3.4.1 .Những kết quả đã đạt được
4.3. Kiến nghị
4.3.2. Kiến nghị với Ngânhàng nhà nước
- NHNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC), đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về dư nợ và các cam kết ngoại bảng, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng. Đồng thời, NHNN là cơ quan chủ quản phối hợp các cơ quan ban ngành khác như Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, ...xây dựng dựng bộ thông tin dữ liệu doanh nghiệp quốc gia toàn diện, làm cơ sở trong hoạch định chính sách cho vay theo từng lĩnh vực kinh tế và đánh giá kịp thời, nhanh chóng và toàn diện năng lực doanh nghiệp trong nước trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu.
- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động của các TCTD, trong đó tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay của các NHTM. NHNN kiên quyết chỉ ra các khuyết điểm còn tồn tại và nghiêm túc xử lý các trường hợp sai phạm gây tổn thất và thiệt hại cho các bên liên quan, đồng thời tích cực phối hợp, cung cấp thông tin cho các cơ quan hữu quan khác để có phương án phối hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong từng tình huống cụ thể.
- NHNN theo dõi diễn biến thị trường tiền tệ quốc tế, cũng như các biến động trong nước, phân tích ảnh hưởng và dự báo biến động các biến số kinh tế vĩ mô làm cơ sở xây dựng các chính sách tiền tệ - tài khóa phù hợp. Đồng thời, nghiên cứu cải tiến và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn dưới luật về các sửa đổ, bổ sung trong các quy định quản lý tài chính tiền tệ quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng.
Trong đó, đối với một số văn bản quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng thương mại như thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 36, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, một số nội dung của văn bản này đã thể hiện sự bất cập: Khoản tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức (trừ Kho bạc Nhà nước) không được tính vào nguồn vốn huy động được sử dụng để cấp tín dụng. Trong thực tế, nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức các ngân hàng là tương đối dồi dào, số dư bình quân rất lớn và khá đều hàng năm; vì vậy, việc không tiếp tục được sử dụng nguồn vốn này để cho vay sẽ làm giảm đáng kể nguồn vốn khả dụng của NHTM, đặc biệt là các ngân hàng lớn như VietinBank. Do đó, đề nghị NHNN tiếp tục có những sửa đổi thông tư 36 theo hướng phù hợp với thực tế hoạt động của các NHTM hơn, cụ thể là: Cho phép NHTM được sử dụng từ 30% đến 50% số dư bình quân nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức để cho vay
4.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ
- Kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật và dưới luật liên quan đến hoạt động xây dựng:
Hiện tại, hệ thống văn bản pháp luật và dưới luật liên quan đến hoạt động xây dựng còn có những văn bản còn chồng chéo lên nội dung, chưa thống nhất và cũng chưa phù hợp với những thay đổi thực tế hiện tại của môi trường đầu tư. Do vậy, cần thiết phải có những sự phối hợp đồng bộ và thống nhất giữa các bộ ngành trong việc ban hành các văn bản luật và thông tư hướng dẫn cụ thể về hoạt động xây dựng dựng. Thực hiện phân cấp phê duyệt và quản lý đầu tư rõ ràng, quy định rõ trách nhiệm của từng khâu trong việc công tác quản lý về xây dựng.
- Cải cách tinh gọn thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Cần từng bước thực hiện tách chức năng quản lý thực hiện ra khỏi chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước, nhằm xoá bỏ quy trình khép kín trong phê duyệt và quản lý dự án đầu tư, từ khẩu lập phương án, thẩm định, phê duyệt đến tổ chức đấu thầu, thi công,... tất cả đều thuộc sự quản lý, kiểm tra, giám sát của cùng một Bộ, ngành. Để nhất quán trong thẩm định, đánh giá phương án đầu tư và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cần thông nhất hệ các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hiện đại, phù hợp với trình độ, năng lực thi công xây dựng và tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại.
- Tăng cường thẩm định và kiểm tra,giám sát chặt chẽ các công trình đang thực hiện và dự định thực hiện
Có nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển thuộcNSNN đảm bảo tiến độ và hiệu quả của phương án đầu tư. Ngăn chặn tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, kiên quyết từ chối đầu tư đối với các dự án chưa thực hiện đầy đủ giai đoạn khảo sát dự án, chưa có phương án chuẩn bị nguồn vốn thực hiện dự án. Hạn chế tình trạng các công trình đầu tư dở dang, kéo dài, gây thất thoát lãng phí hoặc lỗi thời, không phát huy hiệu quả đầu tư.
