2.1. Phƣơng pháp tiếp cận
Nghiên cứu tiếp cận vấn đề QTRRTD đối với DNXD tại VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội trên giác độ quản trị ngân hàng, gồm có 2 giai đoạn: giai đoạn 1, thu thập dữ liệu thứ cấp và phân tích tình hình kết quả hoạt động QTRRTD đối với DNXD tại VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội qua các năm; giai đoạn 2: Thu thập dữ liệu sơ cấp và phân tích thống kê mô tả thông qua khảo sát thực tiễn các khía cạnh QTRRTD đối với các chủ thể tham gia vào quá trình cấp và quản lý tín dụng tại VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội.
Từ đó, nghiên cứu rút ra kết luận về vấn đề nội hàm về thực tiễn hoạt động QTRRTD đối với DNXD tại VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội hiện nay và đề xuất phương hướng giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động QTRRTD đối với DNXD tại đơn vị trong thời gian tới.
Căn cứ theo cơ sở lý luận đã trình bày tại Chương 1 và kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước, các nhóm yếu tố cấu thành nên năng lực quản trị của NHTM được trình bày trong luận văn gồm có: (1) Chiến lược chính sách QTRRTD; (2) Bộ máy tổ chức QTRRTD; (3) Năng lực công nghệ đo lường, đánh giá RRTD; (4) Cơ chế kiểm soát thực hiện chính sách QTRRTD; (5) Năng lực nhân sự. Cụ thể mô hình nghiên cứu đề nghị:
Hình 3.1: Mô hình đánh giá năng lực QTRRTD đề xuất
(Nguồn: Đề xuất của tác giả, 2019)
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Luận văn lựa chọn phương pháp tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu có sẵn về hoạt động kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội trong giai đoạn 2016 - 2018. Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp, được lấy từ các nguồn:
- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội qua các năm.
- Các báo cáo phân tích đánh giá, tình hình hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Bên cạnh đó, tìm kiếm thông tin qua mạng Internet, để truy cập vào các tài liệu, tạp chí và các bài viết có liên quan đến hoạt động cho vay đối với DNXD. Tác giả cũng truy cập vào cơ sở dữ liệu số được công bố của Chính Phủ, Tổng cục thống kê Việt Nam, Ngân hàng nhà nước...
Trên cơ sở nghiên cứu và chọn lọc thông tin trong các tài liệu về tình hình
Chiến lược chính sách QTRRTD Bộ máy tổ chức QTRRTD Năng lực công nghệ đo lường, đánh giá RRTD Cơ chế kiểm soát thực hiện chính sách QTRRTD Năng lực nhân sự
và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với DNXD nói riêng, luận văn đưa ra những số liệu có tính chất phù hợp để từ đó phân tích, đưa ra những đánh giá, nhận định cho việc khái quát về tương quan thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với các DNXD tại chi nhánh trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và xu hướng hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng
2.2.2. Phương pháp thu nhập số liệu sơ cấp a. Chọn mẫu nghiên cứu a. Chọn mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu của nghiên cứu được xác định theo nguyên tắc tối thiểu để đạt được sự tin cậy cần thiết của nghiên cứu. Maccallum và cộng sự (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về cỡ mẫu tối thiểu đối với phân tích thống kê như sau: Theo Kline (1979) con số tối thiểu là 100, Guiford (1954) là 200, Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tưởng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt,1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Căn cứ theo những quy tắc kinh nghiệm trong xác định kích cỡ mẫu cho phân tích thống kê thường ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần câu hỏi khảo sát. Do vậy, với 22 câu hỏi khảo sát thì bản ghi khảo sát thực hiện đánh giá tối thiểu là 110 phiếu hợp lệ và đối tượng được khảo sát là các cán bộ công nhân viên ngân hàng của VietinBank hiện đang làm việc tại các bộ phận liên quan, nằm trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng cho DNXD. Cụ thể, các cán bộ đang được giao nhiệm vụ quản lý các khách hàng là DNXD có quan hệ tín dụng tại chi nhánh như chuyên viên/chuyên viên cao cấp QHKH (đối với nhóm nhiệm vụ thẩm định, đề xuất cấp tín dụng), chuyên viên 1/chuyên viên 2 HTTD (đối với nhóm nhiệm vụ QTRRTD và tác nghiệp giải ngân), chuyên viên TTTM/chuyên viên cao cấp (đối với tác nghiệp liên quan đến hoạt động bảo lãnh) và các lãnh đạo phòng ban liên quan.
b. Xây dựng bảng câu hỏi
Nghiên cứu trình bày trong luận văn được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn và thảo luận lấy ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội và các phòng ban hỗ trợ nghiệp vụ thuộc VietinBank - TSC. Mục tiêu của phỏng vấn và thảo luận này nhằm mục đích khám
phá, hiệu chỉnh các câu hỏi khảo sát thang đánh giá và nhận diện các thuộc tính phản ánh năng lực quản trị rủi ro tín dụng đối vớiDNXD của VietinBank, đồng thời đây cũng là cơ sở cho quá trình nghiên cứu khảo sát trên quy mô lớn hơn.
