Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần FECON (Trang 49 - 53)

2.1.1. Quy trình nghiên cứu

Theo Sreejesh, S. và cộng sự (2014, trang 14) cho rằng quy trình nghiên cứu trong KD là một chuỗi các bƣớc điều tra nghiên cứu có hệ thống một vấn đề hoặc một cơ hội của tổ chức và trình tự các bƣớc bao gồm: Nhận diện và diễn đạt vấn đề/cơ hội; hoạch định một thiết kế nghiên cứu; lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu; lựa chọn thủ tục mẫu; thu thập số liệu; đánh giá số liệu và chuẩn bị trình bày báo cáo nghiên cứu.

Nhận diện và xác định vấn đề/cơ hội Hoạch định thiết kế nghiên cứu

Lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu

Lựa chọn thủ tục mẫu Thu thập số liệu Đánh giá số liệu

Chuẩn bị và trình bày báo cáo nghiên cứu

Giai đoạn hoạch định

Giai đoạn thực hiện

Giai đoạn báo cáo

Hình 2.1. Các bƣớc của quy trình nghiên cứu, “Nguồn: Sreejesh, S. và cộng sự (2014, trang 14)”.

Các bƣớc ở trên cung cấp một khái quát chung có thể ứng dụng với bất kỳ đề án nghiên cứu KD. Tuy nhiên, số lƣợng và trình tự của các hoạt động có thể thay đổi cho từng yêu cầu của mỗi đề án nghiên cứu nhƣng có thể chia làm ba giai đoạn chính - hoạch định, thực hiện và chuẩn bị báo cáo. Giai đoạn hoạch định bắt đầu từ nhận diện vấn đề/cơ hội và hƣớng tới lựa chọn thủ tục mẫu. Thu thập số liệu và

đánh giá có thể đƣợc mô tả nhƣ giai đoạn thực hiện của quy trình nghiên cứu KD, trong khi đó chuẩn bị báo cáo có thể đƣợc xem nhƣ là giai đoạn cuối cùng.

Giai đoạn hoạch định:

- Đối với nội dung của đề tài nghiên cứu thì từ nghiên cứu sơ bộ về các dữ liệu thứ cấp (báo cáo thƣờng niên, chiến lƣợc SXKD, chiến lƣợc NNL, …) cũng nhƣ trao đổi trực tiếp với các cấp lãnh đạo, các cán bộ chuyên trách về nhân sự từ công ty FECON thì vấn đề đƣợc xác định ở đây là công tác ĐTNNL.

- Sau khi nhận định đƣợc vấn đề nghiên cứu, tiến hành hoạch định thiết kế nghiên cứu gồm có xây dựng quy trình nghiên cứu nhƣ nội dung hình 2.1 và khung nghiên cứu nhƣ hình 2.2 ở phần dƣới.

- Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp giữa hai phƣơng pháp chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng để mô tả, phân tích, nhận định còn phƣơng pháp định lƣợng hƣớng vào thiết kế những quan sát định lƣợng các biến, phƣơng pháp đo lƣờng, phân tích và giải thích mối quan hệ giữa các biến bằng quan hệ định lƣợng qua đó có đánh giá về thực trạng công tác ĐTNNL tại công ty FECON hiện nay.

- Với lựa chọn thủ tục mẫu gồm các nội dung nhƣ: xác định tổng thể chung là toàn bộ ngƣời lao động tại công ty FECON, xác định khung chọn mẫu để làm đại diện cho tổng thể mẫu, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên đó là chọn mẫu thuận tiện nhằm đảm bảo sự thuận lợi và dễ tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu, xác định quy mô mẫu theo hình thức đơn giản có sự cân nhắc lựa chọn để đảm bảo chất lƣợng điều tra khảo sát … Giai đoạn thực hiện:

- Thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu để làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra. Trong nghiên cứu của mình tác giả sử dụng hai phƣơng pháp thu thập số liệu chính là phƣơng pháp thu thập số liệu dựa trên tài liệu tham

khảo (nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp) thu thập đƣợc từ những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây có sẵn, từ công ty FECON (báo cáo thƣờng niên, hồ sơ tài liệu của phòng nhân sự,…) và phƣơng pháp phi thực nghiệm (phỏng vấn - trả lời, bảng câu hỏi - trả lời)

- Đánh giá số liệu: Tiếp theo bƣớc thu thập số liệu ở trên, tiến hành bƣớc đánh giá số liệu (sàng lọc, phân tích, xử lý) nhằm chuyển đổi số liệu đã thu thập sang một dạng giúp nghiên cứu đƣa ra đƣợc những quyết định hiệu quả. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp xử lý thông tin là xử lý các thông tin định tính và xử lý thông tin định lƣợng (áp dụng thống kê và phần mềm MS Excel) để đánh giá dữ liệu phục vụ nghiên cứu hoạt động đào tạo tại công ty FECON.

