Quảnlý danh mục tài sảnđảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh hạ long (Trang 119 - 120)

4.1 .3Định hướng về công tác quản trị rủi ro tín dụng

4.2.5 Quảnlý danh mục tài sảnđảm bảo

Cách bảo đảm tốt nhất cho các rủi ro tín dụng là có bảo lãnh khoản vay tốt và đa dạng hoá danh mục đầu tƣ. Việc cho vay có tài sản đảm bảo giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ cấp nếu nhƣ nguồn thu đƣợc tạo ra từ khoản vay không còn khả năng. Với đặc thù kinh doanh trong một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, việc có tài sản đảm bảo cho khoản vay của khách hàng là điều kiện khá tiên quyết của ngân hàng với khách hàng.

Để tài sản đảm bảo phát huy tối đa tác dụng đảm bảo thì ngân hàng phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý tài sản. Trƣớc hết, bằng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng cũng nhƣ bằng các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, công chứng. ngân hàng phải chắc chắn xác lập đƣợc quyền của mình đối với tài sản khi xảy ra trƣờng hợp khách hàng không trả đƣợc nợ. Các công việc này cần phải đƣợc tiến hành chính xác và đầy đủ, tránh những thiếu sót có thể ảnh hƣởng đến quyền của ngân hàng đối với tài sản đảm bảo.

Bên cạnh đó, quản lý tình trạng của tài sản đảm bảo, kiểm tra đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo là một công việc không thể thiếu với cán bộ tín dụng. Ví dụ khi khách hàng có ý định tẩu tán, làm biến dạng tài sản lập tức phải phát hiện kịp thời và có các biện pháp phù hợp. Việc định giá chính xác giá trị tài sản đảm bảo cũng vô cùng cần thiết. Theo quy định của ngân hàng, giá trị khoản vay của khách hàng đƣợc tính theo một tỷ lệ trên giá trị tài sản đảm bảo. Nếu không có sự định giá chuẩn xác, việc cho vay có thể vƣợt quá mức cho phép gây rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, công việc này hay bị sao nhãng và coi nhẹ gây những thiệt hại cho ngân hàng khi xảy ra tranh chấp. Các tài sản có thể tiến hàng định giá lại giá trị định kỳ 6 tháng hoặc tối đa không quá 12 tháng/1 lần, riêng đối với các tài sản đƣợc xác định có mức biến động lớn cần phải theo dõi thƣờng xuyên và đánh giá lại đột xuất khi giá trị tài sản giảm mạnh (một số ngân hàng hiện nay có quy định khi giá trị tài sản giảm xuống quá 20% các bên sẽ phải tiến hành định giá lại ngay giá trị tài sản).

Một vấn đề nữa liên quan đến tài sản đảm bảo, đó là việc mua bảo hiểm. Đã có nhiều trƣờng hợp cán bộ tín dụng không đôn đốc khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo mà khi tài sản bị cháy, nổ, tai nạn.. .làm khó khăn cho khách hàng, ảnh hƣởng đến việc trả nợ cho ngân hàng.

Quyền sở hữu của khách hàng đối với tài sản cũng là một vấn đề đáng quan tâm nhất là trong tình hình hệ thống pháp luật về quyền sở hữu, đất đai ở nƣớc ta còn nhiều bất cập.

Khi nhận tài sản đảm bảo, ngoài việc phải tuân thủ các quy định của Chính phủ và Ngân hàng nhà nƣớc thì việc quan tâm đến chính sách về đất đai, về tiêu chuẩn công nghệ Việt Nam và quốc tế, thực tế công tác quy hoạch của địa phƣơng và lợi thế của tài sản đảm bảo cũng rất quan trọng. Mỗi biến động về cơ chế, về quy hoạch hay chính sách của nhà nƣớc liên quan đến bất động sản, xử lý về tài sản đảm bảo cần có định hƣớng chỉ đạo đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh hạ long (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)