Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin, phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh hạ long (Trang 115 - 116)

4.1 .3Định hướng về công tác quản trị rủi ro tín dụng

4.2.1 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin, phục vụ

Hiện nay, thông tin mà khách hàng và các cơ quan chức năng cung cấp hầu hết đều chƣa đầy đủ. Do vậy để nâng cao tính trung thực của nguồn thông tin, VPBank Hạ Long cần phải quán triệt tầm quan trọng của công tác thu thập, phân tích, sử dụng và lƣu trữ thông tin từ các cấp lãnh đạo đến cán bộ thực hiện.

Tiếp đó, ngân hàng nên thực hiện khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Trƣớc hết, sẽ phải trực tiếp thu thập thông tin liên quan phía khách hàng. Những thông tin có thể từ các hồ sơ khách hàng cung cấp và từ tìm hiểu bên ngoài. Các thông tin có đƣợc từ các hồ sơ của khách hàng sẽ có xu hƣớng thiếu khách quan do ngƣời đi vay có thể giả mạo các thông tin. Tuy nhiên, nguồn thông tin này lại vô cùng quan trọng vì nhiều chỉ tiêu đƣợc sử dụng để chấm điểm khách hàng là lấy từ hồ sơ khách hàng cung cấp. Bên cạnh đó, để thẩm định đƣợc khách hàng và có đƣơc thông tin chính xác thì công tác phỏng vấn trực tiếp cần đƣợc chú trọng. Việc đặt câu hỏi hợp lý và quan sát phản ứng của khách hàng trƣớc những câu hỏi đó sẽ giúp cán bộ tín dụng xác định đƣợc khách hàng có trung thực và cung cấp những thông tin chính xác không. Ngoài ra, chi nhánh nên tăng cƣờng nhân viên kiểm tra đột xuất, thƣờng xuyên cập nhật thông tin về khách hàng. Ngân hàng còn phải thực hiện việc tìm kiếm thông tin từ bên ngoài. Trong nhiều trƣờng hợp, đây là nguồn thông tin chính xác và khách quan nhất để đánh giá về khách hàng kinh doanh cá thể. Trong những năm tới, VPBank Hạ Long nên chú trọng hơn đến công tác này thông qua việc thiết lập các kênh thông tin với các đối tác của khách hàng nhƣ: chủ nợ, cơ quan thuế, nhà cung cấp, đại lý để khai thác nguồn tin một cách hiệu quả nhất. Cán bộ tín dụng cũng cần thu thập thông tin về sự thay đổi của nền kinh tế tác động đến tình hình sản xuất - kinh doanh của khách hàng, thông tin về xu hƣớng phát triển

ngành nghề và lĩnh vực, thông tin về hệ thống giá cả trong và ngoài nƣớc... Ngoài việc trực tiếp tìm kiếm các thông tin liên quan đến khách hàng, chi nhánh cũng cần tiếp tục việc sử dụng thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN thông qua việc mở rộng phạm vi đối tƣợng đƣợc đăng nhập, khai thác và sử dụng thông tin tín dụng đến từng cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, cũng nên chú trọng vấn đề thông tin trong nội bộ ngân hàng thông qua việc trang bị hệ thống mạng và máy tính hiện đại kết nối giữa trụ sở chính với chi nhánh. Thông tin sẽ đƣợc lƣu trữ và cập nhật thƣờng xuyên để trao đổi trong nội bộ ngân hàng. Điều này sẽ giảm bớt chi phát sinh do thu thập thông tin đồng thời tạo điều kiện đánh giá toàn diện hơn về khách hàng.

Sau khi đã thu thập đƣợc thông tin cần thiết, ngân hàng phải tiếp tục tổ chức tốt khâu lƣu trữ và cung cấp thông tin. Các thông tin phải đƣợc phân loại có hệ thống và lƣu trữ khoa học. Cụ thể, hệ thống thông tin nên đƣợc thành hai loại chính là: thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Các thông tin sẽ đƣợc lƣu trữ và sử dụng theo chế độ bảo mật. Chỉ các cán bộ liên quan mới đƣợc quyền truy cập, sử dụng, khai thác. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin nên đƣợc ứng dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin liên tục. Dựa trên các thông tin trên, cán bộ tín dụng sẽ phải phân tích và xử lý thông tin để đƣa ra cảnh báo sớm về rủi ro trong hoạt động cho vay.

4.2.2 Thực hiện việc liên kết đồng bộ và có hệ thống giữa VPBank chi nhánhHạ Long với các chi nhánh ngân hàng thương mại cùng hoặc khác hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh hạ long (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)