Cơ cấu bộ máy tổ chức và ngành nghề sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần FECON (Trang 65 - 69)

3.1. Giới thiệu chung về công ty FECON

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức và ngành nghề sản xuất kinh doanh

3.1.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Hệ thống cơ cấu tổ chức của công ty FECON bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc và các cấp quản lý. Hệ thống cơ cấu tổ chức của công ty FECON đƣợc điều hành bởi Đại Hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Cùng với việc tuân thủ các quy định về pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam, hệ thống tổ chức của công ty FECON hoạt động theo đúng quy định trong điều lệ của công ty đƣợc Đại hội đồng Cổ đông thông qua. Cơ cấu tổ chức của công ty FECON nhƣ hình 3.1.

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Các chi nhánh và VP đại diện

Giám đốc Đầu tƣ Ban đầu tƣ Giám đốc kỹ thuật Phòng kỹ thuật Giám đốc Trung tâm thiết bị Trung tâm thiết bị Phòng Kinh tế - Đấu thầu

Phòng cung ứng Phòng An toàn lao động

Ban Kiểm soát nội bộ

Các Ban Dự án 1; 2; 3; 4; 5; 6; 8 & Ban Dự án xây dựng công nghiệp

Ban Pháp chế - Thƣ ký

Phòng Công nghệ thông tin Phòng Hành chính Giám đốc Tài chính Phòng Tài chính Phòng Kế toán Giám đốc nhân sự Phòng Tổ chức nhân sự

Giám đốc Truyền thông Phòng Truyền thông Trung tâm nguồn nhân lực

BAN KIỂM SOÁT

Ban Chiến lƣợc - Kế hoạch

Hình 3.1. Mô hình tổ chức của công ty FECON, “Nguồn: Báo cáo thƣờng niên FECON 2017, trang 28-29”.

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan cao nhất có quyền thông qua việc phê chuẩn những thay đổi, bổ sung các điều luật và kế hoạch KD hàng năm của công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát để quản lý và giám sát các hoạt động KD.

điều hành, 03 thành viên không tham gia điều hành và 03 thành viên độc lập. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các Nghị quyết đƣợc Đại hội đồng cổ đông thông qua hàng năm.

Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát đƣơng nhiệm gồm Trƣởng ban và 02 thành viên chuyên trách. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp,trung thực, cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động KD, thẩm định các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình KD và các báo cáo khác. Kiến nghị các giải pháp sửa đổi, bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc KD của công ty, thƣờng xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trƣớc khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

Ban Tổng giám đốc: Đứng đầu bộ máy Ban Tổng giám đốc là Tổng Giám đốc, hỗ trợ cho Tổng Giám đốc có 01 Tổng giám đốc điều hành và 06 Phó Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Ban Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành trực tiếp mọi hoạt động SXKD của công ty theo điều lệ Tổ chức và hoạt động đƣợc Đại hội đồng cổ đông thông qua và tuân thủ các qui định của pháp luật. chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao…

Các cấp quản lý: Bao gồm Ban đầu tƣ, Phòng kỹ thuật, Trung tâm thiết bị, Phòng kinh tế - đấu thầu, Phòng cung ứng, Phòng an toàn lao động, Các Ban dự án 1; 2; 3; 4; 5; 6; 8 và Ban dự án xây dựng công nghiệp, Ban kiểm soát nội bộ, Ban chiến lƣợc - kế hoạch, Ban pháp chế - Thƣ ký, Phòng hành chính, Phòng công nghệ thông tin, Phòng tài chính, phòng kế toán, Phòng tổ chức nhân sự, trung tâm NNL, Phòng truyền thông. Các cấp quản lý có chức năng tham mƣu, giúp việc cho Ban Tổng giám đốc trong công tác điều hành SXKD của công ty. Đặc biệt Ban kiểm soát nội bộ có chức năng tham mƣu, giúp việc cho Ban Tổng giám đốc và có liên hệ chặt chẽ với Ban kiểm soát về những bất hợp lý trong quá trình hoạt động, phát huy những tiềm năng, lợi thế … giảm thiểu rủi ro, phòng ngừa và xử lý những sai phạm.

3.1.2.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh

Trải qua gần 15 năm hình thành và phát triển, với ngành nghề chính ban đầu tập trung vào xử lý và thi công nền móng công trình. Hiện nay, bên cạnh các ngành nghề KD chính là nền móng, công trình ngầm và hạ tầng, công ty FECON đã mở rộng tham gia vào việc đầu tƣ về hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị - môi trƣờng và hạ tầng năng lƣợng để hiện thực hóa mục tiêu chiến lƣợc, trở thành nhóm công ty hàng đầu của Việt Nam về hạ tầng đến năm 2020.

Các lĩnh vực hoạt động chính nhƣ sau:

- Lĩnh vực đầu tƣ: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành DN hàng đầu về hạ tầng tại Việt Nam vào năm 2020, công ty FECON đã quyết định mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực đầu tƣ, bao gồm các mảng: Hạ tầng giao thông (đƣờng bộ, hạ tầng giao thông khác), Hạ tầng năng lƣợng (điện mặt trời, điện gió và năng lƣợng khác), và Hạ tầng đô thị-môi trƣờng (xử lý rác thải, dự án khác (nƣớc sạch, nƣớc thải)).

- Lĩnh vực KD: Bên cạnh lĩnh vực KD truyền thống là nền và móng, từ năm 2014, công ty FECON quyết định mở rộng hoạt động KD sang hai lĩnh vực khác là công trình ngầm và xây dựng hạ tầng. Các lĩnh vực thi công chính là: thi công hạ tầng (thi công xây dựng, thi công đƣờng bộ, thi công cảng đƣờng thủy); nền và móng (nghiên cứu - phát triển và tƣ vấn địa kỹ thuật, khảo sát địa chất và thí nghiệm nền móng, sản xuất thi công cọc các loại, xử lý nền); công trình ngầm (quan trắc, xử lý nền và chống thấm công trình ngầm, thi công hầm bằng khiên đào, sản xuất và thi công vỏ hầm).

- Lĩnh vực KD bổ trợ: Bên cạnh lĩnh vực KD chính, công ty FECON cũng chú trọng phát triển các lĩnh vực phụ trợ nhƣ khai khoáng và cung cấp vật liệu xây dựng, cung cấp máy xây dựng và cung ứng NNL để đảm bảo tốt nguồn lực cả về vật chất lẫn con ngƣời cho các hoạt động KD cốt lõi của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần FECON (Trang 65 - 69)