Xâydựng chiếnlược quản trịrủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ngành xây dựng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh TP hà nội (Trang 26 - 28)

1.3. Nội dung quản trịrủi ro tín dụng

1.3.1. Xâydựng chiếnlược quản trịrủi ro tín dụng

Theo các khuyến nghị về QTRRTD tại các NHTM của các tổ chức quốc tế mà được quy chuẩn thành các thông lệ quốc tế về khung QTRRTD, các nguyên tắc mà NHTM xây dựngđề án chiến lược và khung chính sách QTRR là: (i) Chấp nhận và QTRR trong giới hạn cho phép (tuyên bố khẩu vị rủi ro); (ii) Sự đánh đổi giữa thu nhập kỳ vọng và mức độ rủi ro (risk – return tradeoff); (iii) Nguyên tắc phân tán rủi ro bằng đa dạng hóa danh mục; (iv) Tính phù hợp của chiến lược QTRR trong tổng thể định hướng chiến lược chung của NHTM; (v) Quan hệ tương quan giữa các loại rủi ro (rủi ro này phát sinh có tiềm ẩm rủi ro khác phát sinh sau đó); (vi) Tính độc lập: bộ phận QTRR hoạt động độc lập, trực thuộc HĐQT và báo cáo trực tiếp lên HĐQT; (vii) Tính liên tục: Đảm bảo khả năng ứng phó với các thay đổi liên tục của thị trường; (viii) Tính cần thiết khi triển khai cải tiến mới một sản phẩm và/hoặc bổ sung đa dạng hóa danh mục của NHTM.

Các nguyên tắc này cũng đã được Ủy ban Base quy định cụ thể bằng văn bản trong văn kiện Basel II hiện đang được chấp nhận áp dụng rộng lãi tại nhiều quốc gia, bao gồm: (i) Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: Yêu cầu xem xét đánh giá RRTD phải là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng (mức độ chấp nhận rủi ro, tỷ lệ nợ xấu), trên cơ sở đó phát triển các chính sách nhằm phát hiện, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, đối với từng khoản cấp tín dụng cụ thể và nâng lên tầm soát rủi ro của cả danh mục đầu tư; (ii) Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (xác định thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng tiềm năng, điều kiện cấp tín dụng) nhằm xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp cho từng loại khách hàng trên cơ sở các thông tin định lượng, định tính, kết quả XHTD nội bộ đối với khách hàng. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong đề xuất tín dụng, phê duyệt và sửa đổi tín dụng, có sự phân tách nhiệm vụ rạch ròi giữa các bộ phận có liên quan đến công tác tín dụng. Việc cấp tín dụng cần tuân thủ nguyên tắc cẩn trọng trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên; (iii) Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tín

dụng phù hợp. Tuỳ theo quy mô của từng ngân hàng để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp, kịp thời nắm bắt các thông tin từ phía khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện các cam kết để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cũng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ xấu. Vì thế, chính sách quản lý RRTD của ngân hàng phải chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

- Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro: Ngân hàng cần xác định được tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của ngân hàng để từ đó đưa ra “khẩu vị rủi ro” - mức độ rủi ro có thể chấp nhận được - để từ đó hoạch định chiến lược quản trị rủi ro phù hợp. Chiến lược quản trị rủi ro phải trả lời được giải quyết được các vấn đề quan trọng: Thái độ của ngân hàng đối với RRTD; Mức độ chấp nhận RRTD của ngân hàng; Năng lực QTRRTD của ngân hàng.

- Xây dựng chính sách QTRRTD: Để thực thi Chiến lược quản trị rủi ro, trong từng thời kỳ, Ban điều hành đưa ra các chính sách QTRRTD là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng. Chính sách QTRR cũng quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ, trích lập dự phòng. Chính sách phải vạch ra cho cán bộ tín dụng phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn.

+ Mức ủy quyền phán quyết là hạn mức tín dụng tối đa mà hội sở chính giao cho chi nhánh được toàn quyền quyết định.

+ Giới hạn rủi ro là mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được để đảm bảo đạt được mức lợi nhuận tương ứng.

+ Quản trị danh mục cho vay

Ngân hàng phải thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Trên cơ sở danh mục cho vay, ngân hàng tiến hành phân loại nợ để phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ trong hạn, nợ cần đặc biệt lưu ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần hết

sức lưu ý đến các khoản nợ đặc biệt chú ý vì khi có biến động bất lợi xảy ra đối với hoạt động cho vay của ngân hàng, các khoản này dễ bị chuyển thành nợ xấu. Ngân hàng đưa ra các biện pháp quản trị các khoản nợ trên để đảm bảo chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kỳ và đặc biệt. Báo cáo định kỳ có thể bao gồm các báo cáo liên quan đến các nội dung sau: Nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dư nợ lớn nhất; phân tích danh mục tín dụng, các trường hợp ngoại lệ (ví dụ vượt hạn mức); các khoản nợ xấu và khó đòi; các dấu hiệu cảnh báo sớm, dự phòng cho từng khoản dư nợ đơn lẻ, lợi nhuận cho từng khách hàng và sản phẩm, nhật ký theo dõi các khoản vay.

+ Rà soát chính sách quản trị rủi ro theo từng thời kỳ

Chính sách QTRRTD với mục tiêu mở rộng tín dụng đồng thời hạn chế RRTD nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Chính sách QTRRTD nhằm hạn chế rủi ro như: chính sách tài sản đảm bảo, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợ… Chính sách QTRRTD là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng. Chính sách phải giúp cho cán bộ tín dụng phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn. Điều này tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. - Xây dựng phương án quản lý và theo dõi thực hiện tín dụng phù hợp:Để kịp thời nắm bắt các thông tin từ phía khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện các cam kết để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cũng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ xấu. Vì thế, chính sách quản lý RRTD của ngân hàng phải chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Tuỳ theo quy mô của từng ngân hàng để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ngành xây dựng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh TP hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)