1.4. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp trong ngành và
1.4.4. Bài học rút ra cho công ty FECON
Các DN đƣợc xem xét đều rất chú trọng đến hoạt động ĐTNNL. Các DN đã luôn coi NNL qua đào tạo có chất lƣợng cao là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động và góp phần thực hiện thành công CLKD của DN. Từ những kinh nghiệm ĐTNNL của một số DN trong ngành đã thành công, tác giả rút ra một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho công ty FECON nhƣ sau:
- Xây dựng, triển khai chiến lƣợc cho công tác đào tạo và phát triển NNL và gắn liền chiến lƣợc, kế hoạch phát triển NNL và CLKD của DN. Coi công tác ĐTNNL cũng là một nội dung chính trong chiến lƣợc phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của DN.
- Xây dựng quy chế, quy trình, các chƣơng trình ĐTNNL một cách bài bản, khoa học, xây dựng khung năng lực cho mỗi vị trí công việc. Các chƣơng
trình đào tạo phải thiết thực, phù hợp và luôn cập nhật nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời học cũng nhƣ mục tiêu của DN.
- Đào tạo tại chỗ (On-the-job training). Đây là hình thức đào tạo chủ yếu và phổ biến ở các công ty tham khảo. Có thể triển khai với các nội dung đào tạo gồm từ đào tạo chuyên môn sản xuất, kỹ năng quản lý cho đến đào tạo về ngoại ngữ, … Tận dụng đƣợc tài nguyên có sẵn từ ngƣời có trách nhiệm, kiến thức, kinh nghiệm và cơ sở vật chất của DN truyền đạt dạy lại nhân viên cần đào tạo. Đào tạo ngoài công việc (Off-the-job training) một cách thiết thực và hiệu quả gắn liền với hoạt động SXKD của DN. Mục tiêu của hình thức đào tạo này là nhằm bổ sung những kiến thức chung và cập nhật cho ngƣời lao động, giúp họ hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn.
- Liên danh, liên kết trong triển khai công tác ĐTNNL: Nhằm phát triển NNL chất lƣợng cao mang tính bền vững các DN cần xây dựng các chƣơng trình liên kết với các trƣờng Đại học, cơ sở đào tạo uy tín của Việt Nam, và liên doanh liên kết với các đối tác nƣớc ngoài để triển khai công tác ĐTNNL đáp ứng yêu cầu về phát triển, hội nhập.
- Xây dựng văn hóa DN bền vững và truyền thông nội bội mạnh, trong đó tạo ra môi trƣờng đào tạo, học tập suốt đời trong tổ chức từ đó thôi thúc các cá nhân phải tự học vừa học vừa làm, tự bồi dƣỡng dựa trên công việc hàng ngày để đáp ứng nhu cầu trong hiện tại và tƣơng lai.
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trong chƣơng này giới thiệu các nội dung khung phân tích của luận văn, các phƣơng pháp để giải quyết các vấn đề và mục tiêu nghiên cứu đƣợc sử dụng
trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cƣu, cụ thể là: (1) Thiết kế nghiên cứu; (2) Phƣơng pháp nghiên cứu; (3) Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý thông tin số liệu.