Nhằm đảm bảo nghiên cứu được bao quát các vấn đề liên quan đến mục tiêu nghiên cứu và nhằm đảm bảo độ tin cậy trong quá trình xây dựng các câu hỏi khảo sát trong nghiên cứu, tác giả tập trung lựa chọn các khái niệm nghiên cứu xoay quanh các cấu phần tác động đến năng lực quản trị rủi ro tín dụng đối vớiDNXD. Các hệ thống thang đo cấp bậc thường được sử dụng trong các nghiên cứu là thang đo Stapel và thang đo Likert, tuy nhiên thang đo Likert phổ biến hơn do việc sử dụng một dãy số dương, thuận tiện cho việc tính toán và ít nhầm lẫn trong trả lời của đối tượng khảo sát. Nghiên cứu này cũng sử dụng thang đo Likert, để đảm bảo tính chính xác tác giả lựa chọn thang đo Likert 5 điểm cho tất cả các câu hỏi khảo sát.
Cụ thể các bước nghiên cứu:
Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để xây dựng nên bảng câu hỏi ban đầu.
Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được thảo luận, tham khảo các chuyên gia về lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.
Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử (thu thập 30 mẫu).
Bước 4: Phân tích thảo luận nhóm, và phỏng vấn để loại bỏ các mục hỏi không phù hợp. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi chính thức.
Mô hình nghiên cứu đề xuất trong luận văn, các biến quan sát dùng để diễn tả khái niệmnghiên cứu đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm với sự lựa chọn từ 1 đến 5 như sau:
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý.
3. Phân vân. 4. Đồng ý.
Bảng 2.1. Các câu hỏi khảo sát
STT Thành phần
1 Chiến lược chính sách QTRRTD
CS1 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội có chiến lược, mục tiêu QTRRTD trung dài hạn đối với hoạt động cấp tín dụng và cho vay DNXD
CS2 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội có chính sách QTRRTD trong cấp tín dụng và cho vay phù hợp với DNXD
CS3 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn ngưỡng QTRRTD trong cấp tín dụng và cho vay đối với DNXD rõ ràng CS4 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội xây dựng hạn mức tín dụng chung và
phân quyền QTRRTD rõ ràng cho các cấp phê duyệt trong cấp tín dụng và cho vay đối với DNXD.
CS5 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội có ủy quyền phê duyệt tín dụng phân cấp rõ ràng
2 Bộ máy tổ chức QTRRTD
QT1 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội tách biệt 3 vai trò: Người đánh giá – Người Thẩm định – Người phê duyệt trong quy trình cấp tín dụng (P.KH/PGD)
QT2 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội tổ chức chuyên môn hóa chức năng rà soát trước giải ngân và tác nghiệp theo mô hình hỗ trợ tín dụng (HTTD) QT3 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội có tác biệt vai trò kiểm tra giám sát sau
cho vay hoạt động độc lập (P.Tổng hợp)
QT4 Mô hình Hội đồng tín dụng Chi nhánh để phê duyệt cấp tín dụng và cho vay đối với DNXD sẽ khách quan hơn trong QTRRTD
3 Năng lực công nghệ đo lường, đánh giá RRTD
MK1 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội áp dụng hệ thống XHTD phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời năng lực của DNXD trong đánh giá cấp tín dụng và cho vay
MK2 VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn, đáp ứng điều kiện sử dụng các công cụ đo lường.
MK3 VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội thực hiện làm sạch, lưu trữ dữ liệu số hóa phục vụ nghiên cứu khai phá Bigdata trong QTRRTD.
MK4 Vietinbank – Chi nhánh TP Hà Nội kiểm soát tốt giá trị tài sản có rủi ro tín dụng (RWA) đảm bảo ngưỡng an toàn theo định hướng của toàn hàng
4 Cơ chế kiểm soát thực hiện chính sách QTRRTD
KS1 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội thường xuyên tổ chức rà soát đánh giá danh mục tín dụng của chi nhánh và thực hiện cảnh báo sớm RRTD
KS2 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội định kỳ tổ chức kiểm kê TSBĐ của chi nhánh và thực hiện cảnh báo sớm các trường hợp TSBĐ không đủ điều kiện KS3 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội định kỳ tổ chức rà soát đánh giá tỷ lệ
khấu trừ TSBĐ và phân loại nợ theo đúng quy định
ngân với đối tượng vay vốn của DNXD và báo cáo Ban giám đốc (định kỳ hoặc đột xuất)
5 Năng lực nhân sự
NS1 Ban lãnh đạo VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội quan tâm đến xây dựng chiến lược quản trị RRTD đối với danh mục cho vay DNXD
NS2 Ban lãnh đạo VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội có kinh nghiệm tổ chức mô hình quản trị RRTD đối với danh mục cho vay DNXD
NS3 Đội ngũ nhân viên VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội có nền tảng kiến thức về nhận diện và tầm quan trọng của kiểm soát RRTD đối với DNXD NS4 Đội ngũ nhân viên VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội có khả năng tổng
hợp, phân tích đánh giá tốt về nhận diện, kiểm soát RRTD đối với DNXD NS5 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo,
trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm nhận diện RRTD đối với DNXD
Nguồn:Basel II (2004), tác giả tổng hợp đánh giá
2.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu
2.3.1. Phân tích xử lý số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp sau khi thu thập từ các tài liệu đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam sẽ được tổng hợp theo chuỗi thời gian từ các báo cáo nội bộ, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước . Đồng thời, tổng hợp và sàng lọc từ các báo cáo, thông tin quan sát trực tiếp ở VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội để thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận văn.