- Chỉnh chu và thực hiện hiện dứt điểm trong công tác giải phóng mặt bằng:
+ Bổ sung, sửa đổi qui định của nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng xây dựng: Cần có các điều khoản bắt buộc về phương án tái định cư cho người bị
thu hồi quyền sử dụng đất, đồng thời bảo đảm các điều kiện sống và sinh hoạt trong thời gian chưa được tái định cư. Trường hợp quyền sử dụng đất thu hồi để phục vụ mục đích SXKD, cần phải có các điều khoản quy định người nhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm tuyển dụng một số lao động tại địa phương vào làm việc và đào tạo nghề phù hợp.
+ Kiên quyết thực hiện cưỡng chế và có khung chế tài rõ ràng đối với những cá nhân, tổ chức cản trở công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng thi công, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tư và an toàn xã hội.
- Đẩy nhanh phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, minh bạch hóa tình hình hoạt động SXKD và tình hình tài chính của nhóm các doanh nghiệp này.
Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, lỗ luỹ kế lớn và khó khăn về tài chính, có doanh nghiệp đã mất hết vốn nhà nước nên việc khắc phục tình trạng trên là điều không dễ dàng. Mà trong khi đó, dư nợ tồn đọng tại các TCTD của nhóm các doanh nghiệp này còn khá lớn, đặc biệt là phân nhóm các DNXD. Vì vậy, chủ trương minh bạch hóa tình hình hoạt động SXKD và tình hình tài chính của nhóm các doanh nghiệp này là nhiệm vụ vô cùng cấp bách trong giai đoạn hiện nay, và nhận được sự chỉ đạo vô cùng sát xao từ Thủ tướng Chính phủ. Đây là một mắt xích quan trọng cần tháo gỡ trong đề án tái cơ cấu hoạt động các TCTD gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2 từ nay đến 2025. Chính vì vậy, trong giai đoạn sắp tới, các cơ quan ban ngành cần phải kiên quyết có phương án tái cơ cấu, tổ chức lại đối với các doanh nghiệp có tình hình SXKD yếu kém, không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, không có phương án kinh doanh khả thi theo các hình thức cổ phần hóa, mua bán sát nhập, chuyển nhượng hoặc là cho tuyên bố phá sản – giải thể hoạt động.
KẾT LUẬN
Quản lý rủi ro tín dụng nói chung và QTRRTD đối với DNXD nói riêng là vấn đề mà tất cả các NHTM luôn chú trọng. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội có nền tảng và kế thừa kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tư phát triển thì việc QTRRTD đối với DNXD là vấn đề tất yếu và cần thiết của ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay của Ngân hàng đã phần nào được cải thiện. Song, việc tăng cường QTRRTD đối với DNXD vẫn còn nhiều vướng mắc, tồn tại.
Nhận thức được những hạn chế đó, trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay, rủi ro và QTRRTD đối với DNXD của NHTM.
Thứ hai, phân tích thực trạng QTRRTD đối với DNXD tại VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội. Đồng thời, kết quả phân tích đánh giá mẫu nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm thành tố phản ánh năng lực QTRRTD đối với DNXD tại VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội được đánh giá cao lần lượt là Bộ máy tổ chức QTRRTD, Năng lực công nghệ đo lường, đánh giá RRTD, Chiến lược chính sách QTRRTD, Năng lực nhân sự (xấp xỉ điểm 4), đồng thời, sự khác biệt giữa các ý kiến trả lời của những người tham gia khảo sát là không đáng kể (độ lệch chuẩn xấp xỉ mức 0.7). Từ đó, chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần tiếp tục giải quyết.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay đối với DNXD tại VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội. Đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với chính phủ và NHNN.
Với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, mặc dù tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay đối với DNXD không phải là vấn đề mới nhưng là vấn đề phức tạp; trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong thầy cô và những người quan tâm góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. David Cox,1997. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại (bản dịch).Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
2. Phan Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thu Thảo, 2006.Ngân hàng thương mại.Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
3. Fredric S.Mishkin, 2001.Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính(bản dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
4. Lê Xuân Nghĩa, 2013. Tái cấu trúc ngân hàng thương mại – Nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân năm 2013.
5. Tô Kim Ngọc, 2004.Giáo trình lý thuyết tiền tệ - ngân hàng.Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
6. Nguyễn Thúy Linh, 2017. Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội
7. Nguyễn Thị Mường Pha, 2017. Phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Quảng Nam.
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. 8. Lê Hoàng Sang, 2018. Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cổ phần Á Châu - chi nhánh Hà Tĩnh. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Thao, 2017. Một số giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hòa Bình. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2018. Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
11. Nguyễn Hồ Thủy Tiên, 2015. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Khu kinh tế mở Chu Lai - Quảng Nam. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.