Giai đoạn báo cáo: Sau khi thực hiện các bƣớc ở trên, tiến hành chuẩn bị và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác ĐTNNL tại công ty FECON thông qua các bảng, biểu đồ và tổng kết với những đánh giá về những thành quả, hạn chế và nguyên nhân làm căn cứ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cho công tác này tại DN nghiên cứu.

2.1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu

Theo Nguyễn Văn Thắng (2014, trang 70) thì khung lý thuyết nghiên cứu là sự thể hiện có tính khoa học các mối quan hệ liên quan của các nhân tố, biến số trong công trình nghiên cứu, trong đó khung nghiên cứu xác định rõ điều cần đo lƣờng, mô tả, khám phá hoặc kiểm định.

Theo cách tiếp cận chiến lƣợc, hệ thống về quy trình đào tạo của Snell, S. và cộng sự (2013, trang 294) kết hợp với nghiên cứu sơ bộ tìm hiểu công tác ĐTNNL tại công ty FECON, tác giả đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu “công tác ĐTNNL tại công ty FECON” nhƣ mô hình hình 2.2.

BƢỚC 4:

ĐÁNH GIÁ ĐÀO TẠO

BƢỚC 2:

LẬP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

BƢỚC 1:

XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐÀO TẠO

BƢỚC 3:

THỰC HIỆN ĐÀO TẠO CHÍNH SÁCH

VÀ SỰ QUAN TÂM CỦA LÃNH ĐẠO

CÔNG TY

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu công tác ĐTNNL tại công ty FECON, “Nguồn: Đề xuất của tác giả 2018”.

Mô hình ở trên gồm 5 nhóm nhân tố tác động đến hoạt động ĐTNNL của công ty bao gồm: Chính sách và sự quan tâm của lãnh đạo công ty; Xác định nhu cầu đào tạo; Lập kế hoạch đào tạo; Thực hiện đào tạo; Đánh giá đào tạo.

Chính sách và sự quan tâm của lãnh đạo công ty: Các chính sách về ĐTNNL đƣợc quan tâm đến là chiến lƣợc đào tạo, quy trình đào tạo, chính sách hỗ trợ đối với ngƣời học trong thời gian đào tạo và đãi ngộ đối với ngƣời học sau thời gian đào tạo; Sự quan tâm của lãnh đạo là sự ủng hộ, quyết tâm, hỗ trợ và giành sự ƣu tiên cho hoạt động đào tạo trong DN. Đây là nhân tố quan trọng, tạo nền móng và định hƣớng cho công tác xây dựng kế hoạch, triển khai công tác ĐTNNL trong DN.

Xác định nhu cầu đào tạo: Những thách thức, cơ hội của tổ chức; khả năng đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ công việc cũng nhƣ kết quả công việc, kiến thức, kỹ năng và thái độ của các cá nhân; mong muốn của cá nhân đƣợc đào tạo để cải thiện hiệu suất công việc; tổ chức đánh giá nhu cầu đào tạo hợp lý và xây dựng kế hoạch đào tạo rõ ràng và phù hợp.

Lập kế hoạch đào tạo: Nội dung của chƣơng trình đào tạo, khối lƣợng kiến thức và kỹ năng cần trang bị, phƣơng pháp áp dụng, mức độ cập nhập kiến thức và kỹ năng mới cho ngƣời học.

Thực hiện đào tạo: hình thức triển khai, công tác tổ chức và phục vụ lớp học (địa điểm, thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị…), giảng viên và ngƣời chỉ dẫn (kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng sƣ phạm, sự nhiệt tình). Đánh giá đào tạo: ý kiến phản hồi sau khi đào tạo nhƣ trao đổi với những ngƣời đƣợc đào tạo, tham khảo ý kiến của các nhà quản trị các cấp về kiến thức, kỹ năng, thái độ của nhân viên cấp dƣới sau khi đƣợc đào tạo, đánh giá chi phí và lợi ích của công tác đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần FECON (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)