2.3.2. Phân tích xử lý số liệu sơ cấp
Dữ liệu khảo sát được thu thập bằng hình thức gửi emailphiếu khảo sát cho các cán bộ, lãnh đạo của VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội và các phòng ban hỗ trợ thuộc VietinBank - TSC hiện đang làm việc tại các bộ phận liên quan, nằm trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng và cho vay đối với DNXD; cho đến khi thu đủ số trả lời bằng cỡ mẫu cần thiết thì dừng lại.Mẫu thu thập được sẽ được phân tích bằng thống kê mô tả theo các đấu hiệu phân biệt đã được định sẵn. Cụ thể:
Trung bình mẫu (mean) là một đại lượng mô tả thống kê mô tả, được tính bằng lấy tổng giá trị của toàn bộ các quan sát trong mẫunghiên cứu chia cho số lượng các quan sát trong mẫu nghiên cứu.
Số trung vị (median) là một giá trị tách giữa nửa lớn hơn và nửa bé hơn của một phân bố xác suất thông kê. Nó là giá trị giữa trong một phân bố xác xuất, mà số
bằng nhau. Điều đó có nghĩa rằng 1/2 mẫu nghiên cứu sẽ có các giá trị nhỏ hơn hay bằng số trung vị, và một nửa quần thể sẽ có giá trị bằng hoặc lớn hơn số trung vị.
Độ lệch chuẩn là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một mẫu nghiên cứu đã được lập thành bảng tần số, bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai. Nếu gọi X là giá trị của một quan sát, m = E(X) là trung bình động của X, S là phương sai, d là độ lệch chuẩn thì độ lệch chuẩn sẽ được tính toán như sau: S = E[(X – m)2] d = Căn bậc hai của S.
Tần suất và biểu đồ phân bổ tần suất, tần suất là số lần suất hiện của biến quan sát trong tổng thể, giá trị các biến quan sát có thể hội tụ, phân tán, hoặc phân bổ theo một mẫu hình nào đó, quy luật nào đó.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2018
3.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội
3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập năm 1988, sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là Ngân hàng thương mại giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. VietinBank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1.000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm , có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ , Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò. VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới, ngoài ra, VietinBank có quan hệ đại lý với trên 900 định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Đồng hành cùng sự phát triển của VietinBank, VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội là một trong các chi nhánh chủ chốt trong hệ thống kênh phân phối cụm phía Bắc, hoạt động và hạch toán theo mô hình đơn vị trực thuộc. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 11/08/2009 với giấy phép hoạt động kinh doanh số: 0100111948-001 ngày 11/08/2009 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp.
Địa chỉ: số Số 6, Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội được thành lập với mục đích mở rộng mạng lưới kênh phân phối, tăng thi phần cho VietinBank trên địa bàn Hà Nội, chủ yếu tập trung tại khu vực 4 Quận trung tâm(Q. Hoàn Kiếm, Q. Đống Đa, Q.Ba Đình, Q. Thanh Xuân) với 16 Phòng Giao dịch trực thuộc gồm:
Bảng 3.1: Các phòng giao dich trực thuộc VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội
Tên Phòng Giao Dịch Địa Chỉ
PGD 94B Trần Hưng Đạo 94B Trần Hưng Đạo, TP Hà Nội PGD Lê Thánh Tông 29 Lê Thánh Tông, TP Hà Nội PGD 3 Ngô Thì Nhậm 54 Ngô Thì Nhậm, TP Hà Nội PGD Lê Trạch 75B Định Tiên Hoàng, TP Hà Nội PGD Đinh Tiên Hoàng 29 Đinh Tiên Hoàng, TP Hà Nội PGD Phố Huế 270 Phố Huế, TP Hà Nội
PGD Lò Sũ 12 Lò Sũ, TP Hà Nội
PGD Quang Trung 2F Quang Trung, TP Hà Nội PGD La Thành 919 La Thành, TP Hà Nội PGD 108 Trần Hưng Đạo 108 Trần Hưng Đạo, TP Hà Nội PGD Lý Nam Đế Số 8 Lý Nam Đế, TP Hà Nội PGD Xã Đàn 210 Xã Đàn, TP Hà Nội PGD Tràng Tiền 66 Tràng Tiền, TP Hà Nội
PGD Triệu Việt Vương 180 Triệu Việt Vương, TP Hà Nội PGD Bà Triệu 55 Bà Triệu, TP Hà Nội
PGD Royal City Hà Nội R6 TTTM Vincom, Thanh Xuân, TP Hà Nội
Nguồn: Ban Giám Đốc VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội