1.4. Đánh giáhoạt đông quản trị RRTD
1.4.2. Đánh giá năng lực quản trị RRTD
Theo mô hình nhân tố năng lực quản trị của Tom Peters và Robert Waterman, các nhóm yếu tố cấu thành nên năng lực quản trịcủa doanh nghiệpbao gồm: (1) Chiến lược và chính sách–Strategy; (2) Bộ máy tổ chức - Structure; (3) Hệ thống công nghệ, công cụ đo lườnggiám sát rủi ro - Systems; (4) Cơ chế giám sát thực hiện chính sách - Supervion; (5)Nguồn nhân lực – Staffs. Cụ thể như sau:
Hình 2.1: Mô hình nhân tố năng lực quản trị
Nguồn: T.Peters & R.Waterman (1) Chiến lược và chính sách quản trị - Strategy
Chiến lược quản trị định hướng rõ ràng mục tiêu, định hướng dài hạncho ngân hàng, xây dựng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng đối với các đối thủcạnh tranh.Chính sách quản trị bao gồm việc phân định trách nhiệm rõ ràng giữacác bộ phận, quy định thẩm quyền ra quyết định.Như vậy, nhân tố chiến lược và chính sách được xem xét trên các nhóm tiêu chí:(i) Khả năng hoạch định chiến lược kinh doanh có tầm chiến lược;
Chiến lược và chính sách
Bộ máy tổ chức
Hệ thống công nghệ, công cụ đo lường giám sát rủi
ro Cơ chế giám sát
thực hiện chính sách Nguồn nhân lực
(ii) Khả năng xâydựng chính sách phù hợp; (iii) Khả năng xây dựng mô hình tổ chức hiệu quả và (iv)Khả năng tuân thủ các quy trình nghiệp vụ thống nhất toàn hệ thống.
(2) Bộ máy tổ chức – Structure
Bộ máy tổ chức luôn là công cụ quan trọng nhất để các nhà lãnh đạo thôngqua đó tiến hành quản trị điều hành theo mô thức đã được lựa chọn. Nói cách khác,khả năng xây dựng mô hình tổ chức, thông qua mô hình tổ chức có thể đánh giá khảnăng, chất lượng hoạt động quản trị của ngân hàng.Nguyên tắc chung để xây dựng bộ máy tổ chức hiệu quả là phải thực hiệntách biệt giữa chức năng hoạch định chiến lược (HĐQT), chức năng tổ chức điềuhành (Ban giám đốc) và chức năng kiểm tra giám sát (Ban kiểm soát).
(3) Hệ thống công nghệ, công cụ đo lường,đánh giá rủi ro – Systems
Hệ thống công nghệ và các công cụ đo lường, đánh giá rủi ro đảm bảo quytrình công nghệ hỗ trợ công việc thực hiện hàng ngày của ngân hàng trong giám sát,đo lường, đánh giá rủi ro. Các ngân hàng cần thiết lập và thực hiện quá trình theodõi, giám sát các khoản tín dụng trên danh mục tín dụng. Ngân hàng sử dụng cácmô hình đo lường, giám sát rủi ro danh mục thích hợp.Ngân hàng hình thành hệ thống XHTD để hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro đốivới từng khách hàng. Hệ thống XHTD nội bộ là hệ thống các bộ chỉ tiêu và phương pháp đo lường RRTD của một NHTM. Hệ thốngXHTD bao gồm cả chỉ tiêu định tính và định lượng, yêu cầu các tài liệu, giấy tờ đểtính toán, chấm điểm các khoản cấp tín dụng cho cả khách hàng cá nhân, kháchhàng doanh nghiệp, tính toán yêu cầu vốn cho rủi ro tín dụng.Từ những phân tích trên có thể coi năng lực công cụ đo lường, đánh giá rủiro tín dụng là cần phải có là: (i) Năng lực xây dựng hệ thống XHTD hiệu quả; (ii) Năng lực xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục; (iii) Năng lực xây dựng hệthống phân loại nợ, tài sản đảm bảo; và (iv) Năng lực tính toán vốn.
Nhân tố nền tảng để xây dựng hiệu quả các công cụ đo lường giám sát hiệu quảlà cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Năng lực công nghệ ngân hàng được phản ánh bởi sự tiên tiến của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hoạt động góp phần không nhỏ vào việc quản lý, tăng cườngnăng lực quản lý, kiểm tra, giám sát thông tin của từng khách hàng, từng khoản tín dụng, từng giao dịch tại mọi thời điểm. Hệ thống dữ liệu của ngân hàng được số hóa, bảo mật và xây dựng một cách có tổ chức, kết nối với hệ thống lõi (core-banking), cung cấp thông tin hàng ngày cho các nhà quản trị cũng như
cơ quản quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng.Nhưvậy, nhân tố về hệ thống công nghệ, công cụ đo lường trong hoạt động ngân hàngchính là: (i) Khả năng phản ánh thông tin chính xác, đủ và kịp thời; (ii) Khả năngchạy các công cụ đo lường rủi ro; và (iii) Khả năng lưu trữ, phục vụ công tác nghiêncứu phát triển hệ thống quản trị.
(4) Cơ chế giám sát thực hiện chính sách cấp và quản lý tín dụng– Supervions
Để quản trị tốt rất cần có một bộ máy giám sát theo dõi thực hiện các chiếnlược và chính sách đề ra. Có như vậy, các nhà lãnh đạo mới có được các thông tinkịp thời để điều chỉnh chiến lược và chính sách quản trị rủi ro, phát hiện các loại rủiro mới và kịp thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu. Theo thông lệ QTRR quốc tế,hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là một cấu phần quan trọng trong quản trị ngânhàng, nền tảng của hoạt động an toàn, lành mạnh của NHTM. Nghiên cứu củaMVLCO về mức độ và cơ chế giám sát của bộ máy kiểm toán nội bộ của ngânhàng cho thấy hàng loạt các vụ bê bối tài chính lớn xảy ra trên thế giới trong thờigian qua đều có căn nguyên từ sự yếu kém của bộ máy kiểm toán nội bộ, quy trìnhkiểm tra giám sát chưa theo chuẩn mực của hệ thống KSNB. Những thành phần của một hệthống kiểm tra, KSNB bao gồm:
Thứ nhất, môi trường kiểm soát: Hai hình thức biểu hiện của môi trườngkiểm soát yếu kém là (i) Ban điều hành cấp cao không chú trọng vai trò củahệ thống KSNB trong ngân hàng; (ii) Ban điều hành cấp cao chưa xây dựng được cơ cấu tổchức có quy định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm quản lý.
Thứ hai, đánh giá rủi ro: Hạn chế của KSNB xuất phát từ việc nhận dạng vàđánh giá rủi ro không đầy đủ gây ra các thiệt hại. Trong một số trường hợp, khả năngsinh lời cao của một số khoản đầu tư khiến cho ban điều hành đánh giá rủi ro khôngđầy đủ, soát xét liên tục các hoạt động và thực hiện các biện pháp ứng phó rủi ro, đểđảm bảo hiệu quả hoạt động.
Thứ ba, hoạt động kiểm soát: Nguyên tắc phân công, phân nhiệm được coi làmột trụ cột của hệ thống KSNB. Nguyên tắc phân công, phân nhiệm đòi hỏi việctách bạch các chức năng thực hiện, phê duyệt, bảo quản tài sản và ghi sổ kế toán.
Thứ tư, thông tin và truyền thông đảm bảo hoạt động hiệu quả. Thông tin nộibộ chính xác, kênh truyền thông phản ánh các hành vi sai phạm để có thể xác địnhvà xử lý
Thứ năm, giám sát: Các ngân hàng thiết lập thủ tục kiểm soát, yêu cầu gửibáo cáo định kỳ để phát hiện sớm các sai phạm, ứng phó kịp thời với các hoạt độngrủi ro bất thường.
(5) Nguồn nhân lực – Staffs
Nhân tố nguồn nhân lực trong hoạt động quản trị, quản trị rủi ro ngân hàng cấuthành bao gồm: (i) Khả năng tiếp cận, thu thập tin, dữ liệu, hiểu biết các vấn đề(comprehension); (ii) Khả năng xây dựng các chính sách, quy trình tín dụng theo cácthông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện của ngân hàng (application); (iii) Khả năng phântích (analysis); (iv) Khả năng tổng hợp (synththis); (v) Khả năng đánh giá (evaluation).