn kém, gọn nhẹ.
Nhược điểm:Mô hình QTRRTD theo cơ chế kiểm soát đơn có nhiều nhược điểm: Một là, việc kiểm soát chỉ giới hạn ở 2 đơn vị sẽ dẫn đến tình trạng “vừa đánh trống vừa thổi kèn”, cơ quan thanh tra vừa ban hành quy định an toàn vừa là cơ quan đi kiểm tra, do đó không mang tính khách quan. Hai là, hiệu quả giám sát kém do không có tính minh bạch, công khai, và thiếu vắng vai trò vô hình của thị trường.
(2) Mô hình QTRRTD theo cơ chế kiểm soát kép
- Khái niệm: Mô hình QTRRTD theo cơ chế kiểm soát kép là mô hình QTRRđược
tổ chức theo cơ chế hoạt động tồn tại đồng thời cả hai sự kiểm soát của (1) cơ quan kiểm tra, kiểm soát nội bộ bên trong ngân hàng và (2) cơ quan thanh tra của NHNN, kiểm toán của bên thứ 3, giám sát của thị trường.
- Đặc điểm: Về cơ cấu tổ chức: Mô hình “ thế kiềng ba chân” cho thấy ngoài sự giám sát của thanh tra NHNN, kiểm soát ngoài hệ thống còn có hệ thống giám sát vô hình dựa trên nguyên tắc thị trường. Do đó, mô hình QTRRTD theo cơ chế kiểm soát kép sẽ bao gồm:
Sự giám sát của thanh tra NHTW: Đây là cơ quan kiểm soát hoạt động RRTD đầu tiên. Thanh tra NHTW sẽ giám sát các NHTM dựa trên hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro và giám sát từ xa. Hoạt động giám sát của thanh tra sẽ mang tính thị sát những nơi nào có dấu hiệu rủi ro và tiềm ẩn rủi ro, từ đó sẽ đưa ra những cảnh báo sớm cho ngân hàng hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Hiện nay, báo cáo giám sát CAMELS được các thanh tra, giám sát viên lựa chọn phổ biến trong đánh giá mức độ rủi rođối với ngân hàng. Mô hình CAMELS dựa trên kết quả đánh giá của 6 cấu phần chủ yếu gồm:
C – Mức đảm bảo vốn, A – Chất lượng tài sản có, M – Quản lý,
E – Thu nhập,
L – Mức độ thanh khoản, S – Độ nhạy cảm rủi ro.
Sự giám sát của các cơ quan bên ngoài như Ủy ban giám sát tài chính, Bộ tài chính, các cơ quan kiểm toán trực thuộc bộ tài chính, các cơ quan kiểm toán độc lập như KPMG, Ernst Young, các tổ chức xếp hạng tín dụng như S&P, Moody’s. Các cơ quan này sẽ đưa ra các báo cáo cảnh báo định kỳ để giám sát TCTD. Các báo cáo sẽ đưa ra quan điểm đánh giá độc lập về tình hình tài chính của ngân hàng và sẽ dùng cho cổ đông, người gửi tiền, người cho vay khác.
Cơ chế kiểm soát của thị trường: Sự kiểm soát của thị trường phản ánh thông qua sự giám sát của cổ đông đối với ngân hàng. Theo nguyên tắc cơ bản của OECD về quản trị doanh nghiệp, cổ đông có các quyền chính: (I) Đảm bảo các phương thức để đăng kí quyền sở hữu; (II) Mua, bán, chuyển nhượng cổ phần; (III) Tham dự và bỏ phiếu tại đại hội đồng cổ đông; (IV) Nhận được thông tin về doanh nghiệp đúng hạn; (V) Chia sẻ lợi nhuận. Như vậy, cổ đông sẽ tham gia sát ngân hàng thông qua việc nắm các thông tin về hoạt động của ngân hàng. Hoạt động giám sát của thị trường tuy không mang tính cưỡng chế nhưng góp phần làm tăng tính minh bạch của hoạt động ngân hàng.
Hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ của Ngân hàng: Đây chính là cơ quan duy nhất của ngân hàng, là bộ phận trợ giúp đắc lực của Hội đồng quản trị, liên tục theo dõi các hoạt động tín dụng của Ngân hàng mình, kiểm tra quy trình hoạt động tín dụng và đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro.
Về phương thức kiểm soát: Mô hình QTRRTD theo cơ chế kiểm soát kép sẽ kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ của Thanh tra NHTW, sự giám sát của các cơ quan bên ngoài, cơ chế kiểm soát trực tiếp của bộ phận kiểm soát nội bộ của ngân hàng, và cơ chế kiểm soát trực tiếp của thị trường. Cụ thể như sau:
Sơ đồ 1.2: Mô hình QTRRTD theo cơ chế kiểm soát kép
- Ưu nhược điểm
Ưu điểm: Một là, do tính kiểm tra chéo nhau, mô hình QTRRTD theo cơ chế kiểm soát kép đảm bảo rủi ro được rà sóat nhiều lần, và đây là cơ sở để các ngân hàng hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Hai là, mô hình có sự kiểm soát của thị trường, đây là một thành tố kiểm soát rất tự nhiên, phản ánh tính chân thực, rõ ràng, minh bạch trong thông tin.
Nhược điểm: Nếu mô hình được phát triển ở thị trường tài chính phát triển thì rất thuận lợi, phản ánh hiệu quả của việc kiểm soát cao. Nhưng đối với các nước tuy đã có mặt các cơ quan kiểm soát bên ngoài nhưng chỉ mang tính hình thức, thì hoạt động kiểm soát chồng chéo dễ gây lãng phí, mất thời gian và công sức.