TIẾNG ANH
1. World Bank, Taking Stock, 2016. An Update on VietNam’s economic developments and reforms, Report for Consultative Group meeting for VietNam, 2010-2016.
2. H.Greuning & S.Bratanovic, 2009. Analyzing Banking Risk, A framework for Assessing Corporate Governence and Financial Risk, tái bản lần 3 năm 2009
3. Wang, 2013. Credit risk management in rural commercial banks in China. University Edinburgh Napier.
4. Li,.2015. Credit risk management in the current competitive condition in the Chinese banking industry. University of Wales Institute
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHẦN I: GIỚI THIỆU
Xin chào các Anh/Chị!
Tôi là học viên cao học của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi đang tiến hành một nghiên cứu về “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ngành xây
dựng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội”.
Trước tiên, tôi rất hân hạnh được đón tiếp và thảo luận với các anh/chị về chủ đề này.
Và dưới đây là một số lời bình về “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
ngành xây dựng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội” và sự quan tâm của các anh. chị về dịch vụ trong thời gian tới. nếu anh.
chị hoàn toàn không đồng ýđánh dấu (X) vào ô (1). nếu anh. chị hoàn toàn đồng ý
đánh dấu (X) vào ô (5). nếu anh.chị không đồng ý cũng không phản đối đánh dấu (X) vào ô số (3). nếu anh.chị có thái độ khác xin hãy chọn các ô còn lại.
Chúng tôi xin lƣu ý rằng không có câu trả lời nào là đúng hay sai. và những thông tin từ quý khách hàng sẽ hoàn toàn đƣợc giữ bí mật.
PHẦN II: NỘI DUNG KHẢO SÁT
Hoàn toàn
KHÔNG đồng ý
Không đồng
ý Phân vân Đồng ý Hoàn ĐỒNG Ý toàn
1 2 3 4 5
STT Nhân tố 1 2 3 4 5
1 Chiến lược chính sách QTRRTD
CS1 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội có chiến lược, mục tiêu QTRRTD trung dài hạn đối với hoạt động cấp tín dụng và cho vay DNXD
CS2 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội có chính sách QTRRTD trong cấp tín dụng và cho vay phù hợp với DNXD
CS3 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn ngưỡng QTRRTD trong cấp tín dụng và cho vay đối với DNXD rõ ràng
CS4 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội xây dựng hạn mức tín dụng chung và phân quyền QTRRTD rõ ràng cho các cấp phê duyệt trong cấp tín dụng và cho vay đối với DNXD.
CS5 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội có ủy quyền phê duyệt tín dụng phân cấp rõ ràng
2 Bộ máy tổ chức QTRRTD 1 2 3 4 5
TC1 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội tách biệt 3 vai trò: Người đánh giá – Người Thẩm định – Người phê duyệt trong quy trình cấp tín dụng (P.KH/PGD)
TC2 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội tổ chức chuyên môn hóa chức năng rà soát trước giải ngân và tác nghiệp theo mô hình hỗ trợ tín dụng (HTTD)
TC3 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội có tác biệt vai trò kiểm tra giám sát sau cho vay hoạt động độc lập (P.Tổng hợp)
TC4 Mô hình Hội đồng tín dụng Chi nhánh để phê duyệt cấp tín dụng và cho vay đối với DNXD sẽ khách quan hơn trong QTRRTD
3 Năng lực công nghệ đo lường, đánh giá RRTD 1 2 3 4 5
DL1 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội áp dụng hệ thống XHTD phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời năng lực của DNXD trong đánh giá cấp tín dụng và cho vay DL2 VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội trang bị đầy đủ cơ
sở hạ tầng theo tiêu chuẩn, đáp ứng điều kiện sử dụng các công cụ đo lường.
DL3 VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội thực hiện làm sạch, lưu trữ dữ liệu số hóa phục vụ nghiên cứu khai phá Bigdata trong QTRRTD.
DL4 Vietinbank – Chi nhánh TP Hà Nội kiểm soát tốt giá trị tài sản có rủi ro tín dụng (RWA) đảm bảo ngưỡng an toàn theo định hướng của toàn hàng
4 Cơ chế kiểm soát thực hiện chính sách QTRRTD 1 2 3 4 5
KS1 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội thường xuyên tổ chức rà soát đánh giá danh mục tín dụng của chi nhánh và thực hiện cảnh báo sớm RRTD
KS2 VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội định kỳ tổ chức kiểm kê TSBĐ của chi nhánh và thực hiện cảnh báo sớm các trường hợp TSBĐ không đủ điều kiện
soát đánh giá tỷ lệ khấu trừ TSBĐ và phân loại nợ theo đúng quy định