Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý thông tin số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần FECON (Trang 60 - 64)

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu là quá trình xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin, thực hiện tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu đã đƣợc định trƣớc. Thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu. Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu có trƣớc, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra. Có 3 phƣơng pháp thu thập số liệu chính là: Thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo (số liệu thứ cấp); Thu thập số liệu từ những thực nghiệm (số liệu sơ cấp); Thu thập số liệu phi thực nghiệm qua lập bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm…(số liệu sơ cấp). Tác giả đã sử dụng hai

phƣơng pháp chính là thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo (số liệu thứ cấp) và thu thập số liệu phi thực nghiệm qua lập bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn (số liệu sơ cấp).

2.3.1.1. Thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo (số liệu thứ cấp)

Phƣơng pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập đƣợc từ những tài liệu tham khảo có sẵn để xây dựng cơ sở luận cứ nhằm chứng minh giả thuyết, làm rõ vấn đề nghiên cứu. Để phục vụ nghiên cứu ban đầu và bổ sung nội dung trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp, khái quát và kế thừa những nội dung lý thuyết hoặc các số liệu, khảo sát thực tế đã công bố và có liên quan đến đề tài của các nhà nghiên cứu khác, các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các cơ quan nghiên cứu và các DN. Các tài liệu từ một số nguồn nhƣ sau: Các cơ sở dữ liệu điện tử của các tạp chí khoa học kinh tế, cơ sở dữ liệu của thƣ viện các trƣờng Đại học, Viện nghiên cứu, sách và các bài viết tham khảo, các tài liệu của các DN tham khảo liên đến đề tài nghiên cứu; Các tài liệu, các nghiên cứu và các báo cáo thực tế của Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ giao thông vận tải, Bộ Xây dựng…; Dữ liệu thứ cấp đƣợc tập hợp từ DN nghiên cứu: Báo cáo thƣờng niên của công ty FECON từ năm 2013 - 2017; Các báo cáo kết quả SXKD từng năm (2013 - 2017) và chiến lƣợc SXKD của công ty FECON đến năm 2020; Các tài liệu từ các bộ phận đơn vị liên quan của công ty FECON nhƣ các báo cáo công tác quản trị NNL hàng năm của DN với số liệu các năm 2013 - 2017.

2.3.1.2. Thu thập số liệu phi thực nghiệm qua lập bảng câu hỏi điều tra, phỏng

vấn (số liệu sơ cấp)

Phƣơng pháp phi thực nghiệm là phƣơng pháp thu thập số liệu dựa trên sự quan sát các sự kiện, sự vật đã hay đang tồn tại, từ đó tìm ra qui luật của chúng. Số liệu thu thập trong phƣơng pháp phi thực nghiệm gồm số liệu đƣợc thu thập từ các câu hỏi có cấu trúc kín hoặc số liệu đƣợc thu thập từ các câu hỏi mở.

Dữ liệu sơ cấp thu đƣợc từ kết quả khảo sát và phỏng vấn của nghiên cứu với các biến đề cập trong phần 2.2 của chƣơng này. Mẫu nghiên cứu cho nghiên cứu khảo sát là các đối tƣợng đƣợc chọn ra theo cách lấy mẫu thuận tiện đảm bảo tiêu

chí đa dạng về độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, vị trí làm việc và thâm niên công tác. Đối tƣợng của phỏng vấn là lãnh đạo các cấp, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ đƣợc lựa chọn những đại diện điển hình sau khi nghiên cứu và sàng lọc các hồ sơ nhân sự sẽ để tham gia phỏng vấn sao cho cơ cấu này đủ hợp lý và vẫn đảm bảo tính đại diện cho yêu cầu phỏng vấn.

Cách thức tiến hành thu thập: Để tiếp cận thêm số lƣợng đối tƣợng khảo sát trong DN đảm bảo nhanh chóng và chất lƣợng nghiên cứu cũng nhƣ ít tốn kém, tác giả sử dụng kỹ thuật khảo sát, phỏng vấn qua thƣ điện tử mail. Với cách thức này thì nội dung trả lời sẽ có chất lƣợng hơn vì đối tƣợng đƣợc hỏi sẽ có thời gian suy nghĩ tìm hiểu các câu hỏi nghiên cứu. Ban đầu thực hiện thử với đối nhóm nhỏ đối tƣợng (15 phiếu cho mỗi loại) đƣợc chọn ra có tham khảo ý kiến của bộ phận nhân sự và đào tạo của công ty FECON. Sau đó khi có kết quả và ý kiến tham gia của bộ phận chuyên môn trong công ty thì bảng khảo sát, phỏng vấn chính thức hoàn thiện và tiến hành chuyển tới các đối tƣợng khảo sát, phỏng vấn để triển khai chính thức với sự trợ giúp của các bộ phận phòng ban đặc biệt là phòng Tổ chức nhân sự của công ty.

Thời gian tiến hành thu thập: Nghiên cứu này thu thập mẫu dựa trên việc tiếp cận có chọn lọc ngƣời lao động trong DN, thời gian thu thập từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 6 năm 2018.

2.3.2. Xử lý phân tích thông tin số liệu

Xử lý thông tin số liệu là việc sắp xếp, phân tích các dữ liệu có đƣợc theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể một cách khoa học, chính xác, khách quan nhằm cung cấp những cơ sở để xem xét, giải quyết một vấn đề. Việc xử lý thông tin trong nghiên cứu định tính gồm các bƣớc: xem xét tài liệu thu thập đƣợc, tổ chức phân loại các dữ kiện, liệt kê tóm tắt những điều liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cô đọng và giải thích thông tin thu đƣớc, tổng hợp báo cáo và lƣu trữ kết quả. Việc xử lý thông tin số liệu trong nghiên cứu định lƣợng bao gồm các công việc chính: sắp xếp, mô tả các dữ liệu thu đƣợc từ kết quả khảo sát; tìm tƣơng quan giữa các biến số đã đề cập; giải thích các kết quả đạt đƣợc và những kết quả chờ đợi; xác định thông tin cuối

cùng; cung cấp thông tin; lƣu trữ kết quả. Số liệu thu thập đƣợc từ các bảng hỏi đƣợc tổng hợp và xử lý bằng phần mềm MS Excel.

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp là phƣơng pháp đánh giá phân tích dựa vào sự kết hợp của việc thu thập dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp và kết quả thống kê so sánh. Từ đó có cái nhìn sâu hơn, cụ thế chính xác hơn về từng vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tích không chỉ đƣợc tác giả sử dụng triệt để trong Chƣơng 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn đƣợc tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của luận văn. Đặc biệt ở chƣơng 3, tác giả dành một phần lớn để phân tích đánh giá thực trạng công tác ĐTNNL tại công ty FECON. Tác giả cho rằng việc phân tích thực trạng này là cơ sở để có thể tìm ra nguyên nhân gốc rễ của những thành công cũng nhƣ hạn chế trong quá trình ĐTNNL tại công ty FECON. Đây chính là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác ĐTNNL tại công ty FECON.

Ban đầu nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết liên quan về công tác ĐTNNL tại DN. Tiếp theo là thu thập thông tin về thực tế công tác ĐTNNL tại công ty FECON từ số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu của đề tài nhƣ các báo cáo, mô hình hoạt động, các quy chế, … kết hợp với thông tin sơ cấp qua trao đổi, tìm hiểu trực tiếp công tác ĐTNNL tại công ty FECON. Qua các số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác ĐTNNL tại công ty FECON.

CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FECON

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần FECON (Trang 60 - 64)